Đòi hỏi của
tình yêu. – Thiên Phúc
(Trích dẫn từ ‘Như Thầy Đã Yêu’)
Giới Tử Thôi người
nước Tần, đời Xuân Thu Chiến Quốc, là bầy tôi
trung thành của công tử Trùng Nhĩ. Khi công
tử Trùng Nhĩ phải lưu vong nơi
đất khách quê người, lương thực đã cạn kiệt, công tử lại không thể ăn những loại rau hoang cỏ dại trong rừng. Giới Tử Thôi đã lén cắt
thịt đùi của mình nấu canh cho Trùng Nhĩ
ăn.
Về sau Trùng Nhĩ
khôi phục lại nghiệp cả, làm vua
nước Tần, Giới Tử Thôi xin về
làng ở ẩn, chứ không hề kể công lênh ngày
xưa.
Trùng Nhĩ sau này
có làm vua
thì cũng là người trần mắt thịt, mà Giới Tử Thôi còn dám
bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chịu khổ cực để theo hầu, hơn nữa còn hy
sinh chính thân mình để
tỏ lòng trung thành với
chủ nhân. Đức Giêsu là Thiên Chúa,
Đấng đã yêu thương chúng ta trước
khi cúng ta có mặt
trên cõi đời này, lẽ nào chúng
ta lại không dám bỏ
người thân, của cải, và ngay cả
chính mình để bước theo Người?
Lời
Chúa trong Tin Mừng hôm nay thật rõ ràng:
“Ai đến
với tôi mà không dứt
bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em,
và cả mạng sống mình nữa, thì không thể
làm môn đệ
tôi được”
(Lc 14, 26). Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu
động từ “dứt bỏ” không có nghĩa
là cắt đứt, là từ bỏ, mà là “ít
hơn”. Vì tiếng Hy Bá không có
thể văn so sánh hơn kém,
nên khi cần
diễn tả hơn kém người
ta dùng lối
văn đối ngẫu “yêu và bỏ”. Thánh
Matthêu hiểu như vậy nên đã viết:
“Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy” (Mt 10,37).
Vậy
ý của Đức Giêsu là nếu
ai muốn làm môn đệ
Người thì phải đặt tình yêu Chúa
lên trên hết mọi thứ tình yêu, hay nói cách
khác tình yêu Chúa phải
thấm nhuần và hướng dẫn mọi tình yêu: Tình
yêu gia đình,
bạn bè và ngay cả
chính mình.
Như
thế, người
tín hữu khi đã chọn
theo Chúa,
làm môn đệ
của Người,
họ vẫn phải yêu mến người thân, gia đình,
bạn bè; họ vẫn phải yêu mến chính bản thân mình; họ cũng phải quí mến của
cải như là những ơn lành Chúa
ban. Nhưng khi cần thiết thì tất cả những tình cảm đó phải hy sinh
cho tình yêu Thiên Chúa.
Đó chính là bậc thang
giá trị mà người môn đệ nào khi theo Chúa cũng phải đặt lại cho mình.
Nhưng có một cám dỗ rất
nguy hiểm này, là Thiên
Chúa thì linh thiêng xa
vời, mà con người và của cải thì sờ sờ
trước mắt,
lại hấp dẫn cuốn hút lạ thường,
nên người ta dễ đặt
lại giá trị ưu tiên lúc nào,
mà chính mình cũng chẳng hay biết. Vì thế, Chúa mới cảnh giác qua hai dụ
ngôn “Xây tháp” và
“Cuộc giao chiến”. Tháp đã khởi công xây dựng,
cuộc chiến đã bắt đầu, thì không thể ngồi xuống mà bàn tính.
Phải
dồn vốn để xây tháp, phải dồn sức mà tấn công.
Nhiều người đã
khởi công nhưng chẳng thành công, nhiều
kẻ đã chiến đấu nhưng không chiến thắng.
Chúa muốn những kẻ theo
Người phải
trung thành trong tình yêu,
và dám sống
chết với ơn gọi của mình. Người
không chấp nhận “cầm tay mà còn
quay lại sau lưng”. Thật vậy, những
kẻ “đứng núi này trông
núi nọ” thường là những người bỏ cuộc, và những kẻ “bắt cá hai tay”
là những người thua thiệt nhiều nhất. Đứng
như Pierre Charles đã
nói về họ: “Có nhiều
kẻ không leo đến
đỉnh núi mà lại ngồi
an hưởng ở lưng
chừng với những tiện nghi tầm thường nhỏ nhoi”.
Lạy Chúa, chúng con đã chọn Chúa là cùng
đích cuộc đời, nhưng biết bao lần chúng con chỉ thấy chọn Chúa là thua thiệt,
là hy sinh,
là mất mát.
Xin đừng bao giờ để chúng con nản chí, bỏ cuộc,
rút lui vì
những đòi hỏi gắt gao của
tình yêu, nhưng xin cho những thử thách ấy trở nên những cơ hội, giúp chúng con lớn lên trong
tình yêu Chúa nhiều hơn. Amen.
|