Tiền
bạc
- McCarthy
Lòng tham tiền bạc đã đưa nhiều người đến chỗ suy sụp. Hầu như
ngày nào trên báo chí
chúng ta đều đọc thấy một vài viên chức
cấp cao, hoặc một vài nhà điều
hành cấp cao bị buộc
tội tham nhũng. Một trong những
trường hợp
nghiêm trọng gần đây là Nicholas Leeson, người đã làm sụp đổ
một đế quốc ngân hàng – Ngân hàng
Barings ở Luân Đôn.
Là con trai của một người thợ hồ ở vùng Watford ngoại
ô Luân Đôn, Leeson chưa từng học đại học. Ông ta làm việc
ở ngân hàng Barings như một nhân viên bình
thường nhưng
nhanh chóng lên chức và được giao phụ trách việc kinh doanh tại
Ngân hàng Singapore. Ông ta làm việc vất vả và có rất
nhiều tham vọng. Tiền lương hàng
năm của ông ta là
350.000 quan cùng với những món tiền thưởng khổng lồ.
Nhưng ông ta vẫn
không thỏa mãn. Ông bắt đầu
mua bán các
nguồn tài chính. Lúc đầu ông
ta đem lại cho ngân
hàng những khoản lời lớn. Càng ngày ông ta
càng trở nên tham lam. Ông lén lút thực hiện những giao dịch tài chính không
cho các ông
chủ biết.
Sau cùng ông đã
thực hiện những vụ đầu cơ lớn không có tiền trả
nổi và làm cho toàn
bộ ngân hàng bị phá
sản.
Trong những hoàn cảnh như thế, người ta trả giá
cho việc làm sai lầm
trong tiền bạc những cái còn quí
giá hơn tiền bạc. Họ trả
giá bằng sự đánh mất lòng tự trọng, nhân phẩm và niềm hy
vọng. Dĩ nhiên, lúc nào
cũng có một cơ may được trả tiền bởi việc bán một câu chuyện
của mình cho một bài
báo. Nhưng ở đây cũng
thế, có cái giá phải
trả. Bất cứ
nhân phẩm nhỏ nhoi nào mà người
ta trước đây, sau này
người ta cũng sẽ mất hết.
Leeson làm chúng ta
nhớ đến đôi điều về dụ ngôn của người quản gia. Xem ra người
quản gia giống với Leeson đã bị tiền bạc làm cho
hư hỏng. Chúng ta đang sống
trong một thế giới mà tiền bạc
được coi là quan trọng
nên nó cũng
dễ dàng trở thành thần linh của chúng ta. Chúng ta có thể đặt nó đứng trước tính lương thiện, công bằng và trước cả đời sống gia đình. Người ta đã bị tiêm nhiễm
bởi não trạng càng có nhiều tiền càng tốt. Một con người bình thường trở nên mù mờ
đến nỗi không còn nhìn
thấy điều gì thật sự
quan trọng nữa.
Ngôn sứ A-mốt đã lên án những người phục vụ Chúa bằng môi miệng trong ngày sa-bát
nhưng bóc lột người nghèo những ngày khác trong
tuần. Đức Giêsu nói chúng ta không
thể phục vụ Thiên Chúa lẫn tiền bạc. Bạn cũng không thể phục vụ những người khác lẫn tiền bạc.
Một lần kia có một người giàu có nhưng
keo kiệt đến gặp vị giáo trưởng
của ông và xin giáo
trưởng ban phép lành cho ông.
Vị giáo trưởng đón tiếp ông nhà giàu
một cách thân thiện và đưa vào phòng khách.
Rồi giáo trưởng dẫn ông đến cửa sổ nhìn xuống đường phố và nói: “Ông
hãy nhìn ra kia và
nói cho tôi
biết ông thấy gì”.
“Tôi thấy
người ta đi qua, đi lại”, ông nhà giàu đáp.
Rồi giáo trưởng
đem ông ta ra khỏi
cửa sổ, dẫn ông ta
đến trước
một tấm gương to và nói: “Ông hãy
nhìn vào tấm gương này và ông
thấy gì”.
“Tôi thấy
chính tôi”, ông nhà giàu
đáp.
“Thế đấy, ông bạn, hãy để tôi giải thích ý nghĩa điều ấy cho ông. Cửa sổ
làm bằng kính cũng giống như tấm gương này. Tuy nhiên, kính của tấm gương có tráng lên một
lớp bạc.
Khi ông nhìn qua kính
thường, ông thấy người khác. Nhưng khi ông tráng bạc, ông không còn
thấy người
khác nữa mà chỉ thấy
chính ông. Khi ông chỉ quan
tâm đến tiền bạc, ông không còn
thấy người
khác nữa mà chỉ thấy
chính ông”.
Chúng ta không
tìm thấy sự thỏa mãn và ý nghĩa
cuộc sống trong của cải. Nhưng khi chúng ta sốt sắng
phục vụ người khác, điều này đem lại cho chúng ta
mục đích và ý nghĩa cuộc đời.
Cho người khác là điều làm cho chúng
ta cảm thấy mình sống mãi.
“Tiền bạc có thể
mua vỏ ngoài của các sự vật
nhưng không thể mua mua
cái cốt lõi của chúng. Nó
đem đến cho bạn thức
ăn nhưng không đem đến sự ngon miệng; thuốc men nhưng không phải sức khỏe, sự quen biết
nhưng không phải bạn bè, tôi tớ
nhưng không phải lòng trung tín, những
ngày đầy lạc thú nhưng
không phải sự bình an và hạnh phúc”.
(Henrik Ibsen)
|