Ăn
Người Việt
Nam chúng ta rất coi
trọng cái ăn. Chữ ăn có thể được
ghép với bấy kỳ chữ nào trong
tiếng Việt: từ an chơi, ăn tiệc, ăn cưới đến ăn đòn, ăn gian, ăn năn.
Chữ ăn
dường như bao trùm bàng
bạc trong suốt cả cuộc sống.
Ăn không phải chỉ là một
nhu cầu của thân xác, mà còn
là một sinh họat biểu lộ nhân cách, biểu
lộ tính người của chúng ta. Vì
thế, chúng ta phải biết
giữ phép lịch sự trong khi ăn như tục ngữ đã bảo:
-
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Cũng
như phải tránh đi những
căng thẳng làm mất đi
bầu khí thân mật của bữa ăn:
-
Trời đánh còn tránh
bữa ăn.
Và nhất là đừng
để cho miếng ăn
trở thành miếng nhục khi con người không còn thể
hiện được
nhân cách, không còn thể
hiện được
tính người của mình trong cái ăn.
Đó là trường hợp của những bon chen vàdành
giật, như ăn tham, ăn
hối lộ…
Ăn đối với
con người thiết
yếu là ăn cùng, ăn
với, nghĩa là phải thể
hiện được
đòi hỏi cao quí nhất
trong tình người, đó là sự chia
sẻ và tình liên đới
với người khác.
Hiểu như thế, chúng ta mới thấy
được tại
sao Chúa Giêsu đã dành
một chỗ đứng quan trọng cho cái ăn trong
cuộc sống công khai của
Ngài. Thực vậy, Tin mừng đã ghi lại
rất nhiều sinh hoạt của Chúa Giêsu về cái ăn.
Ngài đã đi ăn cưới
tại Cana. Ngài đã
tới ăn tiệc do người biệt phái khoản đãi. Ngài đã ăn những bữa cơm thân mật tại Bêtania. Ngài đã cùng
ngồi ăn với những người thu
thuế và tội lỗi, chẳng hạn tại nhà ông
Matthêu và tại nhà ông
Giakêu.
Sau khi sống lại, Ngài đã hiện ra với các
môn đệ trong lúc ăn uống. Và quan trọng
hơn cả, Ngài đã thiết
lập giao ước mới trong bữa ăn cuối
cùng với các môn đệ.
Hơn
thế nữa, Ngài lại còn thường dùng hình ảnh
bữa ăn
trong những lời rao giảng
của mình. Biết bao nhiêu lần, Ngài đã sánh
ví Nước trời như một tiệc cưới,trong đó Thiên Chúa
mời gọi tất cả, không trừ một ai.
Dưới mắt Thiên Chúa, điều làm nên giá
trị cho con người không phải là tài
năng hay sự thành đạt trong xã hội,
mà chính là tình yêu
phục vụ.
Chúa Giêsu không kết
án những
người chiếm
địa vị cao ngoài xã
hội. Nhưng theo quan
điểm của Ngài, càng có
quyền thế, thì lại càng
phải hy sinh và phục
vụ nhiều hơn. Giá trị
đích thực của con người chính là phục
vụ và phục vụ một cách vô vị lợi.
Người nghèo nhất trong xã hội sẽ
được coi là người cao trọng nhất trong Nước trời, nếu người đó biết thực sự sống yêu thương và phục vụ.
Chính Chúa Giêsu
cũng đã sống trọn vẹn cho yêu
thương và phục vụ trong suốt cuộc đời trần thế. Thực vậy, là Thiên
Chúa, Ngài đã tự hạ đến chỗ cuối cùng, để có thể yêu
thương và phục vụ những người kém may mắn nhất. Tình yêu thương
và tinh thần
phục vụ đã đưa Ngài tới chỗ hèn kém
nhất của xã hội, đó
là chịu chết trên thập giá như một tội nhân bị bêu xấu.
Ngoài ra, Ngài còn mời
gọi chúng ta cũng phải
biết noi gương Ngài để yêu thương và phục vụ lẫn nhau, nhờ đó kéo dài tình
thương của Thiên Chúa cũng
như tung
vãi hồng ân của Ngài
cho anh em
đồng loại.
Ngài nói với chúng
ta:
-
Khi dọn
bữa trưa hay bữa tối, các ngươi đừng mời bạn bè, anh em
bà con hay láng giềng giàu có, mà hãy
mời những kẻ nghèo khó, tàn tật,
què quặt và đui mù…vì họ không
có gì để
mời lại các ngươi.
Và trong bữa tiệc ly, Ngài cũng nói với các
môn đệ:
-
Nếu Ta vừa là Thầy
vừa là Chúa mà còn
rửa chân cho các con, thì
các con cũng hãy rửa chân
cho nhau.
Thể hiện tình yêu thương
của Thiên Chúa là thương
yêu không biên giới, là thương yêu không so đo,
không tính toánh. Đức Kitô đã không
giam mình trong một giai cấp nào cả, tình
yêu thương của Ngài đã trải rộng trên mọi người.
Mặc dù Ngài đã
dành ưu tiên cho những
người nghèo hèn, nhưng đồng thời cũng không bỏ rơi những kẻ giàu có. Ngài đã ngồi
ăn với
những người
thu thuế và tội lỗi,
nhưng vẫn nhận lời mời đến dự tiệc do một người biệt phái khoản đãi. Người
không phân biệt đối xử và không
loại trừ một ai.
Hãy yêu thương
và biểu lộ tình yêu
thương ấy bằng những công việc phục vụ cụ thể, bởi vì yêu
thương chính là cho đi.
|