XIN
CHUNG VUI VỚI TÔI
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Bữa ăn chung với kẻ tội lỗi
Ở đây chúng ta chỉ
nhắc qua bối cảnh là một
cuộc tranh luận, và tập trung chú ý vào lời
mời gọi hãy chung vui
vì tìm lại
được những
gì đã mất, được ghi lại trong
cả ba dụ ngôn. Đức Giêsu
đang trên đường lên Giêrusalem, nơi Người sẽ phải đổ máu để cứu muôn người. Nhiều “người
thu thuế và tội lỗi,
đến để
nghe Người giảng. Những người Biệt phái và kinh
sư thì khó chịu “xầm xì với
nhau” chống lại Người bởi vì không
chỉ “đón tiếp phường tội lỗi”, Đức Giêsu còn “ăn uống
đồng bàn với chúng”, một hành động tỏ ra cùng phe
với bọn chúng!
Để trả lời, Đức Giêsu nói với họ
ba dụ ngôn rất hay về lòng thương
xót, làm thành chương 15 của Tin Mừng Luca. Để biện
minh cho cách đối xử của mình, Đức Giêsu nêu lên
lòng thương xót của Thiên
Chúa đối với những kẻ tội lỗi. Qua những
lời Người nói và các
việc Người
làm, từng là cớ vấp
phạm cho đối phương, Người cho thấy lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa đang
được thể
hiện và hoạt động. Và “tình yêu
ấy của Thiên Chúa dành
cho tất cả những ai chúng được
yêu và cũng
chúng đáng yêu, gián tiếp
lên án sự
cứng cỏi và khắc nghiệt
mà những con người “đàng hoàng” hơn kia đã đối
xử với họ” (Cousin, L’Evangile de
Luc, Centurion, trg 211).
2. Lời mời
gọi chung
vui
Cả ba dụ
ngôn đều nêu bật sáng
kiến của Thiên Chúa, Đấng
đi bước trước trong việc tìm kiếm tội nhân (hai dụ
ngôn đầu) và đã “chạy
ra” đón đứa con hoang trở về dụ ngôn thứ
ba. Tuy nhiên
đỉnh cao của mỗi dụ ngôn đều
nằm ở lời
mời gọi hãy chung
vui vì đã
tìm lại được: Niềm vui của người
“chăn chiên” vác “con chiên lạc đã được tìm thấy” trên vai. Mời gọi bạn bè và hàng
xóm đến chia sẻ: “xin chung vui
với tôi!”.
Niềm vui của “người phụ nữ” tìm lại được
“đồng bạc đã đánh mất”, mời gọi bạn bè và chị
em xóm giềng
đến chia sẻ: “xin chung vui với
tôi!”.
Niềm vui của “người cha” khi đứa con trở về, “đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”,
mời gọi người con cả cố chấp của mình cùng chia sẻ:
“chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ!”.
Roland Meynet nhận định, “Những người Pharisêu và các
kinh sư, coi thái độ
xử sự của Đức Giêsu như một hành dộng phản lại họ. Bởi vì
đón tiếp những kẻ tội lỗi cũng có nghĩa
là bỏ rơi những người công chính, là để
mặc những con chiên ngoan ngoài
hoang địa.
Như vậy, chính những người này đã tự tách riêng mình
ra, đứng ngoài bữa tiệc vui của Đức Giêsu và những
kẻ tội lỗi ăn năn trở lại niềm vui của người
khác làm gai mắt họ,
trong khi chính họ cũng được mời đến tham dự cuộc
vui đoàn tụ của tất cả mọi người. Họ không hiểu rằng niềm vui đoàn tụ không chỉ riêng của con chiên lạc với chủ nó mà thôi,
nhưng còn là niềm vui
đoàn tụ chung của tất cả các con chiên với
nhau, của con chiên lạc với 99 con kia, trong cùng một
chuồng chiên, dưới cùng một chiếc gậy chăn của một chủ chiên duy nhất. Niềm vui còn phải được nới rộng ra đến
mọi người hàng xóm và
bạn bè, nếu không
nó sẽ không trọn vẹn. Sẽ không thể
có niềm vui đoàn tụ
đích thực nếu có ai
đó còn đứng ngoài. Tất cả đều được mời, và vòng tròn
tham dự còn rộng mở đến tận trời cao, đến các thiên thần
của Thiên Chúa. Như vậy làm sao tự cho
phép mình đứng ngoài và tự tách
rời khỏi cuộc hoà giải của tất cả? Từ chối chung vui với
Đức Giêsu, không chia sẻ
niềm vui của ơn tha thứ được
trao ban và đón nhận, chính là khước
từ niềm vui Nước Trời, là xầm xì chống
lại Thiên Chúa”
(L'Evangile
selon Saint Luc. Analyse rhélorique, tập 2, Cerf, trg 161-162).
|