Chọn
Chúa Kitô.
(Trích trong
‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Odette, một cô gái xinh đẹp, sinh ra
trong một gia đình quý tộc ở nước Bỉ.
Năm 17 tuổi, cô quyết định đi tu, nhưng
chỉ vài ngày sau khi lãnh áo dòng, cha mẹ cô đến
bắt trở về. Từ lâu, cha mẹ đã có ý gả
cô cho lãnh chúa Simon ở một lâu đài gần đó. Vốn
biết cô con cái cưng không muốn lập gia đình nên
cha mẹ cô đã chuẩn bị hôn lễ một cách kín
đáo. Một buổi sáng đẹp trời cô thức
giấc vì sự ồn ào lạ thường của lâu
đài. Vèn màn nhìn qua cửa sồ, cô ngạc nhiên thấy xe hoa lộng lẫy đang tiến vào khuôn
viên trước lâu đàu. Hỏi đầy
tớ, cô mới biết người ta đang chuẩn
bị lễ cưới cho cô. Kế đó, các
người hầu vào phòng trang điểm và mặc áo
cưới cho cô. Họ đưa cô xuống
nhà nguyện của lâu đài. Nơi đây, có đông
đủ quý khách, và linh mục tuyên úy của lâu đài
cũng đã nghiêm chỉnh chờ sẵn.
Nghi lễ đến phần
giao ước. Vị chủ tế hỏi Odette có
muốn nhận Simon là chồng theo
luật Giáo Hội không? Cô đã dõng dạc
tuyên bố “Con không nhận lãnh chúa Simon cũng như
bất cứ người nào làm chồng, bởi vì tình yêu
và đức tin của con đã hiến dâng hco Chúa Kitô
từ lâu rồi. Vì thế, không một tình yêu nào, cho
dù sự hăm dọa có thể tách con khỏi tình yêu Chúa
Kitô là bạn trăm năm duy nhất của đời
con”.
Sáng hôm sau, không thấy con gái
xuống vườn đi dạo như thường
lệ, cha cô gõ cửa vào phòng cô. Odette đang gục đầu trên vũng máu.
Ông đáu đớn nhìn con và hiểu ngay ý định
của Odette. Vì muốn hủy hoại
sắc đẹp của mình nên cô đã dùng gươm
cắt chiếc mũi xinh đẹp của cô. Khi
hồi tỉnh lại, được hỏi lý do tại
sao cô làm như vậy? Cô thản nhiên đáp: “Như
thế sẽ không ai cấm cản con đi theo Chúa Kitô
nữa”.
Thật vậy, khi vết thương
đã lành, cô được phép nhập tu viện. Ba
năm sau đó, nữ tu Odette được chị em
chọn làm tu viện trưởng lúc mới 23 tuổi.
Thưa
anh chị em,
Cử
chỉ táo bạo và xem ra như điên rồ của Odette
là bằng chứng hùng hồn nhất về lòng tin và tình
yêu của cô đối với Chúa Kitô. Và để trung
thành tuyệt đối với tình yêu ca cả đó, cô
đã sẵn sàng hy sinh tất cả: cha mẹ, tiền
tài, danh vọng, chức quyền, sắc đẹp và chính
đời sống của cô nữa.
“Ai theo Tôi mà không dứt bỏ cha
mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống
mình nữa, thì không thể làm môn đệ Tôi
được”.
Cuộc
đời con người là một chuỗi những
chọn lựa. Những chọn lựa đan
thành đời riêng của mỗi người. Đối với
người Kitô, chọn lựa là đáp lại tiếng
Chúa đang vang lên trong lòng mình từng giây phút trong cuộc
sống. Đôi khi nhìn lại những chọn lựa
hằng ngày, chúng ta chợt giật mình, vì thấy chúng ta
thường chọn mình: sở thích của mình, hạnh
phúc của mình, tự do của mình. Chúng ta
chọn tất cả những gì ít nhiều dính dáng
đến bản thân. Trong khi Kolbe chọn chết
thay cho bạn tù torng trại tập trung Đức
Quốc Xã, Cha Đamien chọn hiến thân cho người
phong cùi ở đảo Molokai, Mẹ Têrêsa chọn săn
sóc cho những người hấp hối ở Calcutta. Và
chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống để
diễn tả niềm tin và tình yêu vào Chúa Kitô Tử Nạn
và Phục Sinh.
Chọn lựa là phải từ bỏ. Người ta không thể bắt cá hai
tay. Người ta không
thể phục vụ hai chủ. Cũng
không được đặt Chúa ngang hàng “cá mè một
lứa” với tất cả những cái khác để
chọn lựa. Chúa phải
được đặt trên tất cả. Chọn Chúa la phải từ bỏ tất cả
những cái khác. Không được coi
những liên hệ tình cảm gia đình hơn Chúa. Không được coi tiền của vật
chất hơn c. không được coi mạng sống
mình hơn Chúa. Chúa đòi hỏi những người
theo Chúa phải dành cho Ngài quyền ưu
tiên trên tất cả mọi cái khác. Bất
cứ điều gì đi ngược lại hoặc
ngăn cản quyền chọn lựa ưu tiên đó
đều phải bị loại trừ. Không thể
đi theo Chúa, nếu chúng ta không yêu Chúa hơn tất
cả những người thân yêu của chúng ta, dù là cha
mẹ, anh chị em, và yêu Chúa hơn cả chính bản thân
mình, hơn cả mạng sống mình nữa: “Ai muốn
cứu lấy sự sống mình thì sẽ mất, còn ai
liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ cứu
được sự sống” (Lc 9,24).
-
Một người con tốt nghiệp
Đại học Sư phạm muốn đi phục
vụ những con người như bị bỏ rơi
ở một nơi xa thành thị, đường đi
khó khăn, trắc trở, thiếu thốn đủ
thứ, từ cái ăn đến nước uống…
Người mẹ khóc lóc cản ngăn, sợ con cực,
con khổ…
-
Một công nhân làm trong một xí
nghiệp. Người công nhân biết rất rõ nội
vụ tiêu cực làm thiệt hại nặng nề tài
sản của nhân dân. Im lặng để được
yênt hân hay tố giác theo tiếng nói
của lương tâm, của lẽ phải, nhưng
lại liều mình chuốc họa vào thân…
Theo Chúa trong những trường
hợp nầy là một thử thách, là thập giá. Nhưng đằng sau
thử thách, đằng sau thập giá là cuộc sống
mới trong vinh quang.
Anh
chị em thân mến,
Khách quan mà nói, lời mời gọi
của Chúa Giêsu thật là ngược đời và khó
chấp nhận. Những lời đó vẫn làm khó chịu không ít
người. Nhưng cũng những
lời tuyên bố ngược đời đó vẫn
không ngừng lôi cuốn bao người khác dấn thân vào
một cuộc phiêu lưu không biết đâu là giới
hạn.
Chúng
ta có thể hiểu và sống theo
lời mời gọi của Chúa Giêsu, khi chúng ta khám phá ra
được tình yêu của Thiên Chúa đối với
chúng ta. Tình yêu đó bao la, vô điều
kiện, vô vụ lợi. Khi chúng ta cảm nghiệm
được tình yêu đó bằng chính cuộc sống
đời thường của một con người, thì
lúc đó chúng ta mới thấy Chúa Giêsu có lý. Và
chúng ta cũng có lý khi dấn thân vào việc thực
hiện những hy sinh, từ bỏ. Vì
tình yêu và chỉ vì tình yêu mà thôi, những từ bỏ, hy
sinh tự nguyện của chúng ta mới có giá trị
vĩnh cửu. Nói cách khác, nếu chúng ta yêu Chúa
thật sự thì chẳng những chúng ta không ngần
ngại mà còn sung sướng được chia sẻ
thập gái với Chúa Giêsu. Vui sướng
chấp nhận từ bỏ, hy sinh, khước từ
của cải, danh vọng, quyền lực, để
chứng tỏ chúng ta yêu Chúa thật sự, không giả dối
“tình yêu không có hy sinh, chưa phải là tình yêu thứ
thiệt”.
Tuy
nhiên, thưa anh chị em,
Cần
phải suy nghĩ, đắn đo cẩn thận
trước khi quyết định theo
con đường Chúa Giêsu mời gọi. Vì
đây là một chọn lựa hết sức quan
trọng. Nó liên hệ đến cả
cuộc đời chúng ta. Đã bước chân theo Chúa thì phải theo đến kỳ cùng. Không chấp nhận bỏ cuộc, dừng
lại hay thối lui. Theo Chúa cần phải bền
gan vững chí đến cùng mới được, như
Chúa đã nói: “Ai bền đỗ đến cùng mới
được cứu độ”.
Theo Chúa không phải là vấn đề
của lợi lộc trước mắt mà là vấn
đề của tình yêu.
Yêu là trung thành. Yêu là cho
đi, cho đi từ từ, cho đi mại, cho đi
cả mạng sống. Đó mời là
tình yêu lớn nhất, xứng đáng với tình yêu
của Thiên Chúa. Đó cũng là biện chứng
của Tin Mừng: cho đi là nhận lãnh, quên mình là tìm
lại mình, chết là sống, tử nạn là phục sinh
muôn đời.
|