Bạn hữu của Thiên Chúa – Pm. Cao Huy Hoàng
Chúa
thương người giàu
Tôi không bênh vực cho những
người giàu có, nhưng thiết nghĩ, trong Tin
Mừng theo Thánh Luca 16,19-31 hôm nay, Chúa Giêsu không lên án
người phú hộ, nhưng lên án lòng ích kỷ, không bác
ái, không thương người của người phú
hộ. Ngài có thương những người
giàu có đấy chứ. Vì thương, Ngài mới
dùng dụ ngôn để cảnh cáo họ, để
dạy họ cách sống bác ái để được
sống đời đời trong lòng tổ phụ Abraham,
theo cách người Do Thái thường
suy nghĩ.
Tiên tri Amos cũng đã từng
được Thiên Chúa sai đến miền Bắc
nước Do Thái, lên tiếng cảnh cáo một xã hội
phân hóa trầm trọng giữa giàu và nghèo, mà những
người giàu có toa rập với những người
có chức có quyền “đang nằm trên giường ngà,
thõng thượt trên sạp gụ” “ăn chiên cừu bê
để sẵn, nghêu ngao theo cung điệu Davit, uống
rượu tô, xức dầu thượng hạng thơm
nức”. (Am 6,4-6). Họ đang sống
cảnh phong lưu sa đọa mà
như một thứ tôn giáo trá hình, thứ tôn giáo
mượn danh nghĩa ích nước lợi dân để
thu quén bao thành quả của dân nghèo vào tay những ông to ông
lớn và ông tư sản. Cái cho đi của họ là
một thứ đạo bác ái cho dân nước theo kiểu “hòn đất ném đi hòn chì ném
lại”, hoặc “thả con tép bắt con tôm”. Thực ra, Tiên tri Amos trách họ chẳng màng
đến vận mệnh của đất nước,
của dân tộc, của đồng bào nhân dân.
Họ chỉ biết tiệc tùng say xỉn “chẳng
biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp
đổ” (Am 6,6). Lời cảnh cáo
của Amos thật nặng nề dành cho những kẻ
giàu có và quyền chức ăn chơi
“Chúng sẽ bị lưu đày, đi đầu những
kẻ lưu đày. Thế là tan tác bè lũ quân phe
phởn”.Lời cảnh cáo của Tiên tri Amos, như
vẫn còn nghe đâu đây trong thế giới hôm nay:“ngàn năm mây trắng vẫn bay, mấy
ngài lãnh đạo có ngày lãnh đao”. Người
giàu có hôm nay cũng giống như thời tiên tri Amos,
tập trung hầu hết vào những người có
chức có quyền. Bởi vậy ngàn xưa đã có
câu: “nhất thế, nhì thân, tam cần, tứ đức”. Giàu nhờ cậy quyền cậy thế
nhiều hơn giàu nhờ đức.
Nhưng,
dù thế nào đi nữa, thì tôi vẫn cho rằng, đây
là những lời tình từ lòng yêu thương của
Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa không muốn mất đi
một con người nào. Thiên Chúa muốn con người
làm giàu cách chân chính, vì những cách làm giàu bất
lương, giàu trên xương máu, mồ hôi của kẻ
khốn cùng là thứ giàu có tội lỗi, là con đường
dẫn đến diệt vong. Người
làm giàu chân chính thì cảm thông với người cùng
khổ. Còn người làm giàu bất
lương, thì tự họ đã bất lương
trước khi làm giàu. Nói như Thánh Nicolas: “họ có
thể đốt nhà bạn để luộc cho mình
một quả trứng”, cũng vậy, “họ có thể
hy sinh một dân tộc, miễn là họ được an thân”. Chúa yêu cầu người giàu thay
đổi cách sống: bỏ đi tính ích kỷ nhỏ
nhoi, hướng đến tha nhân với tương quan
đồng vị, cùng sống với cuộc sống
của tha nhân trong bất cứ tình huống nào.
Quả vậy, trong dụ ngôn
Tin Mừng, không lẽ người giàu “lụa là gấm
vóc, ngày ngày yến tiệc”, có mắt mà không thấy “Lazaro
nghèo khó,mụn nhọt đầy mình
nằm trước cổng nhà ông” ấy sao? Con chó nhà ông
còn trông thấy chạy đến liếm ghẻ chốc
cho anh ta kia mà! Quả
thực người giàu có có thấy, nhưng không
động lòng trắc ẩn, vì ông không có lòng trắc
ẩn để động. Người nghèo không
“khóc than kêu cứu” hay “làm đơn xin” gì cả, nhưng
anh ta chỉ nằm đó thôi, đã đủ là một
lời xin thống thiết; anh ta cũng không gõ cửa hay
kêu gào, nhưng người giàu nếu giàu lòng quảng
đại bác ái, giàu lòng trắc ẩn thì đã thấy
cảnh tượng thương tâm, đã nghe tiếng gõ nhức
nhối tận thâm sâu cõi lòng.
Vậy tôi có thể kính thưa
với những người giàu có hôm nay rằng: Chúa không
bỏ các bạn đâu, Chúa muốn các bạn làm giàu chân
chính. Chúa không kết án các bạn đâu, nhưng qua lời
Tiên tri Amos và dụ ngôn Tin Mừng hôm nay, Chúa đang cho các
bạn một cơ hội để mở mắt nhìn
những bạn hữu nghèo khó của Thiên Chúa, để
mở tai nghe nỗi đau của họ đang kêu gào mà
nghẹn ngào không thành tiếng, để mở lòng đón
nhận họ như đón nhận chính Đức Kitô,
để mở bàn tay ra mà chia sẻ cho họ một
cuộc sống đồng nhân vị ở đời
nầy, để chính họ sẽ chia cho bạn một
chỗ trong lòng tổ phụ Abraham và trong lòng Thiên Chúa mai
sau.
Chúa
cứu người nghèo
Với những người
nghèo, nghe đoạn Tin Mừng hôm nay, những
người nghèo khổ túng thiếu trong cuộc
đời, những cái bang, hiệp khách ăn mày, những
người ở đất nước nghèo đội
sổ như chúng tôi, thường phấn khởi lắm-
phấn khởi vì được Chúa ủi an, nhưng
cũng không thiếu cái phấn khởi do tâm lý thỏa mãn
lòng ganh ghét bấy lâu nay với những người giàu
có, quyền lực. Vì thế, tôi nghĩ trong
dụ ngôn nầy, không chỉ những người giàu, mà
cả những người nghèo cũng cần phải
cảnh giác. Vì điểm chính của Lời Chúa
dạy, không phải là giàu hay nghèo, mà là biết chia sẻ
hay không biết chia sẻ, quảng đại hay ích
kỷ, bác ái vị tha hay hà tiện vị kỷ.
Cái thói quen trả thù của
người nghèo cơm áo gạo tiền, nghèo chữ
nghĩa “thấy ai hoạn nạn thì vui mừng”, nhất
là những người giàu có, quyền thế, thiếu
đạo đức gặp hoạn nạn thì càng
mừng hơn- cho là “ông trời có mắt”, “lưới
trời lồng lộng” hoặc “Chúa phạt nhãn tiền”
là không hợp với tinh thần bác ái Kitô Giáo. Hơn
nữa, dụ ngôn Người Phú Hộ và Lazaro nghèo khó hôm
nay, rất dễ đẩy chúng ta vào một xu hướng
lạc đề: “chấp nhận cảnh nghèo khổ túng
thiếu ở đời nầy để được
hạnh phúc ở đời sau”, mà quên một điều
quan trọng là: “chính trong cảnh nghèo khổ túng thiếu
ấy, chúng ta cũng có bổn phận phải chia sẻ
cho nhau”. Không đợi người giàu
thực thi đức bác ái, mà chính người nghèo
phải giúp đỡ người nghèo, người
khuyết tật giúp cho người khuyết tật,
người tù lo cho người tù, người ổ
chuột thương người ổ chuột… như
thế mới là đúng tinh thần dụ ngôn Tin Mừng
hôm nay. Người giàu có, có cách chia
sẻ của người giàu có, người nghèo khổ
cũng có cách giúp đỡ chia sẻ cho nhau; miễn là có
một tấm lòng nghĩ đến tha nhân. Một
điểm tâm lý khôi hài nữa là: ai cũng nghĩ mình
nghèo, không thể giúp đỡ người khác. Họ chỉ có thể giúp đỡ tha nhân khi
họ cảm thấy họ dư thừa.
Đối với Chúa thì không phải như thế:
đồng bạc cuối cùng của bà góa là đồng
bạc giá trị. Vì bà đã cho đi chính sự
sống còn của bà, và giao phó sự sống còn của bà
cho Thiên Chúa. Vì những suy tư trên
đây, tôi nghĩ, chúng ta nên sợ cảnh “nghèo lòng bác ái”,
vì nghèo lòng bác ái cũng đồng nghĩa với nghèo ba
nhân đức quan trọng “Tin Cậy Mến”.
Từ
“Lazaro” tiếng Do Thái có nghĩa là “Thiên Chúa cứu giúp”. Nhân vật Lazaro là nhân vật hư cấu trong
dụ ngôn, đại diện cho những người nghèo
khổ, túng thiếu. Nhưng, qua hình ảnh Lazaro,
không nên lầm tưởng rằng người nghèo
được vui mừng hả dạ vì mấy
người giàu “khó vào nước trời” hoặc bị
phạt xuống hỏa ngục đời đời..
Ngược lại, là những người nghèo, hãy tạ
ơn Chúa cho chúng ta sống trong cảnh nghèo khổ khốn
khó, có cơ hội dễ cảm thông và sẻ chia với
những người nghèo khổ khốn khó, có cơ
hội nhận ra chính chúng ta và những con người
nầy là Bạn Hữu Của Thiên Chúa. Hãy
chia sẻ với các bạn của Chúa, như Đức
Kitô đã chia sẻ đến tận cùng cuộc sống
mình. Và khi không còn gì để chia sẻ,
chúng ta sẽ là một Lazaro được “Thiên Chúa
cứu giúp”, được ngồi gần các tổ
phụ, giữa lòng Abraham và trong cung lòng của Thiên Chúa.
“Thiên Chúa cứu giúp người nghèo”- không
phải những người nghèo vì họ nghèo- nhưng là
những người nghèo vì họ đã cho đi tất
cả những gì mình có. Những người cho
đi tất cả là Bạn Hữu của Thiên Chúa,
được “Chúa thương cứu giúp”, được
Thiên Chúa đền bù xứng đáng trong Nước Vinh
Hiển của Người.
|