Chữ T.
Với
cơ chế kinh tế thị trường như xã
hội ngày nay, người ta đã áp dụng khoa học
kỹ thuật vào việc tổ chức quản lý công ty,
doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh nước
ngoài cũng như đủ luật lệ về kinh
tế tài chánh, thanh tra kiểm soát, vậy mà người ta
vẫn không ngăn chặn được những
chuyện làm ăn gian dối, trái pháp luật. Sở dĩ
có những vụ tham nhũng, cuộc đời thay
đen đổi trắng, bạn bè lừa dối nhau,
người thân ly cách chung qui cũng chỉ vì đồng
tiền. Chính vì thế mà lời Chúa đã vang lên thức
tỉnh lòng người: “Anh em không thể vừa làm tôi
Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”. Chúng
ta không thể vừa sống vì tiền bạc vừa
sống vì Thiên Chúa được. Chỉ chọn một
trong hai mà thôi: Hoặc là Thiên Chúa hoặc là tiền bạc.
Trước khi quyết định, tôi xin bật mí cùng các
bạn một điều quan trọng. Nếu ai không
phục vụ Thiên Chúa thì không được vào
Vương Quốc của Người đâu nhé! Vậy,
mỗi người chúng ta được quyền ưu
tiên chọn lựa. Vậy bạn chọn bên nào giữa
Thiên Chúa và tiền tài?
Câu
chuyện anh quản lý trong bài Tin Mừng hôm nay bị ông
chủ khiển trách vì đã phung phí của chủ. Đây
cũng là hành vi bất lương và gian dối của anh
quản lý khiến cho ông chủ sa thải. Bấy giờ
anh quản lý mới thức tỉnh về thân phận
của mình. Anh tự hỏi: “Tôi phải làm thế nào, vì
chủ tôi cất chức quản lý của tôi? Cuốc
đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi”.
Anh đang đứng trước một vực thẳm,
tương lai thật tối tăm mù mịt. Sắp
mất việc, anh lâm vào cảnh nghèo đói và chờ chết.
Chỉ còn cách sống nương tựa vào người
thân và bạn bè. Sau khi suy xét tỉ mỉ và tính toán xảo
quyệt, anh lợi dụng cơ hội này để bóc
lột ông chủ, dùng tiền bạc của chủ
để lo cho tương lai của mình bằng cách
đối xử tốt với những con nợ,
để con nợ mang ơn và đón tiếp nồng
hậu sau khi anh bị sa thải. Giả sử như trong
các bạn có ai đó nợ một trăm triệu
đồng, được chủ nợ xí xóa một
nửa. Rồi một ngày kia, người chủ nợ
đến nhà bạn đó chơi. Bạn đó sẽ
tiếp rước ông ta như thế nào? Chắc chắn
bạn đó sẽ vui mừng đón tiếp ông và cho ông ta
tá túc chẳng những đôi ba ngày mà “mươi bữa
nửa tháng” cũng còn được…! Có qua có lại
mới toại lòng nhau. Đây cũng là cách đối nhân
xử thế của con người trong cuộc sống
ngày nay.
Theo
thói đời xưa nay, những can tội lừa
đảo, chiếm đoạt tài sản công dân và
những phiên tòa xét xử các bị can phạm tội gian
lận trong quản lý tài chánh hay làm thất thoát vốn
đầu tư của doanh nghiệp nhà nước mà
chúng ta đã từng nghe như: hãng nước hoa Thanh
Hương, Ep-cô Minh Phụng, Trần văn Huy…
Thường những kẻ bất lương thì
người đời chê trách, nhưng anh quản lý
bất lương trong bài Tin Mừng hôm nay được
Chúa khen ngợi. Vì sao vậy? Chúa khen vì anh khôn khéo, biết
sử dụng thời gian ngắn ngủi để tính
sổ và lo cho tương lai lâu dài. Chắc chắn Chúa
không khen sự bất lương gian trá của anh ta.
Có
lẽ khi kể dụ ngôn này, Chúa Giêsu không có ý dạy các
tông đồ sống gian xảo như anh quản lý
bất lương mà Người muốn các tông đồ
phải nhanh trí khôn như người quản lý biết
ứng phó kịp thời, hoàn cảnh, nhất là biết
tìm những đảm bảo cho tương lai mình.
Chúng
ta sẽ làm gì để chuẩn bị cho đời
sống mai sau của mình khi mà xã hội ngày nay coi tiền
bạc là thần tài? Trong cuộc sống con người,
tiền bạc là một thực tại quan trọng.
Những người giàu biết rõ điều đó, vì
họ có nhiều tiền và thường sợ bị
mất tiền. Những người nghèo cũng biết,
vì họ thiếu tiền và thường rất khó khăn
mới kiếm được vài đồng. Tiền bạc
không thể là cùng đích nhưng thực tế nó chi
phối tất cả, bao trùm từ kinh tế, chính
trị, văn hóa đến cả luân lý đạo
đức. Và có lẽ vì thế mà đời hay nói
rằng: “Tiền là tiên, là phật, là sức bật lò so,
là thước đo lòng người, là nụ cười
tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái
đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý”. Chúng
ta không lạ gì khi thấy người ta cứ quay
cuồng lên vì đồng tiền và sẵn sàng làm tất
cả vì đồng tiền bất chấp cả luân
thường đạo lý. Lừa gạt kẻ khù
khờ, bóc lột người yếu kém, trả
lương thấp cho người làm công, không gì làm cho
họ bối rối lương tâm cả. Họ chỉ
nghĩ một điều duy nhất là kiếm tiền
thế thôi. Tiền bạc không cần con người
nhưng ai cũng cần tiền bạc. Dù tiền rách,
tiền bẩn, tiền cũ… người ta vẫn dành
cho nó một cảm tình. Có ai chê tiền đâu, từ
người già cho tới trẻ em. Tình nghĩa là chín,
tiền bạc là mười, vàng là hai mươi bốn.
Thánh Kinh thường nói về tiền bạc và bao giờ
cũng nói nghiêm túc. Chúa Giêsu cũng nói như vậy. Khi nói
về tiền bạc hầu như nói về sự
sống sự chết. Với tiền bạc,
người ta làm cho mình hư mất, nhưng người
ta cũng có thể cứu sống mình nữa. Tiền
bạc có thể mở cửa thiên đàng cho ai đó
nếu con người dùng nó như một phương
tiện, nhưng cũng có thể đóng lại với
người ấy nếu con người tôn thờ nó. Phải
chăng đời là một chữ “T”? Thực ra, tiền
bạc giúp cho con người ta sống và nó có giá trị
nhất thời tạm bợ ở đời này, vì khi cái
chết ập đến nó trở thành vô nghĩa vì không
thể đem bạc tiền châu báu sang bên kia thế
giới. Hơn nữa, trong hoàn cảnh suy thoái, làm ăn
thua lỗ, tiền bạc là thứ bấp bênh nhất.
Chỉ
có một giá trị vĩnh cửu là tình yêu. Tình yêu là
tồn tại mãi mãi. Có một câu hát của cha Kim Long mà tôi
không bao giờ quên đó là: “Oi mọi sự đều hão
huyền, giả trá và đảo điên. Một
điều bền vững thiên thu: đức kính yêu Chúa
Trời. Chúng ta nhận thấy rằng tiền bạc
không phải là tất cả. Tiền bạc chỉ mua
được tình dục chứ không mua được
tình yêu. Tiền mua được sách chứ không mua
được kiến thức. Tiền mua được
máu chứ không mua được sự sống… Nhưng
tiền của có thể trở nên hữu ích khi biến nó
thành phương tiện làm giàu cho sự sống
đời sau bằng cách dùng tiền của để
giải thoát con người khỏi nợ nần, đói
kém, lạnh lẽo… Chúng ta chia sẻ cho tha nhân và phục
vụ cho lợi ích chung. Việc làm như vậy là mua
lấy bạn hữu đời sau vì những việc lành
phúc đức, chúng ta có thể an tâm một ngày kia sẽ
được đón nhận vào Nước Trời.
Mỗi người chúng ta đừng để vật
chất chi phối nhất là trong thời đại
lệ thuộc vật chất ngày nay. Chúa không cấm chúng
ta tìm kiếm của cải vật chất, Ngài cũng
không ngăn cấm chúng ta sử dụng và hưởng
dùng. Chính Ngài đã dựng nên chúng và làm quà tặng cho chúng
ta. Ngài chỉ muốn chúng ta đừng sa lầy,
đừng chỉ còn biết có vật chất
dưới mọi hình thức: tiền tài, danh vọng,
lạc thú… Ngay cả khoa học và bao tiện nghi mà
người ta quá tôn sùng hay lạm dụng. Tất cả
những cái đó làm cho tâm hồn con người tê
liệt, lâm vào cõi hôn mê. Khó khăn biết chừng nào
để con người thoát khỏi ràng buộc, chi
phối bởi vật chất có phải không nào? Thế mà
hôm nay Đức Giêsu lại muốn chúng ta phải
sống siêu thoát đối với những hấp dẫn
vật chất, phải biết tìm sự giàu có theo sự
đánh giá của Chúa. Ngài muốn chúng ta dùng chúng như những
nấc thang vươn lên những sự cao vời. Ngài
muốn chúng ta thành những người cao cả chớ
không tầm thường. Thánh Phanxicô Assidi từ bỏ
cuộc sống giàu sang để sống khó nghèo vì
hạnh phúc Nước Trời.
Mỗi
người chúng ta ai cũng có tiền. Kẻ nhiều
người ít. Chúng ta làm gì với số tiền đó?
Chúng ta có biết sử dụng nó và dùng nó để
phục vụ kẻ khác mà không bao giờ làm nô lệ cho nó
chăng? Chúng ta có biết dùng nó để mua lấy
bạn bè là những người sẽ đón nhận chúng
ta vào Nước Trời không? Tiền bạc làm cho chúng ta
xa Thiên Chúa hay giúp chúng ta gần Ngài hơn? Đó là những
câu hỏi được đặt ra mà mỗi
người chúng ta tự trả lời.
|