Từ bỏ để tồn tại và tăng
trưởng
(Trích dẫn từ ‘Cùng Đọc Tin Mừng’ –
Lm Ignatiô Trần Ngà)
Mùa thu về,
cây trụi lá, mùa xuân
đến, cây đơm lộc xanh tươi. Cây cối cần
phải từ bỏ lá già,
lá cũ để khoác lá mới; nhờ
thế, cây được lớn lên. Loài rắn cũng
phải từ bỏ bộ da cũ để
thay da mới;
có vậy rắn mới trưởng thành. Loài tôm cũng
phải lột vỏ nhiều lần theo
đà tăng trưởng để lớn lên... Nói chung,
từ bỏ là điều kiện tối cần thiết để cho muôn vật muôn loài được
sống còn và tăng trưởng.
Là một sinh vật như bao nhiêu loài
vật khác, nên muốn tăng trưởng và tồn tại,
con người cũng không thoát ra ngoài
quy luật đó.
Hằng ngày cơ thể
ta loại bỏ hàng tỉ
tế bào cũ để thay vào đó
những tế bào mới, nhờ đó cơ thể được lớn lên và mạnh
khoẻ. Nếu các tế bào
cũ không chịu chết đi để nhường chỗ cho những tế bào mới,
thì khối u sẽ xuất hiện và có
nguy cơ dẫn đến ung thư
và cái chết
đau thương!
Đời người cũng
là một tiến trình từ bỏ liên tục: người lao
động phải đổ nhiều mồ hôi, phải
bỏ ra nhiều công sức, trí tuệ mới kiếm đủ tiền cấp dưỡng cho gia đình và
bản thân. Người
lính chiến phải chấp nhận hy sinh
thân mình mới bảo vệ được quê hương. Học sinh phải từ bỏ nhiều giờ vui chơi
giải trí, giảm bớt giờ ngủ nghỉ để miệt mài đèn sách thì
may ra mới chen chân
vào đại học. Các nhà khoa học
phải bỏ ra nhiều năm nghiên cứu kiên trì mới có
cơ may phát minh và sáng
tạo...
Muốn làm ăn lên, phải đầu tư bỏ vốn; muốn thu
vào, phải phát ra. Ai không
phát ra, không từ bỏ, thì không
thể thu
vào được gì đáng giá.
Đó là quy luật
của cuộc đời.
Từ bỏ để đổi lấy những giá trị cao hơn
Của
cải đời nầy cũng thật đáng quý, nhưng khi cần, người ta sẵn sàng từ bỏ của cải để dành lấy những giá trị cao
hơn. Khi bị cướp hăm doạ tính mạng và đòi lấy
của cải bạc tiền, người ta sẵn sàng bỏ của lấy người. Khi bị một
chứng bệnh nan y đe
doạ cướp đi mạng sống, người ta sẵn sàng
bỏ ra hàng tỉ bạc
để kéo dài đời sống, dù chỉ sống thêm được một năm.
Qua cuộc đời từ bỏ của mình, Chúa Giêsu
tỏ cho chúng ta thấy
từ bỏ không là mất
đi nhưng là được lại và là
được lại
gấp nhiều lần.
"Đức Giêsu Ki-tô vốn dĩ là Thiên
Chúa, mà không nghĩ nhất quyết duy trì địa
vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng
đã hoàn toàn trút bỏ
vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ", chấp nhận mang lấy thân phận con người mỏng giòn yếu đuối, trở thành Người tôi tớ của
Thiên Chúa Cha. Ngài đã từ
bỏ tự do và ý riêng của
mình để vâng phục Cha như người tôi tớ thấp
hèn, "cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên
cây thập tự"... Thế nên Ngài được Chúa Cha hết lòng yêu mến, được Cha tôn vinh và đặt
làm Chúa Tể mọi loài. (xem
Phi-lip 2, 6- 11).
Con đường bỏ mình, từ bỏ mọi sự, con đường
thập giá mà Chúa Giêsu
đã đi thì Ngài cũng
mời gọi các môn đệ
cùng đi: "Ai theo Tôi mà không
dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị
em, và cả
mạng sống mình nữa, thì không thể
làm môn đệ
Tôi được.
Ai không vác thập giá mình mà đi
theo Tôi,
thì không thể làm môn
đệ Tôi được."
Hôm
nay, nếu chúng ta muốn học
dưới mái trường của Thầy Giêsu, muốn làm môn đệ Chúa Giêsu thì
chúng ta cũng phải đi theo con đường mà Chúa Giêsu đã
đi, thực hiện điều mà Thầy chí
thánh đã thực hiện, đó là chấp
nhận từ bỏ, chấp nhận thập giá.
Nhưng hãy nhớ rằng: từ bỏ không phải là mất
mát, dâng hiến không phải là tiêu
vong, nhưng trái lại, "chính khi hiến
thân là lúc
nhận lãnh, chính lúc quên
mình là lúc
nhận được
bản thân" (Kinh Hoà Bình
của thánh Phanxicô Átxidi)
Thế
là sự từ bỏ theo lời
mời gọi của Chúa Giêsu, lại trở thành một cuộc đổi chác có lợi: đổi
của tạm thời để lấy của đời đời; đổi cái phù du để
thu về vĩnh cửu.
|