Người nghèo
Có một điều làm tôi ngạc
nhiên, đó là Kinh Thánh đề cập rất nhiều
đến tiền bạc.
Thời bấy giờ, nền kinh
tế của dân Do Thái còn lạc hậu, người ta
trao đổi với nhau bằng hàng hóa, và tiền bạc
chưa chiếm được một địa vị
quan trọng và cần thiết như ngày hôm nay, bởi vì
ngày hôm nay có tiền mua tiên cũng được, trái
chẳng có tiền thì mọi sự đều xôi hỏng
bỏng không…
Sở dĩ Kinh Thánh luôn đề
cập đến tiền bạc là để lột
mặt nạ cho chúng ta thấy rõ sự bất công của
những kẻ tham lam, cũng như sự bóc lột
của những kẻ quyền thế.
Thực vậy, qua bài đọc
thứ nhất, tiên tri Amos đã nghiêm khắc cảnh cáo
họ:
-
Hãy nghe đây,
hỡi những kẻ đàn áp người nghèo khó và
muốn hủy diệt hết những người
bần cùng trong cả nước. Các ngươi giảm
đấu đong, tăng giá bán và làm nên những chiếc
cân non. Các ngươi lấy tiền mua người nghèo
khó, lấy đôi dép mà đổi lấy người túng
thiếu. Các ngươi bán lúa mục nát. Thế nhưng,
Thiên Chúa sẽ không quên lãng và những hình phạt khủng
khiếp sẽ được giáng xuống trên các
ngươi.
Cùng một tiếng chuông cảnh
tỉnh ấy đã được vang lên qua đoạn
Tin mừng hôm nay. Đúng thế, Chúa Giêsu đã không khen
ngợi những tính toán mờ ám của tên quản lý
bất lương, nhưng Ngài chỉ khen ngợi sự
khôn ngoan, bình tĩnh và tiên liệu của hắn.
Từ đó, Ngài muốn nói với
chúng ta rằng:
-
Các con hãy dùng
tiền bạc gian dối mà mua lấy bạn hữu,
để khi mất hết tiền bạc, thì họ
sẽ tiếp đón các con vào chốn an nghỉ
đời đời.
Chúa Giêsu muốn chúng ta có thái
độ siêu thoát đối với tiền bạc và
nhất là chỉ coi nó như phương tiện đem
lại lợi ích cho chúng ta, chứ đừng coi nó như
mục đích, để rồi quá dính bén, khiến nó chi
phối đời mình.
Ngài cũng quả quyết:
-
Các con không thể làm tôi hai chủ, vì
nếu mến chủ này thì sẽ ghét chũa kia. Cũng vậy, các con không thể vừa
làm tôi Thiên Chúa lại vừa làm tôi tiền của
được.
Đúng thế, nếu làm tôi Thiên Chúa, chúng ta sẽ
trở nên những người con của Ngài. Còn nếu làm tôi tiền của, chắc chắn
chúng ta sẽ bị hư mất.
Đức Tổng giám mục Camara là
một người phát ngôn bảo vệ quyền lợi
của hằng triệu người nghèo túng ở Nam
Mỹ. Họ bị giới chủ nhân bóc lột. Mà
giới chủ nhân ở đây là những ai? Đó là những Kitô hữu, sống phè phỡn
trên xương máu của những người bất
hạnh.
Những bài diễn thuyết của ngài thường
gay gắt chỉ trích họ, khiến nhà cầm quyền
Brasil toan bắt giam ngài, nhưng cũng chính lúc đó,
Đức Thánh Cha Phaolô VI đã đặt ngài lên chức
vụ Hồng y, như để long trọng xác
định lập trường đấu tranh của ngài
là chính đáng và đúng đắn, cũng như
để nói lên tinh thần liên đới và chia sẻ
của mình.
Trong một bức thư,
đức Hồng y Villot đã viết như sau:
“Chúng ta phải cố gắng
chống lại mọi hình thức bất công, cũng
như phải cố gắng phát triển con người
toàn diện. Là Kitô hữu, chúng ta phải tự hỏi xem chúng ta
có trung thành với những đòi hỏi của
đức tin hay không?”
Người nghèo đã chiếm
một chỗ đứng quan trọng trong Kinh Thánh. Sự
nghèo túng của họ không phải là kết quả của
sự lười biếng, mà là kết quả của
những bóc lột và tham vọng bất chính.
Vì thế, một ngày nào đó, Chúa sẽ làm cho
đảo lộn, như trong lời kinh “ngợi khen”,
Mẹ Maria đã xác quyết:
-
Phận đói nghèo, Chúa ban của
đầy dư. Người giàu có, đuổi về bàn tay trắng.
|