Hy vọng và cầu nguyện
– Achille Degeest
(Trích dẫn từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Tách rời bài đọc hôm nay khỏi bối cảnh toàn bộ Phúc
Âm, người đọc dễ sinh nản chí. Trong bài chỉ
thấy nói đến cửa hẹp nhiều kẻ sẽ không qua được, đến sự khai trừ khỏi Nước Trời v.v… Chúa nhân lành trong
bài giảng trên núi, từng
nói đến Cha với niềm âu yếm, tại
sao ở đây lại có thể
nói những lời nghiêm khắc đến thế? Chúng ta cần nhớ
rằng Phúc Âm là một
pho sách nhất phiến, mạch lạc chặt chẽ, đoạn này soi sáng giải
thích đoạn kia. Vì thế không nên hiểu tình âu yếm
của Cha như một thái độ nhu nhược, không nên giải thích sự đòi hỏi gắt gao
của Người như một chủ trương nghiêm khắc. Phúc Âm hôm
nay nhắc chúng ta về sự
cần thiết phải từ bỏ và bổn
phận phải theo đúng
chân truyền.
1) Phải từ bỏ.
Không lọt qua được cửa hẹp là những
kẻ không muốn từ bỏ những hành trang bề
bộn. Về mặt trí thức, họ khư khư bảo vệ những thành kiến, những hệ thống tư tưởng, những chủ nghĩa, những ý kiến của họ. Về mặt luân
lý, họ không từ bỏ những thói quen ích
kỷ, thái độ tự tại trong vật chất, những lợi nhuận bất công, những hưởng thụ xác thịt. Một số lớn không từ bỏ những thứ cồng kềnh đó nhưng vẫn muốn xưng mình là Kitô hữu,
muốn vượt
qua cánh cửa Phúc Âm, tuy
nhiên trước con mắt Thiên Chúa họ không
qua được. Chính ở điểm
này chúng ta không được
để cho niềm cậy trông của mình bị dập
tắt. Đối với
Thiên Chúa, không có điều
gì Người không làm được.
Vả lại Thiên Chúa luôn luôn
giúp đỡ kẻ có thiện
chí. Nếu ngay tức
khắc chưa thể vượt qua cửa hẹp, chúng ta có
thể với sự trợ giúp của Thiên Chúa, loại
đi một vài thứ lỉnh
kỉnh nói trên. Nếu ngay tức khắc chưa thể tuân giữ tất cả những điều giảng dạy của Phúc Âm, chúng
ta có thể
với sự trợ giúp do Đức Kitô bảo đảm, bắt đầu tuân giữ một vài điều.
Chúa không bao giờ
từ chối giúp đỡ kẻ thành tâm thiện chí. Mỗi ngày thêm cố gắng, phấn khởi vì chắc tâm
được Chúa giúp đỡ, chúng ta hy
vọng vượt
qua được cửa
hẹp, là điều mà bình thường với sức riêng không ai
dám mơ tưởng.
2) Phải
theo đúng chân truyền.
Một số nào đó có
thể dám tự hào được
Đức Kitô nhìn nhận là môn đệ
nhưng thật ra Đức Kitô không nhận
họ là người của Chúa. Đó là những
kẻ uốn nắn Phúc Âm theo
ý riêng mình. Ngày nay có những
kẻ giả mạo Phúc Âm, những kẻ xuyên qua lời phán của Chúa, muốn đưa ra mớ triết
lý, những quyền lợi, những chọn lựa lập trường thế tục của họ. Thay vì quy tư
tưởng theo Phúc Âm, những kẻ ấy quy Phúc Âm
theo tầm cỡ và tiêu
chuẩn tư tưởng của họ. Ngỡ rằng Chúa
bỏ đi, Chúa khoá cửa
rồi, họ gõ cửa xin
vào. Nhưng Chúa từ chối, Chúa bỏ mặc họ với thế gian của họ, vì họ không
đón nhận Phúc Âm chân
truyền bằng một tinh thần tôn trọng sự thật. Chúng ta lấy ví dụ trường
hợp một số hành động
chính trị nào đó. Hành động chính trị của các Kitô
hữu trong quá khứ và
nhất là trong hiện tại luôn luôn bị cám
dỗ muốn đem Đức Kitô vào đời
sống công cộng, muốn viện dẫn Đức Kitô làm hậu thuẫn
cho một hoạt động đảng phái; thật ra ai
cũng biết, hoạt động đảng phái làm cho Phúc
Âm mất đi tính chất
chân truyền. Đối với xu hướng
ấy, đối với những kẻ có chủ
trương ấy, Đức Kitô đóng cửa lại. Chúa mở cửa
cho hầu hết mọi chủ trương, đường lối, ngoại trừ sự giả dối.
|