Không thể làm tôi hai chủ
(Suy niệm của Lm. Antôn
Nguyễn Văn Độ)
Chúa
đã thề rằng: “Ta sẽ không bao giờ lãng quên
tất cả các việc chúng làm cho đến cùng”. Có gì
khiến Chúa phẫn nộ đây! Mấy
người buôn bán chỉ tìm lợi nhuận để làm
giầu, đến nỗi ngày sabbát trở nên một rào
cản đối với công việc kinh doanh của
họ trên lưng những người nghèo. Tuy nhiên, họ không thể viện dẫn
khủng hoảng để bảo đảm cho công
việc của mình. Vào thời bình an,
kinh tế thịnh vượng; người ta tin vào
những người tín hữu sống gương mẫu
để diệt trừ tận gốc việc tôn thờ
ngẫu tượng trong đất nước, chấm dứt
sự tôn thờ các thần Baal.
Nguồn
gốc của tội lỗi thể hiện trong
tương quan giữa con người với ngày của
Chúa, ngày sabbát. Ai không biết ngày sabbát là người không
biết, không tin vào Thiên Chúa, người đó phục
vụ một ông chủ khác là: Tiền bạc. Sự
bất chính làm cho cán cân công lý bị sai lệch để
sống ngày sabbát.
“Ta
sẽ không bao giờ lãng quên”, Thiên Chúa tuyên bố một
cách trang trọng như thế. Con người có thể
làm quen với sự bất chính và biện minh cho tội
lỗi của mình, nhưng thực ra lại chộp
lấy một ngày khác. Một xã hội
được xây dựng trên sự bất công là xúc
phạm tới Thiên Chúa. Vì sự tôn thờ ngẫu
tượng còn nguy hại hơn tôn thờ thần Baal:
Tiền bạc làm cho lòng người tham lam vô độ và
biến tha nhân thành nô lệ;
Vũ khí đầu tiên để
chống lại sự tha hóa này là cầu nguyện. Thánh Phaolô nói với chúng ta:
“Trước tiên, cha khuyên hãy cầu xin, khẩn nguyện,
kêu van và tạ ơn cho mọi người: cho vua chúa, và
tất cả những bậc vị vọng, để
chúng ta được sống bằng yên vô sự, trong tinh
thần đạo đức và thanh sạch”. Ngài giải
thích: “Đó là điều tốt lành và đẹp lòng
Đấng Cứu Độ chúng ta là Thiên Chúa.” Ý Chúa
“muốn cho mọi người được cứu
rỗi và đến nhận biết chân lý”, có nghĩa là,
để ra khỏi chốn tù đầy bất công, con
người cần phải biết đến Thiên Chúa tình
yêu, Ngài đã yêu thương họ và sống cho tình yêu
ấy. Chính vì vậy, mỗi Thánh lễ,
lời cầu nguyện của chúng ta là phổ quát.
Khi xin Thiên Chúa cho chúng ta ơn nhận biết tình yêu
của Ngài đối với nhân loại, chúng ta xin Ngài
chỉ cho chúng ta biết hành động thế nào
để xây dựng một thế giới công bằng và
văn minh hơn. Trong một thế giới như
thế, tương quan hỗ tương là cần
thiết: người ta sẽ gọi nhau là anh em. Để minh họa, Đức Giêsu đã kể
dụ ngôn. Khung cảnh diễn ra nơi
nhà người giầu, có một viên quản lý, khi
thấy anh ta lừa đảo, dối trá. Chủ liền cách chức và bắt tính sổ,
không ai hay biết việc anh quản lý nghĩ gì.
Chỉ thấy anh giảm nợ cho các con nợ của ông
chủ. Anh ta dễ dàng hào hiệp với sự giầu có
của người khác!
Thật là lạ, ông chủ khen
anh...không phải vì anh lương thiện, cho bằng anh
đã khôn khéo trong cách đối xử với đồng
loại. Đây là
điểm sáng cho tất cả người kitô hữu
chúng ta. Đức Giêsu cũng bảo chúng ta: “Hãy dùng
tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu,
để khi mất hết tiền bạc, thì họ
sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ
đời đời.” Thật vậy, toàn
bộ đời sống ta hướng về Chúa, và chúng
ta được mời gọi nhìn mọi sự trên
thế gian này như là phương tiện để lắm
bắt lấy. Tiền bạc là một
phương tiện, người quản lý gian dối
đã dùng. Chúng ta sử dụng tiền
bạc với tinh thần siêu nhiên như Thiên Chúa mời
gọi. Vậy, hãy làm phúc hoặc ký
gửi sinh lời để giúp đỡ, hoặc tha
nợ cho những người nghèo mà, chính họ mai sau
sẽ đón tiếp chúng ta vào nhà của họ, ngày mà
thần chết sẽ đến để chia rẽ chúng
ta với của cải tiền bạc. Nhà của
người nghèo như Đức Giêsu dạy chúng ta, chính
là Nước Thiên Chúa! Vậy hôm nay, hãy cho
đi để mai sau được nhận lãnh nơi nhà
Cha trên trời.
Tất
cả chúng ta, những người đã chịu phép
Rửa tôi, đều được đặt làm
người quản lý các ân huệ thiên
hình vạn trạng của Thiên Chúa. Tại
sao chúng ta lại ích kỷ, khép kín lòng mình trước
sự độ lượng của Chúa Thánh Thần?
Tại sao ta lại dập tắt lòng
trắc ẩn của Chúa Thánh Thần, và mua anh với
sự nghèo hèn của họ? Hãy sẻ
chia, hãy phân phát tất cả những gì chúng ta đã
nhận lãnh, như người quản lý khôn khéo. Đây là thái độ làm hài lòng ông chủ và
bảo đảm cho chúng ta có một chỗ trong nhà Cha trên
Trời.
Đây
là sứ điệp trung tâm của đoạn Tin Mừng:
“Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền
của được”. Chúng ta quyết định ung dung
“làm tôi Tiền của”, trong khi chúng ta là con cái Thiên Chúa và
hạnh phúc vì làm con; tại sao lại tôn thờ thần
tượng tiền của, cùng với thế gian này
sẽ qua đi và cửa Nước Trời sẽ đóng
lại? “Không đầy tớ nào có thể
làm tôi hai chủ.” Chỉ có một
chủ chứ không có hai chủ. Ai làm
đầy tớ cho tiền bạc, người ấy
đương nhiên không có quyền làm ông chủ; chính
họ mang trên mình cái ách nô lệ này. Sự giầu có
không sinh ra với chúng ta, không theo chúng ta
đến cùng đích của cuộc đời. Trái
lại, Đức Kitô, ở với chúng ta vì Ngài là sự
sống... Đừng là những tên nô lệ.
Quả thật, đồng tiền đúng ra
không có quyền, nó là tên nô lệ bất chính (gian dối).
Đức
Giêsu cảnh cáo chúng ta, tiền của còn đáng sợ
hơn khi nó làm cho chúng ta tin vào sức mạnh của chính
mình, tự cho mình là hoàn hảo. Đức
Giêsu mời gọi chúng ta hãy làm phúc và cho đi. Nếu người nghèo cần đến
người giầu, thì người giầu cũng
cần đến người nghèo, vì sự chia sẻ là
nền tảng của đời sống huynh đệ và
hạnh phúc. Người này học người kia sự đón nhận người khác là
rất cần thiết cuộc sống, ai cho đi kẻ
ấy phải là người khiêm nhường nhất.
Tiền của nguy hại cho tình
bằng hữu, nó cũng nguy hiểm cho tương quan
của chúng ta với Chúa.
Đức nguyên Giáo hoàn Bênêđictô XVI nói: “Tiền bạc
cho phép chúng ta hạnh phúc và làm ra của cải trên thế
giới, nhưng tiền của mà thôi không đủ mang
đến hạnh phúc cho chúng ta. (...) hạnh
phúc là một cái gì đó mà tất cả chúng ta đều
mong muốn, nhưng một trong những thảm kịch
của thế gian này là con người không bao giờ tìm
thấy, vì nó không ở chỗ con người tìm kiếm.
Chìa khóa hạnh phúc rất đơn giản: hạnh phúc
thật chỉ thấy ở nơi Thiên Chúa. Chúng ta
phải can đảm đặt hy vọng tuyệt
đối ở nơi Thiên Chúa, không phải nơi
tiền của, nơi sự thành công thế gian, hay nơi
người đời, nhưng là ở nơi Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp
đầy những khát vọng sâu xa nhất của lòng
người” (Thư gửi các bạn trẻ trường
công giáo Twickenham).
Bây
giờ chúng ta tự hỏi: chúng ta đặt hy vọng
vào ai? Chúng đã chọn hạnh phúc nào: hư không qua đi
với thế gian này hay sự khiêm nhường thật
để đến cùng Thiên Chúa?
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con cách
sử dụng tiền bạc và của cải ở
thế gian này cách tốt nhất để chuẩn bị
cho đời sống mai sau. Xin gìn giữ chúng con trong Chúa
Thánh Thần, giúp chúng con tôn trọng phẩm giá anh em.
Như thế, chúng con sẽ làm vui thỏa lòng Cha trên
Trời và góp phần cho triều đại Nước
Chúa ở đây và ngay bây giờ. Amen.
|