BÀI
LỜI CHÚA 95
ThẾ
nÀo lÀ ĐƯỢC cỨu chuỘc ? (Phần
I)
Trích
Thư gửi tín hữu Hip-ri, ch.2.10; 5.7-9
10 Thiên Chúa, Đấng
tạo thành và cùng đích mọi loài, vì muốn đưa
muôn vàn con cái về phúc vinh quang (thiên đàng), nên
Người đã làm một việc thích đáng là đã
dùng thống khổ luyện cho thành toàn (Đức Giêsu)
Đấng khơi nguồn cứu rỗi …
5 7 Vào
những ngày còn (sống) trong thân xác (ở trần gian)),
Ngài đã dâng lên cho Đấng có thể cứu Ngài
khỏi chết, những lời cầu xin khẩn
nguyện với lớn tiếng kêu van cùng nước
mắt, và Ngài đã được nhậm lời vì lòng
suy phục.
8Dẫu là Con, Ngài đã phải đau khổ
dãi dầu, mà học cho biết vâng phục. 9Và
một khi đã thành toàn, Ngài đã nên nguyên nhân cứu
rỗi đời đời cho những ai vâng phục
Ngài,
* Đó là
Lời Chúa ! - Tạ ơn Chúa !
Suy niệm Lời Chúa
Một đôi khi đến chia
buồn cùng những gia đình người thân đã qua
đời, đứng trước thi hài nằm bất
động, ta ngậm ngùi thấy kiếp người sao
quá mong manh… Tự nhiên trong lòng ta dấy lên nỗi khắc
khoải : chính tôi ngày nào cũng sẽ nằm xuống
như vậy. Và ta muốn hét lên : “Tôi không muốn
chết. Tôi muốn tồn tại.” Nhưng làm sao chống
lại được định mệnh nghiệt ngã ?
Bực bội ta tự hỏi : Từ đâu mà có sự
chết ? Tại sao loài người phải chết ?
Người không có đức tin trả lời :
Đó là qui luật thiên nhiên. Hoặc : Trời bắt
chết thì phải chết ! Không phải đâu. Thiên Chúa
không tạo ra sự chết. Kinh Thánh dạy rõ ràng :
“Thiên Chúa không làm ra cái chết,
chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong.” (Kn 1.13)
Từ thuở ban đầu, Người sáng tạo
con người và ban cho họ sự sống, và còn ban
cả tính “bất tử” nữa :
“Thiên Chúa đã sáng tạo
con người
cho họ được
trường tồn bất diệt.
Người đã làm ra
họ như hình ảnh của bản tính (bất diệt
của) Người.” (Kn 2.23)
Vậy sự chết do đâu mà có ?
Thưa : Do ma quỉ xúi giục khiến
loài người phạm tội, cắt đứt khỏi
nguồn sống là Thiên Chúa ! Chết là từ đó ! Thật
vậy, ma quỉ không những chống nghịch với
Thiên Chúa, nó cũng ganh tỵ ghen ghét với loài
người :
“Chính vì quỷ dữ ganh
tị
mà cái chết đã xâm nhập thế gian.
Những ai về phe nó đều phải nếm cái
chết.” (Kn 2.24)
Vì thế, nó xúi giục nguyên tổ chúng ta
ở vườn Địa Đàng nghe theo mưu
độc của nó mà phản nghịch, và thế là đã
đem sự chết vào thế gian :
“Vì một người duy nhất
(là nguyên tổ Ađam), mà tội lỗi đã xâm nhập
trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết ; như
thế, sự chết đã lan tràn tới mọi
người, bởi vì mọi người đã phạm
tội.” (Rm 5.12).
Buồn thay, bị nguyên tổ truyền cho cái gien
tội lỗi, cả loài người chúng ta sau đó theo
gót ông, đều cũng bất tuân, phạm tội
phản nghịch với Thiên Chúa, và tội lỗi ấy
đã tách lìa chúng ta khỏi Thiên Chúa là nguồn sự
sống, vì vậy “sự
chết đã lan tràn tới hết mọi người”.
Chưa hết, từ bỏ Thiên Chúa là Chúa tể
đời mình, loài người lôi kéo theo cả thế
giới rơi vào tình trạng nô lệ sự thống
trị của ma vương quỉ dữ :
“Tất cả thế
gian đều nằm dưới ách thống trị
của Ác thần.” (1 Ga 5.19 ; xem Lc 4.6).
Không
bỏ mặc loài người bất tuân, phản
nghịch, Thiên Chúa ra tay cứu chuộc ta, giải thoát ta
khỏi tay ác quỉ hung tàn, cứu ta thoát vòng kềm
tỏa của sự chết, cho ta được sống
và hạnh phúc : “Chính Người là Đấng đã kéo anh
em ra khỏi quyền lực tối tăm, và chuyển anh
em vào nước của Con chí ái Người, trong Ngài ta có
ơn cứu chuộc, ơn tha tội.” (Col 1.13-14)
Thiên Chúa thực hiện công trình cứu
chuộc vĩ đại đó bằng cách :
a)
Trước hết, sai Con
Một xuống thế. Vốn là Đấng bất
tử, xuống thế thì Con Chúa phải mặc xác loài
người, để nhờ có thân xác ấy Ngài có
thể chết mà thắng ma quỉ, tiêu diệt
quyền lực nó và giải thoát chúng ta :
“(Nhờ mang thân xác
huyết nhục), Đức Giê-su có thể chết, mà tiêu
diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ,
và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt
đời sống trong tình trạng nô lệ.” (Hr 2.14-15)
Chúng ta đã quen tai nghe Chúa Ngôi Hai xuống thế làm
người, nên coi thường, không thấy tất
cả sự bỏ mình sâu thẳm vô hạn mà Chúa phải
chịu khi xuống làm người. Hãy nghe Kinh Thánh nói:
“Ngài, vốn
dĩ là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không
nghĩ phải giữ cho bằng được chức
vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình
ra không, là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành
giống hẳn người ta; đem thân đội
lốt người phàm…” (Pl 2.6-7)
Từ địa vị ngang hàng với
Thiên Chúa, Chúa Ngôi Hai đã bỏ tất cả vinh quang, danh
dự, để xuống mặc lấy cái thân xác hèn
hạ của loài người, mang tên Giêsu ! Kinh Thánh xác
định việc đó bằng một câu long trời
lở đất : Ngài đã hủy mình ra
không. Bỏ
địa vị là Thiên Chúa, xuống làm người hèn
hạ, thì đó chẳng phải là hủy mình ra không là gì ? Coi như Ngài mất tất
cả. Trời xa hơn đất bao nhiêu thì Thiên Chúa
cũng cách xa loài người bấy nhiêu : một
khoảng cách vô cùng vô tận, thế mà Chúa Giêsu đã
từ cõi trời cao xa vô tận đó mà xuống
đến đất đen chúng ta !
b) Sau
khi đã sai Con xuống thế, Thiên Chúa Cha còn để Ngài
phải chết khổ hình đau đớn khủng
khiếp mới cứu độ loài người
được! Quả đúng như Thánh Kinh nhận
định :
“Thiên Chúa đã trả giá
đắt mà chuộc lấy anh em.”
(1 Cr 6.20 ; 7.23).
Thiên Chúa là Đấng Thượng trí khôn
ngoan vô lượng vô biên mà sao đã không nghĩ ra
được cách nào khác nhẹ nhàng hơn, dễ
chịu hơn, mà lại nghĩ ra cách cho Con Một
của Người chịu đau khổ và chết
khổ hình ghê gớm như thế ?
Thiên Chúa
đáp : Không phải không nghĩ được cách nào khác.
Chính đã nghĩ và thấy cách này là tốt nhất, thích
đáng nhất, ta hãy nghe lại đoạn Thánh Kinh trên
đầu bài :
“Quả thế, Thiên Chúa là Đấng
tạo thành và cùng đích mọi loài, vì muốn đưa
muôn vàn con cái về phúc vinh quang (thiên đàng), nên
Người đã làm một việc thích đáng, là dùng thống khổ luyện cho thành toàn (Đức
Giê-su) Đấng khơi nguồn
cứu rỗi…” (Hr 2.10).
Không
những thích đáng, mà còn cực kỳ khôn ngoan :
"Đức Giêsu phải
trải qua nhiều đau khổ (và cả cái chết
nữa) mà học cho biết vâng phục; và khi
(nhờ hoàn toàn vâng phục) bản thân Ngài đã
đạt được thập toàn, Ngài (mới) trở
nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho
tất cả những ai tùng phục Ngài." (Hr 5.8-9).
Muốn
thấu hiểu đoạn Kinh Thánh tuyệt vời này,
trước hết ta phải hỏi : Tội lỗi là gì
? Thưa : Là sự bất tuân. Thiên Chúa dạy một
đàng, ta làm theo một nẻo, ví dụ Chúa dạy: Không
được nói dối, ta cứ nói dối; Chúa bảo :
không được giận ghét, ta cứ giận ghét; Chúa
dạy : không được giết người, ta cứ
giết, cách này cách khác, v.v... Từ Ađam Eva nguyên tổ
đã bất tuân, cả loài người theo đó mà
bất tuân. Thế là chết !
Vì bất tuân mà phải chết,
thì vâng phục là được sống !
Vậy Đức Giêsu sẽ cứu
loài người khỏi chết đời đời
bằng cách đó, Ngài đã
vâng phục, vâng phục để chữa tội
bất tuân phục, Ngài đã vâng phục cách tuyệt
đối, đến nỗi dù đau khổ mấy và
cả phải chết nữa, cũng vẫn cứ vâng
phục, và chính nhờ vâng phục đến mức không còn
thế nào vâng phục hơn nữa, Ngài là người
đầu tiên và cũng là độc nhất đã làm hài
lòng Thiên Chúa vô cùng. Thế là Thiên Chúa đã ban thưởng
cho Ngài được sống lại, được nên
hoàn toàn thánh thiện, Thánh Kinh xác định bằng câu : “Ngài
đã trở nên thập toàn”, và một khi đã
trở nên thập toàn như thế, Ngài mới xứng
đáng là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại,
cho những ai tin vào Ngài.
Suy như vậy mới thấy sự phạm
tội bất tuân là chuyện trầm trọng đáng
sợ vô cùng, vì để
cứu thoát ta, một Thiên Chúa đã phải chết
mới thực hiện được ! Đó là một cái giá vô cùng đắt đỏ. Chứ không phải như
người đời thường nghĩ : tội có gì
quan trọng đâu, đó chỉ là những việc do
khiếm khuyết tâm lý hay thể lý của con người
mà phát sinh ra. Người đời nghĩ như vậy
bởi vì không được dạy cho biết về tính
cách trầm trọng đáng sợ của tội lỗi, hoặc
bởi vì người ta cố tình lấp liếm đi
để cứ nhởn nhơ phạm tội cách vô
tội vạ !
Phần chúng ta, con cái Thiên Chúa, suy gẫm những
sự ấy khiến lòng chúng ta sẽ thêm biết ơn
Chúa Giêsu, vì thấy Chúa chịu đau đớn vô cùng
như vậy, để cứu chúng ta thoát sự khống
chế của ma quỉ, thoát sự kềm tỏa của
tội lỗi và sự chết. Các thánh, các tín hữu
đạo đức cũng đã suy ngắm cuộc
Thương khó khổ đau vô cùng của Chúa mà cháy
lửa mến yêu Chúa, và bởi đó các ngài sẵn lòng hy
sinh hết mọi sự để đền đáp
lại, Vì thế Thánh Phaolô thúc giục bổn đạo hết
lòng tạ ơn Thiên Chúa :
“Bởi lòng biết ơn cảm mến, hãy
dùng thánh vịnh, lời ca, lời vãn của Thần khí mà
ngợi khen Thiên Chúa hết lòng anh em! 17Phàm
điều gì anh em làm, ngôn hành bất luận, mọi
sự hết thảy hãy làm vì Danh Chúa Yêsu, và nhờ Ngài, hãy
cảm tạ Thiên Chúa Cha!”
Tích
truyện
Trong một
nhà thờ nước Tây Ban Nha, người ta tôn kính
một tượng Chúa bị đóng đinh thập giá
cổ rất đặc biệt : cánh tay trái của Chúa
vẫn bị đóng đinh vào thập giá, còn cánh tay
phải thì rời khỏi thập giá, hạ xuống và
giơ ra ban phép lành. Gốc tích sự lạ ấy như
sau :
Lần kia,
có một người đến xưng tội với linh
mục ngay dưới tượng thập giá này.
Người ấy thành thực thống hối ăn
năn, nhưng linh mục nghi ngờ vì tội nhiều và
gớm ghê quá. Do người ấy hứa sẽ chừa
tội, nên được linh mục giải tội.
Người
ấy trung thành với lời hứa được ít lâu,
nhưng vì yếu đuối lại sa ngã. Và nhiều
lần như thế, người ấy lại chạy
đến tòa cáo giải với lòng thống hối ăn
năn. Một lần kia, linh mục bảo :
- Lần
này tôi không thể giải tội cho ông được
nữa.
Năn nỉ mãi, người ấy
được giải tội, với lời ngăm
đe :
- Đây là lần cuối cùng tôi
giải tội cho ông !
Mấy tháng
trôi qua, nhưng bởi thói quen và yếu đuối,
người ấy lại sa ngã. Và lại đến xưng
tội. Nhưng lần này, cha dứt khoát :
-
Ông đừng đùa với Chúa. Tôi không thể ban
phép giải tội cho ông nữa ! Sự ăn năn
của ông không thành thực.
-
Thưa cha, con sa ngã vì con yếu đuối, con thành
thực nhưng con bệnh hoạn, con đến đây
để tìm sức mạnh mà linh hồn con thiếu
thốn, xin cha thương tha thứ cho con.
Linh mục không giải tội, và
ra khỏi tòa hòa giải. Nhưng lạ lùng thay, có tiếng
nấc từ trên thập giá phát ra. Ngực Chúa phồng lên
như sắp hấp hối, bàn tay phải của Chúa
rời cây thập giá, hạ xuống và ban ơn xá tội
cho kẻ tội nhân. Và linh mục nghe được
tiếng Chúa thì thầm với ông :
- Sao con lại không giải tội
cho người này ? Chính Ta là người đã đổ
máu ra chịu chết thay cho nó, chứ không phải con !
Và tiếp
theo là lời từ thánh giá nói với tội nhân :
- Ta tha tội cho con, vì Ta đã mua
con bằng giá rất đắt. Hãy cố gắng
đừng phạm tội nữa !
Từ đó, bàn tay phải của Chúa cứ ở
mãi trong tư thế ấy, như không ngừng mời
gọi loài người đến để ban ơn tha
thứ.
[Hãy hát một bài tạ ơn tình
Chúa yêu ta. Ví dụ : “Xin tri ân, xin tri ân...”, hoặc : “Con xin
dâng Ngài lòng cảm mến vô biên, con xin dâng Ngài ôi trái tim
dịu hiền...”]
U…V
|