Sẵn sàng làm
môn đệ trung thành của
Chúa.
(Trích trong ‘Mở
Ra Những Kho Tàng’ - Charles E. Miller)
Đằng sau bài đọc thứ hai ngày
hôm nay là một khoảng thời gian thích thú. Một người nô lệ có cái
tên là Onesimus
đã trốn thoát khỏi chủ của mình là Philêmôn,
và anh chạy
tới chỗ Thánh Phaolô để
được an toàn. Thánh Phaolô
đã nồng nhiệt bảo vệ cho người
nô lệ bỏ trốn này, nhưng thánh nhân nhận
biết một điều gì đó có giá
trị cao hơn là sự
tự do của Onesimus đã được hoàn thành. Thánh nhân đã kêu gọi Philêmôn,
chủ của người nô lệ, hãy hành
động như một môn đệ
thật của Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Phaolô dễ dàng che giấu
Onesimus hoặc nhân danh Đức
Kitô đòi Philêmôn trả lại sự tự do cho người nô lệ. Thay vào đó Thánh Phaolô đã
gởi Onesimus về với Philêmôn và những
gì tôi tưởng
tượng ra là sự tủi
nhục của người nô lệ và sự
ngạc nhiên của người chủ. Qua người
nô lệ, Thánh Phaolô đã
gởi cho Philêmôn một bức thư
mà chúng ta đã nghe
một phần trong bài đọc
ngày hôm nay. Điểm chính của bức thư là
Phaolô đã không muốn cưỡng bách Philêmôn thực hành nhân đức,
thay vào đó thánh nhân
chỉ muốn mời gọi ông hãy quảng
đại. Tha thứ cho người nô lệ có nghĩa
là phó mặc
cho quyền sở hữu rất giá trị
thời đó. Đó là một thách
đố cho Philêmôn. Thánh Phaolô đã kết luận bức thư
bằng cách nói rằng; “Tôi viết thư này cho
anh với niềm tin tưởng là anh sẽ
nghe theo vì tôi biết
rằng việc anh sẽ làm
còn làm hơn
những gì mà tôi xin
nữa”.
Thật sự chúng ta không
biết chắc Philêmôn đáp trả như thế nào, ông có giải
phóng người nô lệ hay không? Philêmôn có lẽ đã
nhắc nhở Thánh Phaolô rằng
việc nô lệ là hợp
pháp và ông
ta có quyền
để giữ người nô lệ của mình? Có phải ông
đã phàn nàn rằng Thánh Phaolô đã
thật sự không hiểu về hoàn cảnh
kinh tế của ông và
người nô lệ thì cần
thiết cho sự thành công tài chính
của ông không? Chúng ta không biết
Philêmôn có đáp trả như Thánh Phaolô mong đợi
nơi ông như là người
môn đệ của Chúa Giêsu hay không?
Chúng ta biết
thế nào là môn đệ
Chúa Giêsu và chúng ta
được kêu gọi hãy trở
nên quảng đại trong việc đáp trả của chúng ta, không
phải là sống nhỏ giọt hoặc tìm kiếm những miễn trừ mà những
người Công Giáo phải làm. Trong Phúc Âm, Chúa
Giêsu đã cảnh cáo chúng ta qua ví
dụ xây tháp và đi
đánh nhau, chúng ta phải
được sửa
soạn cho kinh nghiệm Kitô giáo của
chúng ta. Nước Trời đã là một
tài sản được hứa
ban trong tương lai. Trong lúc
còn trên mặt đất này, chúng ta
được mong đợi trở thành những môn đệ trung thành, những
người lắng
nghe và chăm
chú vào những
lời của Chúa Giêsu: “Bất
cứ ai không vác thập
giá mình mà theo
Ta, thì không đáng làm môn
đệ của
Ta”.
Có lẽ thánh giá của chúng
ta là những
đau khổ có liên quan
đến việc phải từ bỏ những nô lệ của
chúng ta như là thói
nghiện rượu,
nghiện thuốc, hoặc là say xỉn, thánh giá của chúng
ta có thể
giữ chăm chú kỷ luật
mà chúng ta cần để
lướt thắng
những chuyện đồn nhảm, để tha thứ những người nào đã đối xử bất công, hoặc là tử tế
hay là nghĩ tốt cho những
người luôn luôn cho chúng
ta là điên
rồ.
Thiên Chúa không
cưỡng bách chúng ta trở
nên đạo đức như Thánh Phaolô đã
không cưỡng bách Philêmôn phải
tha thứ cho nô lệ
của ông. Ngay khi điều
xấu xảy ra với chúng
ta, Thiên Chúa cũng không cưỡng bách chúng ta
phải chấp nhận nó như
một thánh giá. Chúng ta phải nỗ lực làm việc để thấy được chúng ta có thể
quay trở một điều đáng sợ trở thành một điều có giá trị, bằng việc kết hợp những đau khổ của chúng ta với
những đau khổ của Đức Kitô.
Trong mọi Thánh Lễ chúng ta tưởng
nhớ sự chết và sự
sống lại của Đức Kitô, như vậy qua bí tích Thánh Thể,
sự hy tế của Ngài là một
thực tại trước chúng ta trên bàn
thờ. Khi chúng ta nghe những
lòi: “Đây cũng là mình
con nữa, cùng với Con Cha, con xin dâng chính mình
con cho Cha”. Khi đó chúng ta
sẽ nghe những lời: “Đây là chén
Máu Ta”, chúng ta sẽ nói:
“Đây là máu của con, con ước mong nó được đổ ra vì yêu Cha, nếu
Cha muốn như vậy”. Chúng ta phải được chuẩn bị để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.
|