Người phú hộ và Ladarô
nghèo khó
Dụ ngôn người quản gia,
dạy chúng ta biết cách sử dụng của cải
trần gian sao cho đúng. Dụ ngôn người phú hộ
và Ladarô nghèo khó, cho thấy người phú hộ đã
sử dụng của cải cách sai lầm. Dụ ngôn
được chia làm ba phần.
Phần I: Cái cổng, một vực thẳm
Mở đầu, Đức Giêsu
đưa ra hai nhân vật: Người giàu không
được nêu tên, người nghèo tên là Ladarô, tiếng
Dothái, El'azar có nghĩa là Thiên Chúa phù hộ. Không chỗ nào
nói, Ladarô là một con người nhân đức, anh
chỉ được giới thiệu là "một
người nghèo". Cũng vậy, không chỗ nào nói, ông
nhà giầu là kẻ ác ôn, đã vơ vét của cải
một cách mờ ám, đã chiếm đoạt, đã bóc
lột một cách bất chính, đã lợi dụng hay
ngược đãi Ladarô. Đức Giêsu không nói, ông nhà
giầu không bố thí cho Ladarô. Chúa cũng không bảo Ladarô
là người đức hạnh và ông nhà giầu là
người xấu xa. Chỉ đơn giản, ông nhà
giầu là người giầu, Ladarô là người nghèo.
Ông nhà giầu đã không nhìn thấy Ladarô nghèo đói
khốn cùng, đang nằm ở ngoài cổng. Cánh cổng
là một vực thẳm khủng khiếp ngăn cách
giữa ông và Ladarô nghèo khó. Hai vũ trụ, hai thế
giới song song. Một bên là thế giới cực kỳ
xa hoa dư thừa, với ông nhà giầu "mặc toàn
lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh
đình". Bên kia là thế giới thiếu thốn
đến thảm hại của người nghèo khó:
"Nằm trước cổng, mụn nhọt
đầy mình, thèm được những thứ trên bàn
ăn của viên phú hộ rơi xuống ăn cho no
cũng không được. Chỉ có mấy con chó
đến liếm ghẻ chốc anh ta". Thật là
một cảnh trái ngược giầu và nghèo. Cảnh
đó vẫn diễn ra trên thế giới, trên các thành
phố, làng xóm xưa cũng như nay.
Ngày 3 tháng 7 năm 1980, tại Sao Paulô
ở Braxin, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã áp dụng
dụ ngôn này vào thế giới hiện đại, ngài nói:
"Những làn sóng di dân chen chúc nhau trong những khu nhà
ổ chuột. Trẻ em, thanh niên, người lớn không
tìm thấy không gian sống để phát triển... Bên
cạnh đó những khu phố với những cao ốc,
ở đó, người ta sống với mọi tiện
nghi hiện đại... Sự phát triển nhiều khi
trở thành một sự thuật lại không lề
dụ ngôn ông nhà giầu và Ladarô nghèo khó".
Phần II: Một vực thẳm không
thể vượt qua
Cảnh hai cho thấy cả hai nhân
vật của chúng ta ở thế giới bên kia. Cái
chết, thay vì làm cho họ xích gần nhau, lại làm cho
khoảng cách giữa họ trở thành vĩnh viễn.
Sự thật cho thấy, từ nay tình thế của
họ đã hoàn toàn đảo ngược. Ladarô kẻ
ăn xin xưa kia trên trần gian, nay được thiên
thần đem vào lòng Abraham, hưởng phúc vô tận. Còn
viên phú hộ, trái lại, trước đây hưởng
thụ giầu sang chẳng đoái hoài gì đến
người nghèo nằm trước cửa nhà mình, nay
phải ở dưới âm phủ, đang chịu cực
hình.
Đức Giêsu dùng những hình ảnh,
những tư tưởng người đương
thời, để nói về thế giới bên kia cho
người ta hiểu, Ngài không thể nói khác
được. Thế giới bên kia được hình
dung như một âm phủ bao la (Sheol) với những thân
thể, những cái lưỡi, ngón tay, lửa,
nước. Nơi những kẻ bị kết án nhìn
từ xa, những người được ưu
tuyển, cách mình bằng một vực thẳm. Trong
cực hình, người giầu năn nỉ tổ
phụ Abraham sai Ladarô. Ông nêu rõ tên, cái tên ông chẳng
biết đến khi còn sống ở trên đời, nhúng
đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi ông
cho mát. Nhưng muộn quá, cuộc chơi đã mãn. Cả
Abraham lẫn Ladarô, chẳng ai làm được gì cho ông
nữa. Cái cổng nhà ông đã phân chia hai thế giới
trở thành vực thẳm. Cái chết đã làm cho nó
trở thành vực thẳm vĩnh viễn không thể
vượt qua.
Theo Hugues Cousin nhận định:
"Vực thẳm chia cách, giữa những người
đang được hưởng hạnh phúc quanh Abraham
và những kẻ phải chịu cực hình dưới âm
phủ, thực ra chỉ là sự nối dài của
vực thẳm đã được đào sâu giữa
cổng nhà nơi Ladarô đã nằm và bàn tiệc cao
lương mỹ vị mà suốt đời viên phú
hộ kia đã chẳng làm gì để lấp cho
đầy". Hình phạt khủng khiếp ở hỏa
ngục đơn giản là khoảng cách mà kẻ giầu
có đặt ở giữa họ với Thiên Chúa, và ở
giữa họ với những người khác. Xa cách Thiên
Chúa như ở trần thế người ta vẫn xa
cách, xa cách những người khác, như ở trần
gian người ta vẫn làm. Chúng ta ghi nhận: hỏa
ngục dường như chỉ là sự kéo dài của
tình trạng này, chính con người tự phân xử mình
ngay từ trần gian. Mỗi người chúng ta đang kiến
tạo Thiên đàng hay hỏa ngục cho mình. Mỗi
lần ta mở lòng cho Thiên Chúa hoặc cho những
người khác, là chúng ta bước một bước
lên thiên đàng. Mỗi lần ta khép kín mình trong chính mình là
bước một bước xuống hoả ngục.
Trần gian này là nơi rèn luyện bước đầu
của Thiên đàng và hỏa ngục.
Phần III: Hãy nghe Lời Chúa, đừng
chần chừ nữa
Xin cho mình không được,
người giầu có chợt nhớ đến năm
người anh em còn sống trên trần thế, họ
cũng đang rơi vào thói ăn chơi hưởng
thụ, không quan tâm gì tới người nghèo đang
nằm trước cửa nhà mình. Cả bọn năm
người cũng đang lơ lửng trước tai
họa, nếu không có ai đó cảnh báo cho biết.
Nghĩ vậy người giầu cất tiếng:
"Xin tổ phụ sai anh Ladarô đến cảnh cáo
họ, kẻo họ cũng sa vào chốn cực hình này.
Bởi, nếu có sự can thiệp của ai đó từ
cõi chết hiện về, họ sẽ ăn năn sám
hối".
Chỉ là ảo tưởng, nếu
ở hỏa ngục, ai đó có một chút tình yêu dù là
nhỏ xíu, cũng được Chúa tha thứ, không
bị kết án. Bởi lẽ Chúa là tình yêu và tình yêu vô
tận. Ở đây chỉ là một cảnh dựng
để đưa vào câu trả lời theo sau là lời
đáp của Abraham: "Chúng đã có Maisen và các ngôn sứ,
chúng cứ nghe lời các vị đó". Vâng,
người ta luôn luôn đòi một dấu chỉ khác
thường: "Ông hãy làm cho chúng tôi một phép lạ
để chúng tôi tin"... "Ông hãy xuống khỏi
thập giá, nếu ông là Con Thiên Chúa... Ông hãy gieo mình từ
nóc đền thờ xuống đi". Một số Kitô
hữu luôn luôn tiếp tục dựa vào những phép lạ
và những lần hiện ra. Người giầu xin cho
Ladarô hiện về. Thế nh¬ưng, sự sống
lại của Ladarô em trai của Mácta và Maria ở Bêtania
không những không thuyết phục đ¬ược
những ngư¬ời Pharisêu và các giáo trư¬ởng, mà con
thúc đẩy họ có quyết định loại
trừ Đức Giêsu (Ga 11,45-53). Con đ¬ường chân
chính duy nhất đến với đức tin không
phải là một phép lạ nhãn tiền, mà là sự khiêm
nh¬ờng lắng nghe Lời Chúa (Maisen và các ngôn sứ).
Hugues Cousin viết: "Đại
diện cho lối suy nghĩ khá phổ biến trong thế
giới hôm nay, ông nhà giầu t¬ưởng rằng một
phép lạ sẽ làm đ¬ược cái mà Kinh Thánh không làm
đ¬ược. Lầm to! Một phép lạ cho dù phép
lạ người chết sống lại, cũng không
thể làm thay lòng đổi dạ những kẻ cứng
lòng không đón nhận sứ điệp của lề
luật và các ngôn sứ. Ngay trong Hội thánh, từng tuyên
xưng Đức Giêsu chết và sống lại, cũng
tồn tại một điều như thế. Biết
bao phen chính chúng ta chẳng mơ tưởng giả như
được chứng kiến phép lạ Chúa Phục sinh
hiện ra, chắc chắn mình sẽ ăn năn sửa
đổi đời sống... Trong lúc Tin Mừng đang
có đó, ngày cũng như đêm, trong tầm tay chúng ta.
Chỉ khi biết nghe lời Chúa, con người mới có
thể hoán cải... Đó chính là sứ điệp lưu
truyền lâu đời, có sẵn tại trung tâm lề
luật và các ngôn sứ".
|