Niềm vui san sẻ - Achille
Degeest
Suy niệm của chúng ta về dụ
ngôn đồng bạc đánh mất rồi tìm thấy,
bắt đầu từ ý niệm việc tông đồ
của người Kitô hữu phải tỏa rộng
niềm vui đã tìm thấy ơn cứu độ.
Người đàn bà nói trong dụ
ngôn rất bực vì đánh mất đồng bạc, món
tiền nhỏ nhưng rất quý đối với mình. Moi
móc các nơi trong nhà, tìm được rồi, bà ấy vui
mừng phân phô với hàng xóm. Chúng ta chuyển dụ ngôn
sang bình diện đời sống nhân loại. Kitô hữu
là một người đau xót vì thiết mất một
vật gì, biết rõ nó là của mình trước đây,
mình đã vô ý đánh mất; mơ hồ cảm thấy
tất cả con người mình khao khát tình thân thiết
của Thiên Chúa, nhận thức rằng tai họa do
sự tội đã khiến mình đánh mất tình thân
thiết quý báu ấy. Nhưng không cam chịu mất mát,
người ấy tìm tòi trong mình và quanh mình, tự hỏi
lòng mình, hỏi cả người xung quanh. Một ngày kia,
gặp thấy ơn cứu độ trong Đức Giêsu
Kitô, lại tìm thấy ý nghĩa cuộc đời,
người ấy vui mừng. Của bị mất nay
lại tìm thấy, nó quý vô cùng, đến nỗi không
thể vui riêng một mình, người ấy phải san
sẻ với người xung quanh. Người ấy có
giống người đàn bà mất tiền không? Có
gọi bạn bè hàng xóm đến chung vui không? Vấn
đề ấy không đặt ra ở đây. Vấn
đề khác sâu sắc hơn là niềm vui phải làm
rạng ngời vẻ mặt một kẻ
được cứu vớt, vui từ thâm tâm tỏa ra
trên nét mặt, lúc nào cũng sẵn sàng chia sẻ niềm
vui giữa anh em mình. Hai câu hỏi đặt ra cho chúng ta:
1)
Chúng ta có cảm biết sâu sắc không, thế nào là
đánh mất rồi tìm lại được?
Có thể rằng chúng ta tự tại
trong niềm tin, trong sự giữ đạo đầy
đủ, cho nên không hiểu được thấm thía
tai họa to lớn xảy đến cho kẻ không có
đời sống siêu nhiên. Người Kitô hữu rất
có thể -nói theo ngôn từ Phúc Âm- lâm vào tình huống
mất tiền mà không biết; vì không biết nên không tìm
kiếm; không tìm kiếm nên không tìm được
đồng bạc, không có được niềm vui. Chúng
ta thử nghĩ về bi kịch đời sống
kẻ đã mất Thiên Chúa; chúng ta hãy vui lên vì đã tìm
lại được tình thân thiết của Thiên Chúa
(hoặc nói đúng hơn, vì tình thân thiết của Thiên
Chúa đã tìm lại được chúng ta- đàng nào
kết quả cũng vậy).
2)
Chúng ta có san sẻ niềm vui với anh em không?
Ở đây đặt ra vấn
đề hoạt động tông đồ theo một
đường lối nào đó. Một số
đường lối truyền giáo (nhất là một
số buổi họp đoàn thể) ít lan tỏa niềm
vui… Niềm phấn khởi, sức năng động
của công việc truyền giáo phải bắt nguồn
từ niềm xác tín sâu sắc và kinh nghiệm sống
rằng ‘chúng ta đã tìm thấy’. Bình thường thì phát
hiện ấy phải khiến chúng ta vui mừng, niềm
vui của chúng ta phải tỏa rộng. Chúng ta biết
rằng niềm vui thu hút, niềm vui đa dạng. Chúng ta
cũng biết, nụ cười tươi của
chiến sĩ truyền giáo thu được nhiều
thành quả hơn mọi kỹ thuật hành động.
|