Lazarô sẽ không bao giờ tự mãn
(Trích dẫn
từ ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ - Charles E. Miller)
Trong
suốt Thánh Lễ, chúng ta thường nghe Chúa Giêsu dạy
về ý nghĩa của những dụ ngôn.
Điều đó có thể đã giúp cho chúng ta tự
hỏi: “Tôi là ai trong dụ ngôn đó?”. Chúa Nhật này, Chúa Giêsu nói môt câu chuyện rất
mạnh mẽ về người giàu có không hề chú ý
đến người ngheo trước cửa nhà mình.
Người phú hộ trong câu chuyện không có
tên (ông ta có biệt danh là “Dives” từ này trong từ Latinh có
nghĩa là giàu có). Có lẽ việc thiếu tên là
một dấu hiệu để cho chúng ta suy nghị xem
chúng ta là người nào và người đó là
người tự mãn, thỏa mãn với những gì mình
đang có và vì thế mà ông ta đã không chú ý tới Lazarô
nơi cổng nhà mình, ngay khi Lazarô bị ốm rất
nặng, mình bao bọc đầy những mụn, rất
đói và ông ta thèm thuồng nhìn những miếng bánh
vụn rơi từ bàn người phú hộ xuống
đất nhưng không có mà ăn.
Cũng
có một cách khác để thấy chúng ta trong dụ ngôn
ngày hôm nay. Trước đây chúng ta
đồng ý rằng chúng ta được cảnh báo
để nhìn thấy và chăm sóc những người có
những nhu cầu khẩn thiết, chúng ta có thể làm
tốt hơn để nhận biết rằng tất
cả chúng ta là Lazarô. Hay chính xác hơn chúng ta có
thể là như thế trong phạm trù thiêng liêng chứ
không theo một cách thể lý.
Không có
sự cứu chuộc bởi Đức Kitô thì chúng ta
tồi tàn hơn Lazarô. Chúng ta không có
những mụn nhọt bên ngoài nhưng bên trong chúng ta thì
đầy tội lỗi. Chúng ta đã thiếu
những của ăn không chỉ là
những bánh vụn nhưng là Mình Thánh và Máu Thánh của
Chúa. Chúng ta ở ngoài cổng của Giáo Hội, nếu
không có Đức Kitô chúng ta sẽ không bao giờ
bước qua ngưỡng cửa nhà của Người
ở trên mặt đất này, để một ngày kia chúng ta bước vào ngôi nhà đời
đời ở trên trời.
Thiên Chúa
đã thương xót chúng ta. Người đã gửi
Con của Người là Thượng Tế tối cao, là
Đấng trung gian của chúng ta, Đấng đã
băng qua khoảng cách lớn lao
của vực thẳm tội lỗi mà Abraham đã nói
với người giàu có khi bị tách riêng ra khỏi Thiên
đàng. Thiên Chúa đã cho chúng ta đức tin để tin
vào quyền năng cứu chuộc của sự chết
Đức Kitô, và để âu yếm chân lý về sự
Phục Sinh của Ngài và sự Phục Sinh đó là
nguồn mạch bảo đảm cho niềm hy vọng
vững chắc của chúng ta. Thiên Chúa đã
trao cho chúng ta sự khôn ngoan để trân trọng và yêu
mến Thánh Thể như là Mình Thánh và Máu Thánh của Chúa
đã hiến thân vì chúng ta, Máu quý giá của Ngài đã
đổ ra vì chúng ta.
Cách
thiêng liêng chúng ta có thể giống như Lazarô trong sự
khốn khổ thể lý của ông nhưng chúng ta đã
trở thành giống ông khi ông được nâng lên bởi
các thiên thần. Chúng ta là những
kẻ đã được chúc phúc thật sự vì Chúa
Giêsu đã không đối xử với chúng ta như là
người phú hộ đối xử với Lazarô. Để thực hành ứng dụng mà Chúa Giêsu
đã giới thiệu trong dụ ngôn, hãy để chúng ta
tưởng tượng rằng Lazarô trở lại trên
mặt đất này. Thế bạn có
nghĩ rằng ông ta sẽ chểnh mảng như
người phú hộ, người đàn ông giàu có đó
không? Thế bạn có nghĩ rằng ông
sẽ lờ đi với những người bây giờ
có hoàn cảnh khốn khổ như ông ta không? Các
bạn có tin rằng Lazarô sẽ làm bất cứ
điều gì để thương xót người khác
hơn là những kẻ chỉ có thể cho những
người ăn xin những miếng
bánh vụn từ bàn của ông rơi xuống không?
Nhưng
không cần chúng ta tưởng tượng Lazarô đã
trở về từ cõi chết. Chúng ta là những Lazarô, tất cả mọi
người chúng ta đều làm như thế.
Tất cả những gì mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta
sẽ là sự thúc đẩy cho chúng ta trở nên quảng
đại đối với những kẻ có nhu cầu,
tử tế với những người không có sự an ủi và yêu thương hướng
đến mọi người như Thiên Chúa đã
hướng đến chúng ta. Trong kinh tiền tụng
của Thánh Lễ, vị linh mục đã tuyên bố nhân
danh chúng ta: “Lạy Cha, chúng con xưng tụng Cha ở
mọi nơi, dâng lên Cha lời cảm tạ”. Lời kinh
phụng vụ tạ ơn của chúng ta sẽ thúc
đẩy chúng ta luôn luôn và ở mọi nơi, để
cư xử với mọi người bằng tình yêu
quảng đại mà Thiên Chúa đã trình bày cho chúng ta trong
người Con của Người, vị Tư Tế và
là vị Cứu Chuộc chúng ta.
|