Môi trường đức
tin – Achille Degeest
(Trích dẫn từ
‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Phần đầu dụ ngôn người phú hộ
xấu trình bày dưới một hình thức bóng bảy
lời giảng dạy mà các ngôn sứ nhắc đi
nhắc lại nhiều lần. Nhờ thế chúng ta biết rõ hình phạt
cuối cùng nào chờ đợi những kẻ sống
trong xa hoa mà tuyệt nhiên không động lòng bố thí cho
kẻ cùng khổ nằm dưới mái hiên nhà mình. Dụ ngôn nhấn thêm vào khía cạnh thảm
hại một cuộc sống ích kỷ vật chất,
vào sự bất lực không mở rộng được
tâm hồn đón nhận đức tin. Đó
là phần kết của dụ ngôn. Đức
Kitô dạy rằng cuộc sống vĩnh cửu
được chuẩn bị ngay từ đời này.
Nếu cách sinh hoạt ở thế gian
khiến cho tâm hồn khép kín đối với đức
tin, thì mai ngày sẽ không thể đón nhận hạnh phúc
vĩnh cửu. Vấn đề nghiêm trọng
nhất bây giờ là có sẵn sàng đón nhận
đức tin hay không –chắc hẳn dụ ngôn muốn
chúng ta quan tâm đến việc ấy. Đức tin nảy
rễ trong những tâm hồn tự do, khiêm hạ, khao khát
yêu thương.
1) Tự do
của tâm hồn.
Đây
là sự tự do quyết định thái độ
trước những cơ hội hưởng thụ
dễ dàng mà thế gian và tiền bạc hiến cho
một số người. Khi tiền bạc
từ địa vị kẻ tôi tớ nhảy lên
địa vị chủ nhân ông, nó trở nên ám ảnh
người ta không lúc nào ngơi. Cái hại căn
bản của tiền bạc là nó ngăn chặn
chuyển động của tâm hồn đi tìm
Nước Thiên Chúa trước hết mọi sự. Tiền bạc là công cụ cho hưởng
thụ, uy quyền và chiếm đoạt; tiền bạc
làm đồi bại những tâm hồn nào không biết
tự vệ, chịu để nó sai khiến. Khi con
người buông mình theo sức cuốn
hút của tiền bạc, con người đâm ra mù quáng
về hai diện. Trước hết, mất ý niệm
về Thiên Chúa và không nghe thấy tiếng gọi của
đức tin –mất luôn cả ý niệm về chính mình và
không nghe thấy những đòi hỏi của đức
công bằng. Trong một thế giới
đóng kính như thế, nếu có những lúc thấy
vắng thiếu Thiên Chúa, thấy anh em đau khổ thì
cũng thản nhiên cho là thường, chẳng đáng
bận tâm. Sa đoạ tới
mức ấy chính vì đã mất hết quyền tự do
làm một con người thật sự, mất quyền
tự do cao quý để có thể chấp nhận đức
tin.
2) Tâm hồn khiêm hạ dễ
chấp nhận.
Sự thể tiến trình mặc khải phải qua
những trung gian nhân loại. Một số người
xử sự như mấy người Do thái xưa kia đối với Đức Kitô, họ
muốn Thiên Chúa tỏ mình ra cho họ trong ánh hào quang chói
loà của một quang cảnh hiển linh không ai chối
cãi được. Họ chẳng hiểu gì
hết. Trước nhất, chẳng ai
thấy được Thiên Chúa mà không chết vì thế.
Tiếp đến, nhìn thấy sự thật hiển
nhiên, người ta vẫn có thể
không tin. Rất nhiều người Do thái chứng
kiến Đức Giêsu làm phép lạ cho con bà goá ở Naim
và ông Ladarô ở Bêtania sống lại. Vậy
mà tất cả đám đông ấy có tin vào Đức
Kitô không? Tại sao họ vẫn
cứng lòng? Họ không tin vì tâm hồn
họ không có đức khiêm hạ, họ không đầu
hàng sự thật trước mắt. Tâm
hồn khiêm hạ thì chấp nhận những định
chế nhân loại (ví dụ Giáo Hội) do Đức Kitô
lập ra để truyền thông đức tin.
3) Đức tin sống
động thì có tình yêu thương.
Luật truyền lớn nhất của Đức
Kitô là kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và
thương yêu kẻ khác vì Thiên Chúa. Nếu
chẳng may tâm hồn sa đoạ,
trở nên khô cằn, thậm chí khả năng yêu
thương bị tê bại, thì làm sao có thể đón
nhận một đức tin đồng thời cũng là
một tình yêu? Thửa đất cơ
bản thiết yếu cho đức tin bám rễ và
lớn mạnh chính là môi trường của một tâm
hồn trong sạch tươi mát, vì chỉ những tâm
hồn như thế mới có khả năng thật
sự yêu thương.
|