Không
thể thờ hai chủ
- Achille Degeest
Dụ ngôn viên quản lý bất lương đòi
hỏi người đọc đừng nghĩ lan man khi
tìm cách giải thích các chi tiết. Chủ ý dụ ngôn cho
thấy, trước hết người ta phải quan tâm
đến tương lai vĩnh cửu của mình,
phải sử dụng hết tâm cơ tài trí ít nhất
cũng như trong việc lo toan của cải vật
chất. Một lần nữa Đức Giêsu lưu ý các
môn đệ về vấn đề thiết yếu
vượt trên mọi vấn đề, ai ai cũng
phải dốc tất cả nghị lực, sức
lực vào vấn đề cơ bản đó. Những
vấn đề còn lại là phụ, sẽ giải
quyết sau. Vấn đề cơ bản ấy là
bổn phận phục vụ Thiên Chúa, nó trùng hợp
với hạnh phúc con người. Từ ngữ ‘của
bất lương’ phải hiểu theo nghĩa nào?
1)
Căn bản sự sở hữu
những của cải thế gian luôn luôn chứa
đựng một nguy cơ bất công. Tuỳ theo mức
giàu có vật chất, một câu hỏi ít hay nhiều nghiêm
trọng được đặt ra: Khởi từ lúc nào
việc sở hữu kéo theo một sự tước
đoạt quyền lợi kẻ khác? Ai cũng biết,
bình đẳng tuyệt đối về của cải là
một ảo tưởng, và bất bình đẳng mau
chóng biến thành bất công. Dưới mắt Đức
Giêsu, giàu về vật chất là một hiểm hoạ.
Rất nhiều lần Chúa trở lại vấn
đề này, lúc thì bài xích, lúc thì thương hại
cảnh giác. Qua từ ngữ ‘của bất lương’
chúng ta phải phát giác nguy cơ bất công đàng sau
sự sở hữu vật chất.
2)
Của bất lương là thứ
của cải thế gian nào khiến cho tâm hồn quay ra
phía khác chứ không hướng về Thiên Chúa. Tội
bất công nặng nhất là tội không thờ kính Thiên
Chúa hết lòng như bổn phận phải làm đối
với Đấng Thượng Đế. Dồn hết
tâm trí vào việc làm giàu mà quên Thiên Chúa là phạm tội
biển thủ bởi lẽ để cho của cải
thế gian chiếm đoạt tâm hồn đã
được tạo dựng cho Thiên Chúa.
3)
Người ta băn khoăn: vậy
có lối xử trí nào để con người có thể
tha thiết với của cải đời này mà không xa
lìa Thiên Chúa? Đức Giêsu đáp: không thể cùng một
lúc phục vụ hai chủ. Thật vậy, khi lao mình vào
phục vụ tiền bạc thì chung quy con người
phục vụ ông chủ nào? Trong trường hợp
ấy, ông chủ chính là bản thân con người
để lộ ra cái chất gì xấu nhất, nó là tư
lợi, là lòng ích kỷ. Dung hoà hai sự thờ phụng
–tôn thờ bản thân và tôn thờ Thiên Chúa- là việc không
thể làm được.
4)
Nếu vậy, phải khinh chê
tiền bạc ư? Đồng tiền kiếm bằng
mồ hôi nước mắt, cần để sinh
sống, có thể san sẻ giúp đỡ tha nhân vì lòng
thương, đồng tiền ấy không bị
Đức Kitô bài xích. Đồng tiền nào nuôi
dưỡng lòng ích kỷ, gây thiệt hại cho
đức công bằng, khiến cho con người quên
mất Thiên Chúa, đồng tiền ấy bị kết án
trầm luân.
|