Xiềng xích.
Dostoyevsky
chỉ mới 20 tuổi khi ông viết cuốn sách
đầu tiên nhan đề Người Nghèo. Cuốn này đạt được thành công
lớn. Ông đã mau chóng trở thành
nổi tiếng. Sự tâng bốc này có thể dẽ
dàng làm ông trở nên ngông cuồng nhưng cũng do sự
kiện ấy, không bao lâu sau, ông đụng chạm
với chính quyền. Bị buộc tội một cách sai
lầm là một người vô chính phủ, ông bị
bắt giữ và cùng mấy người khác bị kết án tử hình. Tuy nhiên, bản án giảm
xuống thành án tù và cùng với các bạn, ông bị đày
đến Xibêri. Dostoyevsky trải qua bốn
năm lạnh lẽo ở đó. Mười
năm trôi qua trước khi ông cầm bút trở lại.
Kinh nghiệm ấy, thay vì làm ông cay cú và
tàn phá đời ông, đã làm ông phong phú rất nhiều.
Giờ đây, ông đã có mười năm đau khổ
để rút tỉa sức mạnh và quyền bính cao
cả. Bất cứ lúc nào có người đến
gặp ông và nói: “Ông lấy quyền gì để nói thay cho
dân chúng?” Thì ông chỉ việc kéo ống
quần cao lên và chỉ cho người ta thấy những
vết sẹo mà xiềng xích còn để lại. “Đây là quyền của tôi” ông nói. Và những người đã hỏi ông phải im
lặng.
Đối với những người
tỏ vẻ ái ngại về mọi đau khổ mà ông
đã chịu đựng, ông nói “Nhà tù đã cứu tôi. Vì
có nhà tù, tôi đã trở thành một con người hoàn toàn
mới. Xibêri và sự giam giữ đã
trở thành một niềm vui to lớn đối với
tôi. Chỉ ở đó, tôi mới có thể sống
một đời sống thanh khiết và hạnh phúc.
Chỉ ở đó, tôi mới nhìn thấy mình rõ ràng và
đó là nơi tôi học biết Đức Kitô. Đó là một trường học tốt. Nó làm đức tin tôi mạnh mẽ và làm tỉnh
thức lòng yêu thương những người phải
chịu đau khổ với lòng nhẫn nại. Nó
cũng làm mạnh mẽ tình yêu của tôi đối
với nước Nga, và mở mắt tôi để tôi
thấy những phẩm chất cao cả của dân
tộc Nga”.
Phaolô cũng khoe mình về lòng tin
của một môn đệ Đức Kitô. Ông cũng bị giam
cầm và buộc phải mang xiềng xích (Bài đọc
2). Điều này đã cho ông quyền bính khi ông nói
về việc đi theo làm môn đệ
Đức Kitô.
Khi các thanh niên đến gặp mẹ
Têrêxa và bày tỏ ước muốn gia nhập cộng
đoàn, mẹ không giấu giếm những việc mà
họ sẽ phải tham gia. Mẹ nói: “Công việc của chúng tôi rất nặng
nhọc. Chúng tôi phục vụ người
nghèo và người không nhà hai mươi bốn giờ
mỗi ngày”.
Cùng
một cách ấy, Đức Giêsu đã không giấu
giếm những khó khăn, gian khổ và hy sinh mà
Người đòi hỏi nơi những ai đi theo Người. Bằng những lời
lẽ rõ ràng. Người nói với họ
rằng công việc đó không dễ dàng gì. Vì thế
sau này họ không thể than phiền: “Ôi, chúng tôi không bao
giờ nghĩ rằng nó lại như thế này”.
Có
cái gì đó giống như lòng can đảm của
người mù. Nhưng Đức Giêsu không
biện hộ cho điều đó. Thật
vậy, Người làm cho người ta nản lòng.
Người nói, khi đi theo
Người phải suy xét với lương tri, với
sự thận trọng, tính toán cái giá phải trả,
nhận định xem mình có thể đảm nhận
được việc gì.
Việc quan trọng nhất khi bắt
đầu là tự biết mình. Chúng ta không thể
đảm nhận công việc vượt quá khả
năng của mình. Dĩ nhiên, chúng ta
không biết trước mình có khả năng gì. Chúng ta có thể đánh giá cao hoặc đánh giá
thấp chính mình. Và chúng ta cần có thách
đố để điều tốt nhất trong chúng ta
xuất hiện.
Chúng
ta có thể rút ra từ gương sáng của các tông
đồ một sự khích lệ. Tin Mừng cho chúng ta
thấy họ phải chiến đấu ở mọi
điểm để tin theo Đức
Giêsu. Tuy nhiên, Người không loại bỏ
họ. Và rõ ràng họ đã học hỏi từ
những sự thất bại của họ. Chỉ sau khi Đức Giêsu từ sự chết
sống lại, họ mới thật sự là những môn
đệ của Người.
Khi nhìn vào các tông đồ, chúng ta khám
phá sự bất toàn của chúng ta. Tin Mừng ban niềm hy
vọng cho những Kitô hữu thất bại. Sự
sám hối và một cơ may thứ hai luôn luôn có thể có.
Đức Giêsu bằng ân sủng
của Người, Người luôn luôn quảng
đại với những người cố gắng
đáp lại lời kêu gọi của Người.
|