Con đường
khiêm nhường
(Trích dẫn
từ ‘Logos C’)
Họa sỹ cũng là nhà
điêu khắc thiên tài Leonardo da Vinci đã vẽ bức
tranh nổi tiếng Bữa Tiệc Ly trong vòng 7 năm. Đó là bức tranh vẽ Chúa Giêsu và 12 Tông
đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài
bị bắt và bị giết chết.
Leonardo tìm người mẫu
rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông mới
chọn được một chàng trai có gương
mặt thánh thiện và thanh khiết tuyệt vời làm
mẫu vẽ Chúa Giêsu. Sáu năm tiếp theo
ông lần lượt vẽ xong 11 Tông đồ, chỉ
còn có Giuđa người môn đồ phản Thầy là
chưa vẽ. Họa sỹ bỏ nhiều
công sức để tìm một người đàn ông có
khuôn mặt cực kỳ gian ác để vẽ Giuđa.
Cuối cùng ông đã tìm được tên
tử tội ở Rôma có khuôn mặt thích hợp
để vẽ kẻ phản bội. Người
tử tù này đã từng giết người và
cướp của. Được phép của Hoàng
đế, tên tử tội được đưa
tới Milan nơi
bức tranh đang vẽ dở dang. Khi nét vẽ cuối
cùng được hoàn thành, Leonardo bảo người lính
gác mang người tử tù đi, nhưng bỗng nhiên
hắn vùng vẫy và quỳ xuống bên người họa
sỹ khóc nức nở: “Ôi, ngài Da Vinci, ngài không nhận ra
tôi sao? tôi chính là người mà 7 năm
trước ngài đã chọn làm mẫu vẽ Chúa Giêsu!”
Quả thật, chỉ có 7 năm thôi mà
cuộc sống tội lỗi đã làm biến đổi
một người có khuôn mặt thánh thiện của Chúa
Giêsu trở thành người mang gương mặt xấu
xa của Giuđa! Đó là sự đảo
ngược kỳ lạ xảy ra ở bức tranh
“Bữa Tiệc Ly”.
Nhưng trong chính bữa tiệc ly có một sự
đảo ngược còn kỳ lạ hơn nữa: Chúa
Giêsu, “người chủ tiệc” đã trở thành
“người phục vu” khi quỳ xuống rửa chân cho
các tông đồ. Phải chăng đó chính là định
luật của Nước Trời: “Ai nâng mình lên sẽ
bị hạ xuống và hạ mình xuống thì sẽ
được nâng lên”. Đó cũng là bài học khiêm
tốn Chúa Giêsu dạy mọi người trong bài Tin
Mừng theo thánh Luca hôm nay.
Chúa Giêsu được mời
đến dự tiệc tại nhà một thủ lãnh các
người biệt phái.
Trước bao con mắt đang dò xét, Chúa Giêsu nhận
thấy khách mời thích chọn những chỗ ngồi
quan trọng trong bàn tiệc, Ngài dạy họ bài học
khiêm nhường: Hãy chọn chỗ rốt hết để
được mời lên chỗ cao hơn. Chỗ
ngồi tượng trưng cho địa vị trong xã
hội. Người ta chọn vị trí quan trọng
trong bàn tiệc không phải để được ăn ngon, nhưng để được
vinh dự hơn. Vì thế, người ta luôn thích ngồi
ở những vị trí quan trọng ở những nơi
đông người để thỏa mãn lòng tự tôn
của mình. Nhưng Chúa đã nói: “Ai nâng mình lên sẽ
bị hạ xuống và hạ mình xuống sẽ
được nâng lên”.
Con
đường tự hạ của Chúa Giêsu
Mặc
dù là một Thiên Chúa cao cả, nhưng Chúa Giêsu đã hạ
mình xuống đến tận cùng, mang lấy kiếp phàm
nhân, đã vâng lời cho đến chết và chết trên
thập giá. Chính cuộc đời của Chúa Giêsu là bài ca
của người Tôi Tớ khiêm hạ: “Ngài vốn là
một Thiên Chúa, nhưng không nghĩ đến việc
giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa. Ngài đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy
thân phận nô lệ, trở nên giống người phàm,
Ngài đã vâng lời cho đến chết và chết trên
thập giá. Nhưng Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và ban cho
Ngài một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu…”
(Phil 2, 1-9).
Chúa Giêsu đã hạ mình xuống như
một người nô lệ thấp hèn để dạy
cho các môn đệ một bài học của sự tự
hạ. Chúa
là Chúa, là Thầy nhưng đã cúi xuống rửa chân cho các
môn đệ của mình. Từ “chỗ
nhất” trên trời cao, Ngài đã chọn “chỗ cuối”
dưới chân con người để phục vụ con
người. Đó là bài học Chúa dạy chúng ta hôm
nay: “Các con hãy biết rửa chân cho nhau” (Ga 13, 1-15).
Đi
theo con
đường tự hạ của Chúa Giêsu.
Chúng
ta được mời gọi để đi theo Chúa, đi vào con đường khiêm
nhường thẳm sâu, con đường hy sinh
đến tận cùng, con đường phục vụ
quên mình. Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta hãy chọn
cho mình vị trí cuối cùng trong bữa tiệc cuộc
đời để chúng ta sẽ được Thiên Chúa
mời lên chỗ cao trọng trong bữa tiệc
Nước Trời mai sau.
Bằng
những lời khuyên nhủ khôn ngoan, bài trích sách Huấn Ca
hôm nay cũng chỉ cho chúng ta thấy con đường
khiêm tốn là con đường đẹp đẽ
được mọi người quý chuộng và
được Thiên Chúa mến yêu. Còn sự kiêu ngạo là
con đường dẫn đến tai
họa và diệt vong.
Con
đường khiêm hạ còn là con đường
phục vụ vô vị lợi. Chúa dạy khi
mời khách dự tiệc hãy mời những người
nghèo khó vì họ không có gì để trả lễ. Chúa muốn dạy chúng ta tinh thần phục
vụ vô vị lợi, phục vụ mà không mong
được đền đáp, phục vụ trong âm
thầm và khiêm tốn.
Những
“chiếc ghế” trong cuộc sống
Ai cũng mong tìm cho mình một “chiếc
ghế” vững vàng trong cuộc đời. “Chiếc ghế” tượng trưng
cho địa vị hay chức vụ trong cuộc sống
xã hội. “Chiếc ghế” còn là biểu
tượng của quyền lực và sự giàu có trong
cuộc sống con người. Người ta
sẵn sàng hãm hại nhau để tranh giành “chiếc
ghế” trong xã hội. Người ta cũng sẵn sàng
dùng mọi thủ đoạn và mưu đồ đen
tối để củng cố “chiếc ghế” của
mình thêm vững chắc. Người ta cũng sẵn sàng
bán rẻ lương tâm để giữ vững
“chiếc ghế” của chức quyền và tham vọng.
Nhưng
Chúa Giêsu đã dạy cho mọi người bài học
của tinh thần khiêm nhường khi Ngài rời bỏ
“chiếc ghế” của người thầy trong bữa
tiệc ly để đi làm công việc của một
người nô lệ. Ngài đã từ “ngai tòa” của
một Thiên Chúa cao sang đến với nhân loại qua con
đường nhập thể khiêm hạ để
cứu chuộc con người. Hôm nay, Chúa cũng đang
mời gọi chúng ta đi tiếp con đường khiêm
nhường ấy để đến với Thiên Chúa và
tha nhân. Qua con đường “tự huỷ”,
Ngài đã được Thiên Chúa Cha siêu tôn trong vinh quang.
Cũng vậy, qua con đường phục vụ khiêm
nhường, chúng ta cũng được nâng lên trong vinh
quang muôn thuở.
Trên
con đường nhỏ hẹp sát sườn núi,
một bên là vách núi cheo leo, một bên là
vực sâu thăm thẳm, hai con dê núi đi ngược
chiều nhau. Vì con đường quá nhỏ hẹp,
chỉ đủ cho một con vật đi qua, nên 2 con dê
quá bối rối không biết tính toán thế nào để
vượt qua nhau. Nếu chen lấn,
chúng có thể rơi xuống vực sâu và tan xương
nát thịt. Chúng chợt nghĩ ra một cách: một con
đã quỳ mọp xuống sát đất để con kia bước qua mình. Thế là chúng lại
có thể tiếp tục con đường của mình.
Trên những “lối mòn” của cuộc
sống, nếu chúng ta biết cúi xuống để
phục vụ anh em trong tinh thần khiêm tốn chính là chúng
ta đang đi trên con đường đẹp nhất,
con đường dẫn đến hạnh phúc muôn
đời.
|