Có tiền hãy đem sử
dụng!
(Suy niệm của
Lm. G. Nguyễn Cao Luật)
Phải
lựa chọn ngay
Dụ ngôn được thuật
lại trong bài Tin Mừng hôm nay thường gây nhiều
vấp phạm khi trình bày thái độ của
người quản gia tinh khôn như là được
phép. Tuy
vậy, cần phải đặt dụ ngôn vào toàn thể
văn mạch của Tin Mừng và trong toàn bộ của
phần phụng vụ Lời Chúa.
Tin
Mừng không cho biết người quản gia bất
lương ở chỗ nào, chỉ biết rằng anh ta
phung phí tài sản của chủ. Anh bị
gọi đến và nhận được thông báo
phải nghỉ việc. Trước tương lai
đen tối, anh ta phải tính toán. Không
thể nào ngổi yên mà chịu chết đói. Nhưng làm gì bây giờ? Không có sức
để làm nghề nông, còn đi ăn
xin thì xấu hỗ. Và anh đã tìm được một
kế: lừa bịp ông chủ và gây thiện cảm
với các con nợ của chủ. Những
người này phải giúp lại anh ta, ít là tạm
thời, cho đến khi anh ta kiếm được
địa vị tương tự. Sự
khéo léo tính toán này có tính cách quan trọng.
Như vậy, khởi đầu
người quản gia đã tạo cho mình một thế
giới nhỏ hẹp, và anh ta nghĩ rằng tương
lai mình được bảo đảm. Chỗ cậy dựa
của anh ta, đó là tiền bạc anh đã đánh
cắp của ông chủ. Nhưng mảnh đất
nhỏ hẹp, nơi anh đang thu mình,
lại nỗ tung, và anh lại phải đối diện
với những nguy cơ của cuộc sống, phải
đỗ mổ hôi để kiếm miếng ăn.
Bấy
giờ anh ta lại phải tìm cách lập lại vòng an toàn cho mình. Cái vòng này cũng
vẫn dựa trên tiền bạc. Nhưng phải có
sự trợ giúp của người khác, cần có sự
đỗi chác: tôi trừ số nợ anh mắc với
chủ, và ngày mai, anh nhớ đón tiếp tôi.
Thật là khôn khéo. Chính Đức Giêsu đã
ghi nhận ở cuối dụ ngôn. Khi con
người muốn tìm sự an toàn cho
mình, họ đem hết mọi nỗ lực, mọi
khả năng để làm điều đó.
Thế
là mối tương quan giữa người quản gia và
ông chủ, lẽ ra phải dựa trên sự tin
tưởng, công bằng và tự do, lại
được đặt trên sự hư hoại, trên
mưu mẹo. Tất cả mọi phía
đều bị hạ thấp.
Thực
vậy, sự an toàn đó chỉ có tính
cách giả tạo, tạm bợ, vì nó dựa trên sự
đỗi chác, trên sự ngờ vực. Mặc dù khen
ngợi sự khôn khéo của người quản gia,
nhưng Đức Giêsu không hề có ý khuyên các môn
đệ phải noi theo gương
người quản gia. Có chăng, ở
đây, Đức Giêsu chỉ muốn đề cập
đến thái độ khôn ngoan và mau lẹ trước
mầu nhiệm Nước Trời. Trước
những vấn đề của trần gian, trước
sự an toàn giả tạo, tạm
bợ, người ta khôn khéo và mau lẹ, còn trước
mầu nhiệm Nước Trời, trước vận
mệnh vĩnh cửu của mình, người ta lại
hững hờ và chậm chạp. Hẳn là Đức Giêsu
cảm thấy đau lòng vì lời giảng dạy của
Người, các phép lạ Người làm không giúp các môn
đệ ý thức hơn, nhanh nhẹn và nhiệt thành
hơn trong việc đi theo
Người. Dụ ngôn được kể
ra như để cho thấy nét đặc trưng trong
sứ điệp của Đức Giêsu. Đọc
dụ ngôn nay, người ta liên tưởng đến
dụ ngôn cây vả (Lc 16,3-9), và dụ
ngôn hai người kiện cáo nhau (12,58-59).
Như
vậy, trước đám thính giả hay tò mò, nhưng
lại chẳng quyết định gì cả, Đức
Giêsu tìm cách cho họ ý thức được tầm quan
trọng của tình trạng: họ phải mau mắn
lựa chọn khi nghe sứ điệp của Đức
Giêsu. Phải quyết định ngay, không
thể chần chờ, vì đã quá trễ; hạnh phúc
tương lai tuỳ thuộc vào đấy.
Cung cách
quản lý mới
Từ đó, Đức Giêsu mời
gọi thay đỗi cung cách quản lý. Tiền bạc vẫn cần phải
có, nhưng phải khéo léo sử dụng: tiền bạc
được sử dụng dựa trên tình bạn, trên
sự tin tưởng, sự chân thật. Theo quan niệm
Tin Mừng, tiền bạc có thể là một nguy cơ
lớn lao cho con người. "Hạnh phúc thay ai có tâm hổn nghèo khó."
Tuy vậy, tiền bạc bị khinh chê không
phải vì tiền bạc, nhưng là vì cách sử dụng.
Khi người ta lo giữ cho mình, tiền bạc trở
thành tai hoạ, còn khi đem bố thí cho
người nghèo, tiền bạc trở thành một
bảo đảm cho hạnh phúc vĩnh cửu. Chính cách quản lý như thế này cũng
chứng tỏ lòng trung tín của một người
được giao nhiệm vụ trông coi tài sản
của chủ. Có nhiều cách để quản lý tài
sản, ở đây là phân phát cho người nghèo, không
được coi những của cải mình đang
nắm giữ là của riêng mình, để rổi chỉ
lo cho những nhu cầu của mình, trái lại, phải
luôn nhớ rằng, Thiên Chúa đã trao những của
cải đó để mưu ích cho người nghèo.
Như vậy, sau khi kêu gọi người tín hữu
phải biết khôn khéo, Tin Mừng mời gọi họ
hãy sống xứng đáng với lòng tin tưởng Thiên
Chúa dành cho họ qua việc trao cho họ sử dụng
những của cải trần gian.
Cuối cùng, người ta sẽ
phải lựa chọn giữa Thiên Chúa và tiền bạc. Phụng thờ Thiên Chúa
có nghĩa là dấn thân cách trọn vẹn, quyết
liệt, không hề nghĩ tưởng đến một
điều gì khác. Còn khi coi tiền
bạc là tất cả, người ta sẽ biến nó
thành một vị thần, và phục lạy nó. Tới đây, người ta nhận thấy rõ
giáo huấn về cách sử dụng tiền bạc. Người tín hữu hiểu rằng mình đón
nhận của cải là để chia sẻ với
người khác đang phải túng thiếu. Nếu họ mải mê với nó, và xử sự
như là mình có quyền tuyệt đối, họ đã
biến nó thành ngẫu tượng, và như vậy là
đụng chạm đến quyền tối
thượng của Thiên Chúa. Kẻ thù nguy hiểm nhất
của tự do con người là tiền bạc; nó
muốn lôi chúng ta ra khỏi Thiên Chúa để đi theo nó.
Như thế, có hai
thế giới: một thế giới của tiền
bạc, của sự an toàn giả
tạo, của sự tính toán hơn thiệt; một
thế giới của sự tin tưởng, của tình
bạn, của sự ban tặng. Giữa hai
thế giới, không thể có sự thoả hiệp.
Giữa Thiên Chúa và tiền bạc: người ta phải
chọn lựa một trong hai, và khi đã chọn lựa,
phải sống theo chọn lựa
ấy.
ÙÙÙ
Câu
chuyện về người quản gia bất lương
nhắc nhở hai giáo huấn: mỗi người phải
ý thức về những đòi hỏi của giai
đoạn hiện tại, và phải đáp trả ngay
tức khắc và không thoái lui trước lời mời
gọi của ân sủng. Nếu
để lui lại thì sẽ chậm trễ.
Vậy,
mỗi chúng ta phải biết sử dụng tiền
của: thái độ của người Ki-tô hữu
phải thật dứt khoát, không chút lập lờ, đó
là sử dụng tiền của cho những ai đang
cần đến. Nếu lo tích trữ cho mình, chúng ta
sẽ trở thành người sùng bái ngẫu tượng.
Thực là một điều khó
khăn, tiền bạc vẫn cần, vẫn phải có,
nhưng lại phải vượt qua, phải
khước từ như là không có, không phải của
mình.
ÙÙÙ
Bạn có nhiều của cải? Rất
tốt!
Cha bạn có tài sản lớn lao
và bạn được
thừa kế: rất hợp pháp!
Nhà bạn đầy những thành
quả
do công lao vất vả của
bạn:
chẳng có gì đáng chê trách!
Nhưng này bạn,
đó không phải là giàu có,
vì nó không làm cho bạn
được bình an.
Nếu bạn yêu quý những của
cải ấy,
bạn sẽ bị tiêu diệt cùng
với nó.
Hãy đem tiêu dùng, và bạn sẽ không
bị diệt vong.
Hãy đem cho, và bạn sẽ nêu giàu có;
hãy đem gieo, và bạn sẽ
gặt lại được.
...
phỏng theo thánh Âu-tinh
|