Hãy đi xuyên qua cửa
hẹp - Charles E. Miller
Có khó
để vào nước thiên đàng không? Chúa Giêsu nói
như thế khi Ngài cảnh cáo: “Hãy cố gắng vào qua
cửa hẹp”. Lời cảnh cáo của Ngài có một
điều gì đó làm bối rối, từ Ngài nói
rằng: “Mọi người sẽ đến từ
Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam nhiều người
sẽ đến chỗ của mình nơi bữa tiệc
trong nước Thiên Chúa”. Lời tiên tri của Isaia hôm nay
đã nói về cùng một điều này. Nói cách khác sẽ
có nhiều dân tộc ở trong vương quốc.
Vậy tất cả những người đó họ làm
thế nào để đi qua cửa hẹp
được?
Tôi nghĩ
điều gì xảy ra trên xa lộ”siêu tốc” khi có
một tai nạn tệ hại xảy ra. Cảnh sát
liền đóng cửa ba len chỉ cho một len duy
nhất còn lại để chạy giống như
một cửa hẹp vậy, tất cả phương
tiện giao thông đều phải giảm tốc
độ và lần lượt đi qua một cái chốt
hẹp. Khi đó tôi nghĩ về cửa hẹp mà Chúa Giêsu
đã ám chỉ tới, tôi thấy mọi người
đều phải xếp hàng giống như những
chiếc xe hơi trên xa lộ, di chuyển một cách
chầm chậm xếp hàng qua một len mở duy nhất.
Những tài xế đều bực bội, họ ồn
ào giận dữ và trao đổi với nhau những
cử chỉ tục tĩu. Những chiếc xe hơi và
khí hậu thì quá nóng. Nơi chốt đóng thì chật ních
các xe. Tội lỗi cũng giống như tai nạn
xảy ra trên xa lộ, là nguyên nhân của mọi sự
phiền phức.
Đây không
phải là một cảnh mời mọc, hình ảnh này có
nghĩa là chúng ta phải vào thiên đàng. Nhưng khi tôi
nghĩ rõ ràng hơn về hình ảnh cái cửa hẹp, tôi
nhận thấy rằng thật sự chỉ có một
người có thể đi qua cửa ấy. Con
người đó là Chúa Giêsu. Khi Người đi qua
cửa đó mà tới thiên đàng Ngài đã đi vào trong
mầu nhiệm Vượt Qua là sự chết và sự
sống lại của Người. Chúng ta cũng phải
buộc chính chúng ta đi qua cửa hẹp. Tất cả
chúng ta đều cần làm điều đó, để
bảo đảm rằng chúng ta được hiệp
nhất với Chúa Giêsu. Nhiều người đã không
đi qua cánh cửa độc nhất đó là thân mình
của Đức Kitô, Thân Mình mầu nhiệm của
Đức Kitô là Giáo Hội.
Tuy nhiên Chúa
Giêsu đã cảnh cáo một lần thứ hai, Chúa Giêsu nói
với mọi người sẽ phải minh chứng
với chủ nhà: “Chúng tôi đã ăn uống trước
mặt Ngài, và Ngài đã dạy dỗ trên đường
phố của chúng tôi”. Nhưng ông chủ sẽ trả
lời: “Tôi không biết các anh từ đâu đến, hãy
xéo ra khỏi mặt Ta hỡi phường bị chúc
dữ”.
Đây là
sự phiền muộn bởi vì chúng ta đã ăn và
uống trước sự hiện diện của Chúa
tại Thánh Lễ chúng ta đã tham dự và thông dự vào
Thân Mình và Máu Người. Dĩ nhiên là tham dự cách thụ
động trong Thánh Lễ thì không đủ. Lãnh nhận
Thánh Thể mà không có một sự sốt sắng thúc giúc
thì làm sao Chúa Giêsu biến đổi chúng ta thành những giá
trị thiêng liêng được. Những gì mà chúng ta đã
thực hiện nơi Thánh Lễ, đặc biệt là khi
lãnh nhận Thánh Thể phải ảnh hưởng tới
cung cách sống của chúng ta. Chúa Giêsu không dạy chúng ta
trong những đường phố, nhưng Ngài đã
dạy dỗ trong nhà thờ của chúng ta trong phần
phụng vụ lời Chúa. Đó là lý do vì sao chúng ta
phải để tâm lắng nghe những bài học trong
Thánh Kinh, ví dụ như trong thư gởi tín hữu Do Thái
ngày hôm nay: “Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa
sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển
trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ
ấy và có nhận ai làm con cái thì Người mới cho roi
cho vọt”.
Với
tất cả những điều như thế thì đòi
hỏi không thể thiếu được là chúng ta
phải trở nên một dân trung thành, chúng ta vẫn phải
hợp nhất với Chúa Kitô trong thân thể mầu
nhiệm của Người là Giáo Hội. Đó là
phương cách để bảo đảm rằng chúng
ta sẽ phải đi qua tất cả sự ồn ào chán
nản của thế gian này mà vào vương quốc
đời đời.
|