Từ bỏ.
Lời
Chúa qua đoạn
Tin mừng vừa nghe xem ra
như có vẻ chói tai
và khó chấp
nhận.
Thực vậy, theo lẽ thường khi thâu nhận
các môn đệ,
người taluôn hứa hẹn những điều tốt đẹp, nhưng Chúa Giêsu thì ngược
lại, Ngài đòi hỏi những ai muốn làm môn đệ Ngài phải “ghét” cha mẹ, vợ con, anh chị em, thậm
chí còn phải
“ghét” cả bản thân mình nữa. Rồi lại còn phải
từ bỏ của cải trần gian và vác thập
giá mình hằng ngày.
Đòi hỏi như thế, phải chăng là quá đáng,
không phù hợp với lòng người và cũng không
thể thực hiện được?
Con người thời nay bị ảnh hưởng bởi não trạng thực dụng và hưởng thụ, nên rất dị ứng với sự từ bỏ và thập
giá. Vì thế, có người đã coi lời Chúa
là lỗi thời và nên
để nó chìm vào quên
lãng. Có người chỉ
muốn tìm trong lời Chúa những gì êm ái,
ngọt ngào, dễ nghe và
dễ chấp nhận. Có người cố
gắng cắt nghĩ lời Chúa sao cho
phù hợp với ý riêng của mình để bề dễ thực hiện.
Nhưng thực ra, lời Chúa
vẫn là lời Chúa. Lời Chúa như một
con dao sắc bén,cắt đứt
thịt da và đâm thấu
tận tâm can. Lời Chúa luôn có tính
cách đòi hỏi con người không được thỏa hiệp, không được nửa nạc nửa mỡ, cũng không được lấp lửng bắt cá hai tay
và đi nước đôi, nhưng phải dứt khoát chọn lựa, phải quyết liệt thi hành cũng như phải triệt để dấn thân.
Như
thế, lời Chúa có mâu
thuẫn với lòng từ bi nhân hậu của Ngài hay không? Thực vậy, Thánh Kinh cho biết
vì yêu thương,
Thiên Chúa đã ban cho con người có cha có mẹ, cũng
như có anh, có chị
và có em
để cùng chung sống dướii một mái ấm gia
đình. Cũng vì yêu thương, Thiên Chúa đã dựng
nên mọi sự cho con người được
hưởng dùng.
Nếu
vậy thì đòi hỏi từ bỏ có nằm trong
chương trình của Thiên Chúa hay không? Nó có mâu
thẫun với sự tốt lành của Ngài hay không? Chắc chắn là không, bởi
vì nếu chúng ta tin rằng
Ngài là đường,
là sự thật và là
sự sống, thì chúng ta
cũng tin rằng chính Ngài vừa
dạy chúng ta phải biết
yêu thương và tôn trọng
những sự vật trần thế, nhưng đồng thời cũng dạy chúng ta phải
biết từ bỏ.
Trong Phúc âm,
đề tài từ bỏ cũng được Chúa quan tâm
không kém đề tài yêu thương. Và cả hai đều nằm trong chương trình của Ngài. Thực vậy, vì yêu thương nên mới từ
bỏ và từ bỏ để rồi được yêu thương nhiều hơn. Chính Ngài cũng đã làm gương
trước cho chúng ta noi
theo và
bắt chước.
Đúng
thế, thánh Phaolô đã diễ tả: vì yêu thương,
Đức Kitô đã hoàn toàn
trút bỏ vinh quang để
mặc lấy thân phận nô lệ, trở
nên giống phàm nhân…Ngài
vốn giàu sang, nhưng đã tự ý trở nên nghèo hèn,
để lấy cái nghèo
hèn của mình mà làm
cho chúng ta được trở nên giàu
sang.
Rõ ràng sự từ
bỏ của Chúa đã được
liên kết với tình yêu, một tình yêu luôn
muốn sự tốt lành cho người khác. Ngài trở nên nghèo để chúng ta được
trở nên giàu. Ngài tự hạ
để chúng ta được nâng lên. Ngài đã chết để chúng ta được sống.
Đó
là một nghịch lý, một nghịch lý hồng phúc
như thánh Phanxicô Assie đã diễn tả:
-
Chính khi hiến thân là khi
được nhận
lãnh, chính lúc quên mình
là lúc gặp
lại bản thân. Vì chính
khi thứ tha là khi
được tha thứ, chính lúc chết đi là khi
vui sống muôn đời.
Là Kitô hữu, chúng ta không
có một con đường nào khác để bước theo
Chúa, ngoài con đường từ bỏ, ngoài con đường thập giá. Và đó cũng
chính là bí quyết giúp chúng ta
đạt tới ơn cứu độ muôn đời.
|