Giàu có và nghèo khó – McCarthy
Ông phú
hộ và Ladarô sống trong những thế giới khác nhau. Ông phú hộ mặc áo dài tía; Ladarô mặc áo
quần rách rưới. Ông phú hộ ăn
cao lương mỹ vị mỗi ngày, Ladarô không có gì
để ăn. Ông phú hộ mạnh
khỏe, Ladarô mình đầy mụn nhọt. Ông phú hộ sống trong lâu đài, Ladarô sống
trước cổng ông nhà giàu.
Thật
vậy, nói rằng họ sống trong những thế
giới khác nhau là một cách nói giảm nhẹ. Họ sống trong một thế giới trái
ngược nhau. Ông phú hộ sống trong một khu
vườn; Ladarô sống trong một sa
mạc. Ông phú hộ sống trong một thiên
đàng trần gian; Ladarô sống trong một địa
ngục loài người. Và dù thế
giới riêng của họ khác nhau như ngày và đêm, chúng
lại ở cạnh nhau.
Ladarô
sống ở bên lề thế giới của ông phú
hộ. Và vì anh ở ngoài cổng nhà
ông phú hộ nên mỗi ngày anh nhìn vào thiên đàng mà anh đã
bị trục xuất. Dù anh ao
ước được đi vào thế giới của
ông, anh cũng không dám ấp ủ hy vọng
được ngồi vào bàn. Anh sẽ sung
sướng biết bao khi được làm đầy
bụng bằng những mảnh vụn thức ăn
từ bàn của ông phú hộ rơi xuống. Nhưng anh không có được, không phải vì
không thể làm được việc đó mà chỉ vì
không ai muốn làm việc đó cho anh.
Dĩ
nhiên, người ở vị trí tốt nhất để
giúp đỡ anh Ladarô là ông phú hộ. Ông có thể dễ dàng bước vào thế
giới cô độc và tuyệt vọng của Ladarô
để tiếp xúc với anh. Nhưng
ông đã không làm. Ông khép kín, không chỉ
lâu đài mà cả tâm trí và tâm hồn ông lại.
Ladarô
thuộc vào hạng người nghèo nhất. Thế nhưng trong một ý nghĩa nào đó, ông
phú hộ còn nghèo hơn. Thế nghĩa
là thế nào? Câu chuyện nhỏ sau
đây sẽ cho chúng ta hiểu điều đó.
Một
nhà doanh nghiệp đậu chiếc xe
đời mới của ông vào lề đường và
đi làm một vài công việc. Khi ông trở lại
chiếc xe, ông thấy một cậu bé
nghèo khoảng mười một tuổi đang quan sát
chiếc xe với đôi mắt đầy vẻ thán
phục và thèm muốn.
-
Thưa ông, có phải chiếc xe này
của ông? Cậu bé hỏi.
-
Phải. Ông ta đáp.
- Nó
đẹp quá. Ông phải trả bao nhiêu
tiền để mua nó?
- Nói
thật với chú bé là tôi không biết.
- Ông
muốn nói ông mua nó và không thể nhớ đã trả bao
nhiêu?
- Này chú bé, tôi không nói tôi mua nó. Đây là
một món quà mà bạn tôi cho tôi.
- Ông
muốn nói bạn ông cho ông và ông không mất một xu nào
để mua?
-
Đúng thế!
- Tôi
ước gì tôi…
Nhà doanh
nghiệp tin chắc rằng cậu bé sẽ nói tiếp
“Tôi ước gì tôi có một người bạn như
thế”. Nhưng cậu bé lại nói: “Tôi ước gì tôi
có thể là một người bạn như thế”. Và
ông ta kết luận: “Đây là mình trong bộ áo quần lòe
loẹt với chùm chìa khóa và một chiếc xe đời
mới trong tay. Còn kia là cậu bé áo
quần rách rưới. Tuy nhiên tâm hồn
cậu có nhiều tình yêu thương hơn mình. Và
trong ý nghĩa đó, cậu giàu sang hơn mình… Tôi thật
sự xúc động đến nỗi lấy xe chở cậu và người bạn của
cậu bị chứng sốt tê liệt lúc còn nhỏ làm
chân tay co rút lại, cho cả hai đi một vòng
với chiếc xe của tôi. Đó là
những giờ hạnh phúc nhất của đời tôi”.
Ông phú
hộ phải chịu thứ nghèo nàn tệ hại
nhất, đó là sự nghèo nàn của tâm hồn. Tâm hồn ông ta trống rỗng lòng thương
xót và yêu thương.
Ông không muốn cho Ladarô dù là
những mảnh vụn thức ăn
trên bàn của ông. Cả những con chó hoang ngoài phố còn
tử tế với Ladarô hơn ông ta.
Người
giàu có bị của cải làm tổn thương cũng
như người nghèo bị cái nghèo của họ làm
tổn thương. “Cái xấu lớn
nhất trong thế giới ngày nay là thiếu vắng tình
yêu – sự thờ ơ khủng khiếp đối
với người lân cận ngày càng phổ biến” (Mẹ
Têrêxa).
Khoảng
cách giữa ông phú hộ và Ladarô đang phát triển thành
một vực thẳm khổng lồ. Những đứa trẻ trong thế giới
thứ ba biết viễn cảnh nào đang chờ
đợi chúng. Một phóng viên hỏi một
thiếu niên: “Cháu muốn làm gì với cuộc đời
mình?”. “Cháu muốn sống
để nhìn thấy tuổi hai mươi”. Câu trả lời là như thế.
|