Hai cảnh đời trái nhau - Lm Giacôbê Tạ Chúc
Nhà thơ Tố
Hữu trong bài thơ: “Hai đứa trẻ” đã
viết:
“Hai đứa bé cùng
chung nhà một tuổi
Cùng ngây thơ,
khờ dại, như chim con
Bụi đời
dơ chưa vẩn đục hồn non
Cùng trinh tiết
như hai tờ giấy mới”.
Hai đứa
trẻ xem ra giống nhau vô cùng, cùng ngây thơ, khờ
dại và hồn nhiên, nhưng lại quá khác xa nhau:
“Ồ lạ
chửa! Đứa xinh tròn mũm mĩm
Cười trong
chăn và nũng nịu nhìn me.
Đứa ngoài sân,
trong cát bẩn bò lê
Ghèn nhầy nhụa,
ruồi bu trên môi tím!
Đứa chồm
chập vồ ôm ly sữa trắng
Rồi cau mày:
"Nhạt lắm! Em không ăn!".
Đứa ôm
đầu, trước cổng đứng treo chân
Chờ mẹ nó mua
về cho củ sắn!
Đứa ngây
ngất trong phòng xanh mát rượi
Đây ngựa nga,
đây lính thổi kèn Tây.
Đứa kia thèm,
giương mắt đứng nhìn ngây
Không dám tới, e
đòn roi, tiếng chửi!” (Tố Hữu-Hai đứa trẻ)
Đó cũng là bức tranh hiện sinh
của xã hội con người ngày hôm nay, khi sự chênh
lệch ngày một quá lớn giữa các nước trên
thế giới, và giữa những người quá giàu và
quá nghèo. Người ta ước tính tài sản của ba
người Mỹ giàu nhất thế giới còn lớn
hơn tài sản của 48 nước kém phát triển. Bill
Gates giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất.
Chỉ cần 40 tỉ đô la của ông, Liên Hiệp
Quốc đủ chi tiêu cho giáo dục cơ bản,
sức khỏe, nước sạch và vệ sinh cho cả
thế giới trong một thời gian dài.
Khi nhìn sự chênh lệch giữa ông nhà
giàu và Ladarô, chúng ta thấy bức tranh hiện thực
của thế giới. Hố sâu ngăn cách giữa giàu
nghèo ở đô thị, giữa đô thị và nông thôn,
càng lúc càng lớn. Có 800 triệu Ladarô đang đói nghèo
cùng cực. Hơn một tỉ Ladarô bệnh tật không
được chăm sóc. Vẫn có bao người
chết đói mỗi ngày, vì không được
hưởng gì từ các bàn tiệc rơi xuống. Dụ
ngôn của Chúa nhật 26 năm C lại một lần
nữa cho chúng ta thấy sự liên đới, cách sử
dụng tiền của Chúa ban quan trọng biết bao cho
phần rỗi đời đời của mỗi
người.
Liên đới trong trách nhiệm chia sẻ
Ông phú hộ giàu có xét cho cùng cũng
chẳng có tội tình gì. Nhà của ông làm tiệc, linh
đình trong hoan lạc, ngây ngất lẫn men nồng,
đắm say trong yến tiệc. Ông mặc gấm vóc
lụa là, người hầu kẻ hạ. Ông sung
sướng hưởng thụ những gì mình có. Chung quy
lại, trước mặt mọi người ông
chẳng có gì để lên án. Thế nhưng chuyện không
dễ như vậy. Oái ăm thay, lại có kẻ: “mụn
nhọt đầy mình, nằm trước cổng nhà ông
giàu có, thèm được những thứ trên bàn ăn
của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no”(Lc 16,20). Ông
nhà phú hộ đáng ra phải lưu tâm đến một
Lazaro nghèo khó đang cần đến sự giúp đỡ
của mình. Trong thế giới toàn cầu hóa, trách
nhiệm liên đới luôn là một đòi hỏi cấp
bách. Người ta không thể dửng dâng và đứng
nhìn những La-za-rô đang chết dần chết mòn trong
những nỗi thống khổ của họ. Cũng
như ông Phú Hộ, con người sẽ bị án phạt
khi sống vô cảm và thiếu sự chia sẻ cho
những hoàn cảnh éo le trong cuộc đời. Tài
sản mà nhân loại đang sở hữu chính là do Thiên
Chúa ban một cách nhưng không. Người Phú Hộ đã
sai lầm khi cho rằng mình có quyền hưởng
những gì mình thích, mà không hề biết quan tâm đến
một số phận của một con người.
Người đó không đâu xa mà là nằm ngay
trước cổng nhà mình. Thiếu trách nhiệm với
tha nhân, nhất là trong tình liên đới đại
đồng. Ông Phú Hộ đã trầm luân trong bể
khổ, mà không thể nào quay lại được.
Liên đới trong trách nhiệm yêu
thương
Người Việt Nam có những câu ca dao
rất đẹp trong tình yêu thương nhau: “Bầu
ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng
chung một giàn”
Hoặc: “ Nhiễu
điều phủ lấy giá gương,
Người trong một
nước phải thương nhau cùng”…
Vâng đúng như vậy, giới
răn thương yêu là cốt lõi của mọi lề
luật, bác ái chính là khởi xuất từ yêu
thương, mà yêu thương chính là ở trong tình yêu
của Thiên Chúa. Những người giàu có nếu biết
dùng những của cải chóng qua ở đời tạm
này, mà làm những việc lành phúc đức, thì họ
sẽ trở nên rạng ngời trước Danh Thánh Chúa.
Ông Phú Hộ mời rất nhiều khách để dự
tiệc. Nhưng tiếc rằng người nghèo khó ngay
trước cổng nhà mình thì không được quan tâm
giúp đỡ. Giống như nhận xét của Mẹ
Terexa “Cái xấu lớn nhất trong thế giới ngày nay
là thiếu vắng tình yêu – sự thờ ơ khủng
khiếp đối với người lân cận ngày càng
phổ biến” (Mẹ Têrêxa).
So sánh hai cuộc đời của nhà
Phú hộ và ông La-za-rô để cho thấy: Hai lối
sống khác nhau đã làm nên hai điều trái ngược.
Nếu như người nghèo khó La-za-rô suốt
đời phải sống trong túng cực, bị mọi
người khinh chê thì khi chết, ông lại
được trọn vẹn phần thưởng
lớn lao ở trên Thiên đàng. Ông Phú Hộ thì
ngược lại lúc sống đã hưởng thụ
hết bao điều tốt đẹp trên trần gian,
thì số phận của ông lại là một kết cục
bi thảm hoàn toàn. Ông phải trọn kiếp trong đau
đớn của ngày phán xét chung thẩm.
Lạy Chúa xin cho
chúng con biết giúp đỡ mọi người, thực
thi các giới răn Chúa dạy, và luôn quảng đại
chia sẻ với những anh chị em đang trong những
cảnh đời vô cùng éo le. Amen.
|