Ra khỏi thế giới
nhỏ hẹp của lòng mình
(Suy
niệm của Lm. G. Nguyễn Cao Luật)
Những bức tranh tương phản
Tin tức trên báo chí cho biết:
khoảng vài phần trăm dân số địa cầu
nắm giữ gần hết tài nguyên của thế
giới, trong khi đa số dân còn lại chỉ
được hưởng dùng một số nhỏ.
Hố phân cách giữa các miền của thế giới
càng lúc càng rộng thêm, số người giàu chỉ
tăng lên rất ít, còn số người nghèo càng lúc càng
tăng lên rất nhiều. Hình ảnh đó là một
sự kiện rõ ràng của thế giới hôm nay, và
cũng xuất hiện tại nhiều quốc gia,
nhiều vùng đất, nhất là tại các thành thị.
Dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay
nêu lên một bức tranh với nhiều mầu sắc
tương phản. Hình ảnh được vẽ lên là
những thế giới đóng kín, những vũ trụ
tách biệt, với những vực sâu ngăn cách. Từ
thế giới này sang thế giới kia, không có mối liên
lạc nào: mọi cây cầu đã bị phá đỗ.
-
Bức tranh thứ nhất: Cuộc
sống thường nhật. Một người giàu,
ăn mặc sang trọng, yến tiệc linh đình ; và
một người nghèo tên là La-da-rô, không có gì che thân, không
có gì để ăn. Người giàu ở trong nhà và
người nghèo ở ngoài cổng. Ở giữa, một
cánh cửa đóng kín.
Người giàu không
có tên. Chỉ biết rằng ông ta có nhiều của
cải, nhiều đến dư thừa. Thái độ,
cách cư xử của ông: không để ý đến ai
khác, ngay cả người nghèo đang ăn xin ở
cổng nhà.
Còn người nghèo
có tên là La-da-rô, có nghĩa là Thiên Chúa giúp đỡ. Anh
sống mà dường như đã chết. Thế
nhưng anh bị đói, anh đợi chờ và mong
ước được sống. Cuộc sống của
anh có những lỗ hổng và vì vậy, Thiên Chúa có thể
can thiệp. Khi cái chết phủ xuống: người
giàu được đem chôn, còn người nghèo
được đem lên trời.
-
Bức tranh thứ hai: Tại thế
giới kẻ chết: trời cao và âm phủ.
Người nghèo được hạnh phúc trong lòng tổ
phụ Áp-ra-ham: anh đã chết, mặc dù chưa
được hưởng điều Thiên Chúa hứa ;
nhưng anh đã thấy từ xa và đón chào các
điều ấy, vì đã xưng mình là ngoại kiều,
là lữ khách trên mặt đất (x. Dt 11,13).
Còn người giàu
phải chịu muôn vàn đau khổ. Ông muốn
được hiệp thông, muốn được chia
sớt một giọt nước, nhưng không thể
được: không có lối qua, dù đó là vì lòng bác ái, dù
đó là những người đang thèm khát. Giữa hai
thế giới có một vực sâu, một vực sâu
rất lớn. Trước kia người nghèo không có gì
cả: anh chỉ chờ đợi và khát mong
được sống ; người giàu thu hẹp
đời mình vào trong những của đang nắm
giữ. Bây giờ thì ngược lại, nhưng không còn
thay đổi gì được nữa.
-
Bức tranh thứ ba: Vẫn tại
thế giới kẻ chết. Và ở phần cuối là
cuộc sống con người trên trần gian, nơi
năm anh em của người giàu đang sống.
Giữa hai thế giới này, có thể thông thương
được. Thế nhưng chỉ là điều vô ích,
vì tâm hổn của những con người đang
sống ấy đã bị đóng kín. Và dụ ngôn kết
thúc với một câu nói có liên hệ đến con
người thời nay: "người chết có
sống lại, họ cũng chẳng tin đâu."
Cuộc sống trần gian chưa phải
là tất cả
Dụ ngôn trước hết nhắm
đến quan niệm sai lầm của những
người biệt phái, vì họ coi thịnh vượng
đời này là dấu chỉ ơn lành của Thiên Chúa và
nghèo nàn là dấu chỉ bị ruổng bỏ. Dưới
mắt họ, thế giới bên kia chỉ có ích lợi
thứ yếu. Ở trần gian này, nếu mọi sự
tốt đẹp, có nghĩa là con người đã làm
đẹp lòng Thiên Chúa, còn nếu ngược lại, thì
chính vì con người đã phạm tội. Đó là nguyên
nhân người biệt phái chế giễu Đức
Giê-su vì Người đòi hỏi phải từ bỏ
lạc thú ở đời này. Yêu sách này của Đức
Giê-su gây ra mâu thuẫn gay gắt với xác tín tôn giáo
của họ. Dụ ngôn đã khai triển sự
tương phản đó một cách không kiêng nể.
Thịnh vượng trần thế
không minh chứng giá trị đạo đức và sự
hậu đãi của Thiên Chúa, cũng như nghèo khó không
phải là kết quả của sự bại hoại luân
lý và việc Thiên Chúa ruổng bỏ. Người biệt
phái đã quan niệm sai lầm. Thiên Chúa phán đoán hoàn toàn
khác. Đó là ý nghĩa của dụ ngôn. Vì thế, không nên
căn cứ vào một vài chi tiết của dụ ngôn
để rút ra những hệ luận thiêng liêng: chẳng
hạn các hình khổ dành cho người phú hộ hưởng
thụ là biểu hiện những khổ hình của
hoả ngục. Đó chỉ là một hình ảnh. Việc
người nghèo an nghỉ trong lòng tổ phụ Áp-ra-ham
cũng thế ...
Đàng khác, dụ ngôn còn muốn cho
thấy rằng cảnh ngộ trần thế và bên ngoài
không liên quan gì tới trạng thái tâm hổn. Người
ta vẫn thường cho rằng người giàu có, ăn
sung mặc sướng là người biết tổ
chức tốt cuộc đời của mình, và
người ta thương hại kẻ nghèo phải
sống lệ thuộc vào người khác, không có khả
năng thoả mãn những ước vọng ở
đời. Tuy nhiên, Thiên Chúa không xét đoán như thế.
Đây là một trong những quy tắc nền tảng
của Ki-tô giáo. Như vậy, dụ ngôn không hề có ý mô
tả cuộc sống tương lai cũng như tình
trạng đời này. Dụ ngôn muốn chứng tỏ
rằng cuộc sống hiện tại của
người giàu chẳng có giá trị gì cả. Chính sự
hiện diện của người nghèo nói lên điều
đó: anh đã muốn phá vỡ nếp sống an toàn
giả tạo của người giàu, kêu mời sự
hiệp thông, nhưng không được, và thế là
hết ...
Kể cả người chết sống
lại
Không có ai, kể cả người
chết sống lại, có thể buộc một
người đang sống phải yêu mến. Lời Chúa,
luật lệ và các ngôn sứ đã trình bày rõ ràng những
điều gì cần được thực hiện.
Mặc khải đã có sẵn, cuộc đời là
nơi duy nhất để cho những điều đó
thành hiện thực.
Hoàn cảnh sống ở đời
chưa phải là tất cả. Vực sâu lớn nhất
của cuộc đời chính là từ khước yêu
mến. Chỉ có thái độ quan tâm để ý
đến người khác mới có thể tạo nên
những cây cầu, những lối đi để từ
đó đưa đến sự hiệp thông, đến
tình liên đới. Khi biết quan tâm đến những
dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa đang
được bày tỏ trong cuộc đời con
người ; khi biết lắng nghe lời giáo huấn
của tổ phụ Áp-ra-ham cũng như của các ngôn
sứ ; khi biết để ý đến người khác,
dù chỉ là những cái nháy mắt, những lời thì
thầm, và khi biết nhận ra sự hiện diện
của Thiên Chúa torng những biến cố, thì tất
cả đều thay đỗi, tất cả đều
dễ thương, tất cả đều trở thành
cơ hội để hành động. Biết để
ý quan tâm, biết nhạy cảm, đó là biết
bước chân ra khỏi lòng mình đang bị đóng kín
với nỗi trống rộng của riêng mình.
Vậy mà, trong cuộc đời,
vẫn có biết bao rào cản đã được
dựng nên ; vẫn có những người đi qua
cuộc đời một cách vô tình, không cần chú ý
đến ai khác, vẫn có những tiếng kêu than bị
bỏ quên, vẫn có những lời cầu cứu không
được đáp trả ... Người ta vẫn
thường dành nhiều thời giờ để bảo
vệ mình hơn là để ý đến người khác.
Người ta vẫn không ngừng xây những bức
tường kiên cố để che chắn cho mình, đang
khi lẽ ra cần phải mở ra những cánh cửa,
cửa ra vào lẫn cửa sỗ. Cuộc đời
vẫn có nhiều La-ra-rô đang than thở, bị bỏ
quên, trong lúc không ít người giàu có lại lẩn
quẩn, lại đóng kín trong những nỗi sợ hãi
của riêng mình. Thực là những bức tranh tương
phản. Hôm nay, lúc này là thời gian để ra khỏi
mình: hãy mở toang những cánh cửa, những cánh cửa
của hiệp thông, của liên đới. Chỉ có
những người đang sống mới mở
được, những người khác, kể cả
người chết sống lại, không thể nào mở
được.
ÙÙÙ
Lạy Chúa Giê-su, Chúa
là Người Nghèo,
Chúa chẳng có gì
cả,
dù là một viên
đá gối đầu.
Chúa chẳng có gì
cả,
dù chỉ là một
cơn gió nhẹ,
vinh quang của Chúa
chính là sự trần trụi
cả một cái áo
tả tơi của đứa trẻ mổ côi,
cũng còn
đẹp hơn.
.....
Chúa là người
ăn xin với bộ mặt ẩn giấu,
là người không
có chỗ trên mặt địa cầu.
Nhưng đàng sau
sự nghèo khó,
là ánh sáng rực
rỡ.
Phỏng
theo R.M. Rilke
|