Tuyệt đỉnh của yêu thương
Một lần kia, các tu sĩ trong
miền dẫn tới Đức Giám Mục Anmôna một
thiếu nữ mang bầu xin ngài ra hình phạt. Nhưng
Đức cha đã ban phép lành cho thai nhi,
rồi ra lệnh ban cho cô sáu tấm vải bằng lanh
mịn. Những kẻ tố cáo lại nói:
-
Tại sao Đức Cha làm như
thế? Xin ra cho nó một hình phạt.
Ngài ôn tồn bảo:
-
Anh em thử nghĩ xem, cô ta đã
đau khổ muốn chết được; tôi phải
làm gì hơn nữa?
Nói thế rồi ngài cho cô ta về. Từ
đấy không tu sĩ nào còn dám tố cáo ai nữa.
Cũng như các tu sĩ trong câu chuyện trên đây,
nhóm Pharisêu và các kinh sư thường lên án những
người tội lỗi, nên khi Đức Giêsu tiếp
đón những hạng người này thì họ lẩm
bẩm kêu trách Người. Thấy vậy, Đức
Giêsu đã trả lời bằng ba dụ ngôn: Con Chiên
Lạc Mất, Đồng Bạc Đánh Rơi, và
Đức Con Hoang Đàng, để bày tỏ lòng nhân
hậu và niềm vui của Thiên Chúa dành cho người
tội lỗi hối cải ăn năn.
Còn gì vui bằng khi cái đã mất
lại tìm thấy được; còn gì sướng hơn
khi cái tìm thấy lại là vật quí. Tìm kiếm chính là
mục đích của Con Thiên Chúa khi xuống trần gian:
“Con Người đến tìm kiếm những gì đã
mất”. Con người là đối tượng duy
nhất mà Thiên Chúa mướn kiếm tìm. Con người
thật vô cùng quí giá trước mặt Người. Thiên
Chúa lao đao vất vả đi tìm
kiếm con người. Người không
muốn để mất một ai trên trái đất này.
Thiên Chúa yêu thương người tội lỗi,
như người mục tử tốt lành sẵn sàng
để chín mươi chín con chiên lạc, đi tìm cho
bằng được con chiên lạc mất. Khi tìm thấy rồi mừng rỡ khoác chiên trên
vai.
Thiên Chúa yêu thương kẻ lầm
lỡ, như người đàn bà cần mẫn,
đốt đèn kiếm cho được đồng
bạc đánh rơi. Khi thấy rồi tíu tít
chia vui với mọi người.
Thiên Chúa yêu thương tội nhân,
như người cha già nhân hậu, ngày ngày ra ngõ tìm con. Khi thấy con
rồi ông vui mừng chạy lại ôm choàng lấy nó.
Thật vậy, “lỗi lầm là của con
người và tha thứ là của Thiên Chúa” (A.Pope). Thiên Chúa
yêu thương con người và yêu thương
đến cùng. Tuyệt đỉnh của yêu thương
chính là tha thứ, vì thế dù phải chịu hấp
hối lâu dài và đớn đau khôn tả, phải
chịu kinh miệt và chối bỏ, nhưng Người
vẫn cầu nguyện tha thiết: “Lạy Cha, xin tha cho
họ”. Đây chính là lời rõ ràng và trang trọng nhất
nói lên tâm hồn cao thượng và tấm lòng nhân hậu
của Thiên Chúa qua Đức Giêsu.
Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta, những
con người lầm lỗi; nhưng Người chỉ
có thể thứ tha khi chúng ta thật lòng sám hối.
Người trộm lành suốt một đời lầm
lỡ, thế mà chỉ trong giây phút cuối cùng, tỏ lòng
sám hối ăn năn đủ trở
nên một vị thánh. Ông trở nên thánh không
phải vì ông là người tội lỗi, nhưng vì ông
nhận biết mình là người tội lỗi.
Đứa con hoang đàng được người cha
tha thứ cũng vì anh đã biết nhận ra lỗi
lầm, trở về sám hối ăn
năn. Người cha không chỉ tha thứ
mà còn phục hồi chức vị làm con. Một chiếc nhẫn mới, một đôi
giầy mới, một bữa tiệc linh đình, vinh
dự còn lớn hơn cả trước khi ra đi.
Nếu Thiên Chúa đã tỏ lòng nhân
hậu và tha thứ cho chúng ta, thì Người muốn chúng
ta cũng hãy tha thứ cho nhau như người cha nhân
hậu xin ông anh cả tha thứ cho đứa em lầm
lỗi.
Người ta chỉ có thể dễ
dàng tha thứ cho kẻ khác khi ý thức thân phận
mỏng dòn yếu đuối của mình. Có nhận ra mình hay
lầm lỗi, con người mới dễ cảm thông
tha thứ cho những lỗi lầm của anh em.
Đừng bắt người có tội phải bị trừng
phạt mới hả dạ, đừng đòi hỏi cho
được sự công bằng mới thôi, vì Martin Luther
King có viết: “Nếu cứ áp dụng luật “mắt
đền mắt” thì mọi người đều
trở nên mù loà”.
Lạy Chúa, nếu Chúa không tha thứ cho các tội
nhân thì thiên đàng sẽ trống rỗng, và thế
giới này chẳng có thánh nhân.
Xin cho chúng con mỗi lần được Chúa
thứ tha lại thấy mình nên giống Chúa hơn, vì
đã biết tha thứ cho anh em. Amen.
|