Trước cửa
thiên đàng
(Trích trong
‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Ở trang trong của một
nhật báo xuất bản tại Manila, người ta
đã đọc được câu chuyện vui sau đây: Trước
cửa Thiên đàng, linh hồn một nông dân xuất
hiện xin Thánh Phêrô cho vào hưởng nhan Thiên Chúa. Thánh Phêrô
nghiêm nghị hỏi:
-
“Con đã sống như thế nào trên
trần gian mà giờ đây con muốn vào Thiên đàng?”
Linh hồn người nông dân trả
lời với hết lòng chân thật:
-
“Dạ, thưa Thánh Phêrô, 70 năm qua
trên trần gian con đã cần cù làm ăn, tuân giữ
mọi điều luật Chúa dạy, không bao giờ
phạm tội làm mất lòng Chúa. Con muốn vào Thiên
đàng để được hưởng nhan thánh Chúa
đời đời”.
Thánh Phêrô nghiêm nghị trả lời: “Con
đợi ta xem lại các bản phúc trình mà thiên thần
bản mệnh của con đã gởi về”. Trong giây phút
im lặng, với vẻ mặt nghiêm nghị, Thánh Phêrô
lần mở ra kiểm soát thật kỹ những phúc
trình về cuộc đời của người nông dân.
Quả thực, đúng như lời ông khai báo. Thánh Phêrô không tìm thấy bất cứ sai lỗi
nào trong các bản phúc trình ấy cả. Sau giây phút suy
nghĩ thêm, thánh nhân nghiêm nghị thêm, thánh nhân nghiêm nghị
trả lời cho linh hồn người nông dân:
-
“Con không đủ điều kiện
để vào Thiên đàng”. Thánh Phêrô ôn tồn giải thích
lý do: “Con có biết không, trên Thiên đàng nầy, kể
cả chính bản thân ta đây nữa, tất cả
mọi linh hồn vào đây đều là những linh hồn
tội lỗi, đã làm phiền lòng Chúa Giêsu rất
nhiều, nhưng đã sám hối ăn năn,
được Chúa thứ tha, rồi mới vào đây
được. Còn con thì thật là khác thường. Con
suốt đời không phạm tội gì cả. Vậy con
không đủ điều kiện để vào Thiên
đàng. Ta cho con trở lại trần gian sống thêm ít
năm nữa xem sao để con có điều kiện mà
trở lại đây vào Thiên đàng”.
Thưa
anh chị em,
Đây
là một câu chuyện vui có thể giúp chúng ta nhìn vào
cuộc đời quá khứ của mình dướci ánh
sáng của Lời Chúa hôm nay. Nước Trời là của
những tâm hồn tội lỗi nhưng đã sám hối
ăn năn trở về cùng Chúa. Nào ai
dám tự phụ cho mình đã không bao giờ lầm
lỗi, không bao giờ làm phiền lòng Thiên Chúa và xúc
phạm đến anh chị em xung chung
quanh. Chúng ta không nên có thái độ giả
hình, tự phụ, cho mình là trong sạch, tốt lành hơn
kẻ khác, xứng đáng được vào Nước
Trời. Đừng tưởng như những
người Do Thái, cứ tưởng là Dâng riêng của
Chúa, là con cháu của Abraham là đương nhiên
được bảo đảm chắc chắn
được vào Nước Trời. Vì không phải
bất cứ ai thưa: “Lạy Chúa, lạy Chúa là
được vào Nước Trời”, cũng không
phải tất cả những ai đã được
diễm phúc đồng bàn ăn uống với Chúa Giêsu,
được nghe Ngài giảng dạy trên các
đường phố của mình, đều là những
người có đủ tiêu chuẩn bảo đảm cho
một tấm vé vào cửa Thiên đàng!
Vấn đề là phải phấn
đấu “vào qua cửa hẹp”, “phải dùng sức
mạnh” mới lọt được cửa hẹp
dẫn tới bàn tiệc Nước Trời. Bởi vì, trước cửa
Nước Trời, mọi người đều bình
đẳng để vào, không có ưu tiên dành cho những
người có lý lịch tốt, hay có gốc gác bự, có
ô dù… Cũng không có chuyện dành chỗ
trước, cũng chẳng có chuyện chạy chọt
đút lót, cậy quyền cậy thế, hoặc dựa
vào thành tích quá khứ để đòi hỏi cho mình
quyền ưu tiên. Vả lại,
cũng đừng quan niệm bàn tiệc Nước
Trời như một tiệc chiêu đãi có tính cách phô
trương trình diễn. Trái lại, đây phải
là một bàn tiệc của những người chiến
thắng, mà chỉ có những người đã từng
chiến đấu, đã chia sẻ những nỗi gian
khổ, đã thông phần vào cuộc khổ nạn
của Chúa Kitô mới xứng đáng dự phần.
Điều
trớ trêu là không phải con cái trong nhà sẽ là những
kẻ nhanh chân nhất và được vào bàn ăn. Trái lại, chính những kẻ ở xa, những
kẻ lặn lội từ bốn phương trời mà
đến. Đối với những người Do
Thái đang nghe Chúa Giêsu thì những kẻ từ Đông Tây
Nam Bắc mà đến chính là các dân ngoại. Họ sẽ
được vào đồng bàn với các Tổ phụ
và các Ngôn sứ, trong khi chính những người Do Thái là
con cái trong nhà, những kẻ hãnh diện từng ăn
uống thường ngày với Chúa, từng
được nghe Ngài giảng dạy, lại phải
đứng ngoài gõ cửa tuyệt vọng. Vì vậy có
sự đảo ngược thứ tự vào Nước
Trời: “Những người trước hết sẽ
trở nên cuối hết, còn những người cuối
hết sẽ trở nên trước hết”.
Anh
chị em thân mến,
Thiên
Chúa không theo chủ nghĩa lý lịch.
Trước cửa Nước Trời, Ngài không hỏi
mọi người: Có chịu phép rửa tội, có theo kitô giáo, có phải là người Công giáo
hay không? Có phải là Tu sĩ, Linh mục, Giám mục,
Hồng y hay Giáo Hoàng? Điều Ngài
đặc biệt quan tâm và xét hỏi, đó là đã có làm
và sống như Chúa Giêsu đã làm, đã sống, đã
dạy hay không? Vì thế, đừng làm tưởng
rằng: hễ có tên là Kitô hữu, là người Công giáo,
là đạo gốc, là đương nhiên được
bảo đảm vào Nước Trời, để
rồi tự đắc đứng trên nhìn xuống thương
hại hay loại trừ những người anh em
ngoại giáo, những người không chia sẻ một
tôn giáo, một niềm tin với chúng ta. Bàn
tiệc Nước Trời đón nhận tất cả
mọi thành tâm thiện chí. Nếu chúng ta không thực
thi Lời Chúa, không đi theo con đường hẹp
của Chúa, thì có thể những người anh em
ngoại giáo sẽ vào Nước Trời trước chúng
ta, đang khi chúng ta, những người được
mời gọi trước lại sẽ bị Chúa từ
chối, vì chỉ mang cái nhãn hiệu Kitô hữu mà không có
một đời sống đức tin, một
đời sống Kitô hữu đích thực.
Thưa
anh chị em,
Nếu Chúa Giêsu mượn hình ảnh
bữa tiệc để nói về Nước Thiên Chúa thì
chính là để diễn tả sự chia sẻ niềm
vui, chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa và với anh em. Bởi thế, Thánh Phaolô đã nói
với tín hữu Rôma: “Nước Thiên Chúa không phải là
chuyện ăn uống, nhưng là sự công chính, bình an và
hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17).
Bàn tiệc Thánh Thể hôm nay phải là
dấu chỉ cụ thể của bàn tiệc Nước
Trời, nên những gì chúng ta chia sẻ trên bàn thờ,
tức là Mình Máu Thánh Chúa, phải được chia sẻ
rộng rãi trong cuộc sống. Nói khác đi, chúng ta không
thể bẻ Bánh Thánh với nhau mà không biết chia cơm
sẻ áo cho nhau, nghĩa là cho anh em trong cộng đoàn mà
thôi, nhưng còn là cho mọi người anh em đang
cần được chúng ta chia sẻ. Thực hiện sự chia sẻ cụ thể
đó, chính là phấn đấu đi qua cửa hẹp
để dự Bàn Tiệc Nước Trời vậy.
|