DỤ
NGÔN NGƯỜI QUẢN LÝ
Trong các diễn từ tiếp theo,
Chúa Giêsu nói đến việc sở hữu của
cải.
1. Người
quản lý tinh khôn
Dụ ngôn này thường gây nhiều
vấp phạm và người ta đang cố đề
phòng gương mù trong khi lại trình bày thái độ
của người quản lý tinh khôn như là được
phép.
Theo luật lệ thời đó, một chủ trại có
thể làm gì tuỳ ý. Con cái sự sáng, trong vấn
đề này, phải xử sự khéo léo như con cái
trần gian: đây là điểm chính đích thực
của dụ ngôn.
Người quản lý không làm theo ý
của chủ hay phục vụ quyền lợi của
chủ, mà làm hại cho chủ. Xét về ích
kỷ, thì đường lối người quản lý
thật là tinh khôn. Y xử sự một
cách quỷ quyệt, dầu hết sức giận dữ
vì bị thiệt, người chủ vẫn phải khen
hắn.
Người quản lý sắp mất chức, không
muốn làm việc tay chân vất vả,
cũng không muốn đi hành khất. Cho nên y đành
phải dùng mưu: lừa bịp ông chủ và gây thiện
cảm với các con nợ. Những
người này phải giúp lại hắn, ít là tạm
thời, cho đến khi hắn kiếm được
một địa vị tương tự. Sự khéo léo có tính toán đó có tính cách quan
trọng.
Con người được Thiên Chúa trao của
cải vật chất để quản lý chúng. Họ
phải sử dụng làm sao để khi gặp khó
khăn, sa sút, sẽ có bạn bè trợ
giúp. Hoàn cảnh đó chính là lúc chết.
Khi đó, con người phải bỏ
lại tất cả những gì lúc đó là sống còn
đối với họ. Họ sẽ
có những bạn hữu, nếu trước đó họ
đã dùng của cải vật chất để giúp
đỡ, biện hộ cho họ trước mặt
Thiên Chúa, để họ được ‘đón tiếp
vào chốn an nghỉ đời đời’.
Đường lối sử dụng của cải
khéo léo (dám nói được là xảo quyệt) không
phải ở chỗ tăng thêm của cải bất
cứ cách nào, hay ham lợi lộc, nhưng là thích cho đi
hơn là nhận vào, giúp đỡ hơn là cậy nhờ
người khác giúp đỡ. Càng sử
dụng tốt của cải, người ta càng dùng nó
để mưu cầu đời sau.
‘Bố thí’, một từ ngữ mà
ngày nay chúng ta không thích và một cách nào đó lại
diễn tả đúng sự kiện. Người
thợ đòi hỏi công bằng chứ không xin bác ái.
Tâm thức xã hội bừng tỉnh thì ý thức xã hội
càng tinh tế… Người ta đòi phải có thù lao tương xứng với công việc
chứ không xin bố thí với mục đích trợ giúp
hay do lòng thương xót.
Tuy nhiên, người sở hữu
phải dùng của cải để làm việc thiện
ngay cả khi họ không bị bắt buộc làm và
chẳng mang lại lợi ích cho mình. Theo
nghĩa này, thì bố thí cũng có giá trị của nó.
Đức Kitô còn đưa ra một
áp dụng khác. Ngài cho biết ai từng trung tín trong
việc nhỏ, cũng sẽ trung tín trong việc lớn.
2. Quản lý thanh
liêm.
Người ta có thể sai lầm khi kết luận
con người có quyền quản lý tài sản không theo ý chủ muốn. Một cách rõ ràng,
Đức Kitô khẳng định ngược lại.
Sự gì đã nhận lãnh từ nơi Thiên Chúa thì phải
sử dụng theo ý Chúa. Cả trong
trường hợp nhận ít, lòng tín trung của chúng ta
cũng được tưởng thưởng và Ngài
sẽ ban thêm cho ta.
Tài sản nhỏ nhoi dành cho con người quản lý
là những sự vật ngoại tại và phàm trần:
phương tiện sử dụng, sức mạnh thân
thể và sức khoẻ, năng lực trí tuệ và các
ơn thiêng liêng. Không nên đặt vấn đề: cái gì
tôi ưa thích? Ước vọng của tôi
thế nào? Tính khí và sở thích sẽ lôi
cuốn tôi về đâu? Thiên hạ mong
muốn gì, họ làm gì? Mối quan tâm duy nhất
của tôi là: ‘điều nào hợp vơí ý Chúa,
Đấng đã ban cho tôi những ơn đó để
quản lý?’
Nếu biết hành động như vậy,
người ta sẽ nhận được những
điều cao trọng, siêu nhiên, đạo đức,
những kho tàng ân sủng và ơn
huệ Thánh Thần.
Tuy nhiên, có ít người biết hướng
đời sống và dùng các ơn siêu nhiên cũng như các
năng lực để tìm Thánh ý Thiên Chúa! Rất
ít người ý thức mình là người quản lý.
Họ tưởng mình là chủ nhân, cho nên xử sự theo ý mình. Họ làm theo
sở thích. Hành động của họ
độc đoán.
Trái lại, thái độ đạo đức
phải có là lời chúng ta vốn cầu xin trong kinh
Lậy Cha: ‘Ý Cha thể hiện’, đó là quy tắc xử
thế của con người. Chỉ có
như vậy, cuộc sống mới đổi thay
được để nhằm mục tiêu phục
vụ Thiên Chúa.
Tiền bạc là một trong những cám dỗ
lớn lao đối với con
người, nó càng nguy hiểm hơn khi có sự trợ
lực của ý muốn tự quyền và tình dục.
Đó là lý do Đức Giêsu đòi hỏi một yêu sách
bất khả nhượng và không thể châm chước.
|