Từ bỏ.
Bài Phúc âm hôm
nay nhắc cho chúng ta nhớ
lại một tư tưởng chính mà Giáo
Hội muốn đề nghị mỗi tín hữu
Kitô, đó là sự nhất
quyết theo
Chúa, sẵn sàng chấp nhận những hy sinh để
theo Chúa được trọn vẹn. Phúc âm thánh Luca ghi
lại như sau:
Chúng ta có thể
suy niệm chung bài đọc
II và bài Phúc âm trong
viễn tượng
con người thời
đại hôm nay, đó là viễn
tượng kính trọng nhân quyền, kính trọng những quyền lợi tự nhiên của mỗi nhân vị. Trước hết, nơi bài đọc
II trích từ thơ thánh Phaolô gởi cho ông Philêmôn,
để yêu cầu ông này
đón nhận lại người giúp việc cũ là Ônesimô,
không phải đón nhận lại trong hoàn cảnh như trước, nghĩa là như
người giúp việc đã bỏ nhà ông
trốn đi, nhưng là một
người anh em, vì đã
cùng chia sẻ một sự sống với mình, một phẩm vị làm con cái Thiên Chúa
như chính ông.
Mối tương quan giữa chủ và người
giúp việc, chủ và tớ
đã trở thành tương quan mới, tương quan huynh đệ anh em trong
đức tin, trong Chúa Giêsu Kitô. Đây là một điều mới mẻ trong xã hội thời
các thánh tông đồ, một xã hội
còn duy trì
tập tục nô lệ. Đây là điều
khó có thể
thực hiện một cách cụ thể đối với ông Philêmôn, bởi
vì ông phải
nhận lại một người giúp việc đã bỏ ông ra đi,
rồi bây giờ nhận lại không phải như người giúp việc nữa mà như anh
em trong Chúa. Không những
ông phải tha thứ những
lỗi lầm, phiền phức của người giúp việc gây nên khi
bỏ ông ra đi, nhưng
còn phải vui vẻ tiếp
đón như một người ngang hàng, một
người anh em cùng một
phẩm vị con người như mình. Philêmôn đứng trước
một thách thức, một lời mời gọi hãy kính
trọng nhân quyền, kính trọng phẩm giá con người. Nếu không có sức mạnh
và ơn gọi soi sáng
của Chúa thì có thể
ông Philêmôn sẽ không thực hiện được.
Chúng ta có thể
kết luận
ở đây rằng,
để kính trọng nhân quyền, kính trọng anh chị em như
đồng phẩm vị với mình thì trước
hết cần phải kính thờ Thiên Chúa, phải nhờ đến sức mạnh của đức tin Kitô, phải chấp nhận sự hiện diện của Chúa trong đời
sống mình. Phong trào kính
trọng phẩm vị và quyền
lợi của con người sẽ thất bại, nếu không nhờ đến sức mạnh của lòng tin Kitô để đổi mới tâm thức cũng như cư xử của mỗi cá nhân.
Từ
bài đọc II chúng ta bước
sang bài Phúc âm Chúa nhật
hôm nay: “Ai không vác thập giá mình mà
theo Ta thì
không xứng với Ta”. Nhìn trong viễn tượng kính trọng nhân quyền chúng ta có thể
nói xem ra
như có sự xung đột
giữa quyền lợi của Chúa và quyền
lợi của con người khi Chúa Giêsu đã
nói: “Ai không từ bỏ cha mẹ, anh em,
vợ con mà theo Ta thì
không xứng đáng làm môn
đệ Ta”.
Quyền con người có
cha, có mẹ, có anh em,
nói được là quyền lợi tự nhiên của con người, thế mà Chúa Giêsu
đòi hỏi chúng ta phải
từ bỏ để theo Ngài, đặt quyền lợi của Ngài trên chúng ta.
Phải
chăng đây là sự xung
đột không thể chấp nhận được?
Nhưng
sự xung đột đây không phải là sự xung
đột thật, đây chỉ là xếp đặt
thứ tự trước sau mà thôi. Quyền lợi của Thiên Chúa là điều
trước nhất,
cần đặt Thiên Chúa vào
chỗ đứng thứ nhất trong đời sống chúng ta, để rồi nhờ đó mà chúng
ta mới có thể chu toàn những quyền lợi của mình. Thiên Chúa là bạn của sự sống, là bạn của
con người, Ngài không ganh tị
với con người
khi con người được điều
tốt lành.
Quan niệm lệch lạc của con người về Thiên Chúa như
là một đấng hay ganh tị của con người, quan niệm lệch lạc này không
phải là quan niệm Kinh thánh về
Thiên Chúa. Thiên Chúa chân
thật được
mạc khải trong Kinh Thánh
là một vị Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài, để con người
được triển
nở hoàn toàn tốt đẹp nhân cách của mình, để được sống hạnh phúc. Con người lỗi lầm làm hại
phẩm giá mình, xúc phạm
đến Thiên Chúa thì Ngài
không dùng mọi phương thế để phục hồi phẩm vị làm người cho con người, đến độ Ngài ban Con Một Mình xuống chịu chết thay cho con người
để nâng con người lên. Một vị Thiên Chúa như vậy,
một khi được con người
chấp nhận tôn thờ, đặt vào chỗ đứng thứ nhất thì sẽ giúp
con người phát triển hơn là đè bẹp
con người.
Kính trọng quyền lợi của Thiên Chúa, yêu
mến Ngài trên hết mọi sự, đó là con đường hữu hiệu nhất để kính trọng nhân quyền. Kính trọng con người,
yêu thương anh chị em
như Chúa đã yêu thương
đến độ
chấp nhận hy sinh cho
người mình thương, đó là điều khó. Mỗi người chúng ta cần suy
nghĩ cho nghiêm chỉnh khi dấn bước
theo Chúa,
chúng ta có thật sự
muốn theo Chúa, muốn làm người Kitô đích thực chăng? Đó là vấn
đề mà mỗi người chúng ta cần
phải điều chỉnh lại để việc dấn thân theo Chúa
của chúng ta mỗi ngày
được trọn
vẹn hơn.
|