Đường vào
Nước Trời – Veritas
(Trích dẫn
từ ‘Hãy Ra Khơi’)
Có
nhiều hay ít người được cứu
độ? Những ai được cứu
độ? Phải làm gì để
được cứu độ? Đây
là những câu hỏi rất quan trọng. Sở
dĩ người Do thái đặt câu hỏi nhiều hay
ít người được cứu độ, vì họ
tin là chỉ có người Do thái, chỉ có dân tộc Do
thái là dân riêng mới được cứu, còn dân ngoại
thì Thiên Chúa tiêu diệt hết. Nơi Cựu ước
chúng ta cũng có thể thấy quan niệm này nơi tiên
tri Giona, ông không vâng lời Chúa, trốn đi để
khỏi phải rao giảng lời Chúa cho Israel và dân
ngoại, mà dân ngoại thì Chúa đâu có cứu cho nên
giảng làm gì. Người biệt phái thì
họ càng tin chắc hơn quan điểm này. Quan điểm này sau đó nhiễm luôn cả giám
mục Jancénius, có muốn nên thánh mà Chúa không cho thì cũng
hư đi thôi, hậu quả là người ta sống
buông thả, hưởng thụ, không được
đời sau thì phải bám lấy cái đời này thôi.
Thật sự tìm hiểu kỹ Thánh
Kinh thì không phải như thế, mà Chúa cứu cả dân
ngoại. Lịch sử
cứu độ Cựu ước, sau thời kỳ
Babylon Chúa đã làm cho dân ngoại qui về Thiên Chúa,
đến nỗi cả đế quốc Ba Tư là dân
ngoại cũng yểm trợ cho dân Israel trở về tái
thiết quê hương.
Isaia nơi bài đọc I cho thấy
Chúa tập họp các dân nước đến và cho
thấy vinh quang Chúa. Isaia trình bày cho chúng ta rất rõ ý muốn và tình yêu
của Giavê Thiên Chúa qui tụ mọi dân tộc, biến
họ thành một dân duy nhất. Dân Israel trở về quê
hương đầy phấn khởi và hy vọng sau
một thời kỳ dài làm nô lệ bi đát, ghê tởm. Khi trở về rồi
thì họ phải đương đầu với
thực tế khó khăn ghê gớm. Vì tế, Isaia
cố gắng đem lại cho họ nghị lực
đã bị suy giảm và có thể rơi vào tuyệt
vọng bằng cách là diễn tả một tương lai
sáng chói cho một dân được tuyển chọn, dân
đó chính Chúa chọn lựa làm dấu chỉ cho sự
hiệp nhất mọi dân nước, mà dân nước này
cũng được tiếp nhận cùng với dân riêng
thuộc về Thiên Chúa, tôn thờ Thiên Chúa. Đó chính là
sự hướng dẫn tuyệt diệu trong Hội
thánh do Đức Kitô thiết lập cho cả nhân
loại, cho cả thế giới ở mọi thời và
mọi nơi.
Với ý chí ham hiểu biết, với
tính tò mò, chúng ta muốn hỏi nhiều hoặc ít
người được cứu độ như
người Do thái đã hỏi Chúa Giêsu. Nơi đoạn Tin Mừng chúng ta
đọc lại hôm nay, Chúa Giêsu đã không trả lời
thẳng câu hỏi nhiều hay ít. Nếu Ngài
trả lời nhiều người được cứu
độ thì người ta sẽ sống buông thả.
Nếu Ngài trả lời ít người được
cứu độ thì người ta sẽ thất vọng
buông xuôi, hoặc sẽ rơi vào tâm trạng của
người Do thái bấy giờ là tự đắc,
tự mãn, vênh váo là chỉ có Chúa cứu dân tộc Do thái
thôi.
Tuy
nhiên, trong Phúc âm có lời Chúa châm biếm họ: “Không
phải những kẻ nói lạy Chúa, lạy Chúa mà
được vào Nước Trời, nhưng là kẻ thi
hành thánh ý Chúa. Trong ngày phán xét nhiều kẻ nói chính tôi nhân
danh Chúa làm được cái này, làm cái kia,
nhân danh Chúa trừ quỉ, nói tiên tri, làm phép lạ… Bấy
giờ chủ tuyên bố: Ta không biết các ngươi là
ai, hãy xéo đi khỏi mặt Ta hỡi những
phường tác quái”.
Vì
thế, lẽ ra người ta phải đặt câu
hỏi: Làm sao để được cứu độ? Làm gì để được cứu độ?
Cho nên Chúa trả lời các người hỏi là: “Hãy
chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào
Nước Trời”, chứ Ngài không trả lời là
nhiều hay ít người được cứu. Như thế, đường vào Nước
Trời hẳn không phải là thênh thang mà là cửa hẹp,
cho nên phải chiến đấu. Mà nói đến
chiến đấu thì chúng ta còn nhớ bài Tin Mừng Chúa
nhật tuần trước và được tiếp
nối qua bài Tin Mừng hôm nay thì cuộc đời Giáo
Hội lữ hành là một cuộc đời dân Chúa
chiến đấu. Có nhiều lãnh vực
phải chiến đấu quá đi, nhưng chiến
đấu với chính mình là quan trọng.
Chiến đấu với cái tôi rất là khó, vì cái tôi
cồng kềnh của tự kiêu, phô trương; cái tôi
nặng nề của vun vén cá nhân; cái tôi phình to vì tự
hào, tham danh vọng… Có lẽ cửa trời
là một cửa không hẹp, nhưng chỉ có cái tôi
cồng kềnh, cái tôi nặng nề, cái tôi phình to, to quá
mức cái cửa cho nên không vào được.
Lucife
đã phình to, Ađam Eva đã phình to, vì thế Chúa nói hãy
chiến đấu, chiến đấu cho cái tôi nhỏ
lại trước anh em, chiến đấu cho cái tôi khiêm
hạ trước Thiên Chúa rất cần thiết. Ai trong
chúng ta cũng cảm thấy rằng, có những lúc trong
mình cái tôi có khuynh hướng muốn bành trướng
để thu tích. Thu tích trí thức, thu tích đạo đức, thu tích chức
vụ, thu tích sự tín nhiệm và có khuynh hướng
muốn vượt lên trên người khác. Do đó nó làm
cho lòng chúng ta sơ cứng, khép lại trong mức
độ khác nhau tùy mỗi người. Vì
thế, Chúa muốn chúng ta chiến đấu vào của
hẹp, một cuộc chiến đấu vào của
hẹp là không phải tự mình đặt vào mà chính Chúa
dẫn đem chúng ta vào.
Thánh
Phaolô trong thơ gởi tín hữu Do thái hôm nay trình bày cho
chúng ta thấy chiến đấu là phải trải qua
những đau khổ thử thách. Tất nhiên chiến
đấu là phải can trường; tất nhiên chiến
đấu là gặp những thử thách, gặp những
thương tích, gặp những đau khổ. Nhưng
Thiên Chúa như một người Cha vừa nhân hậu xót
thương, vừa tài trí khôn ngoan, Ngài quan tâm, Ngài sửa
dạy, Ngài bổ sức, nâng đỡ, vì thế thánh
Phaolô khích lệ chúng ta nơi bài đọc II: “Đừng
để mình vấp phạm trước nghịch
cảnh, nhưng hãy can đảm và kiên trì”.
Bước đường xem ra càng khó
khăn, chúng ta càng cần phải hy vọng, tin
tưởng để chiến đấu. Chúng ta cần tin Thiên Chúa là Cha, Ngài luôn
lấy tình phụ tử chăm sóc và nâng đỡ. Ngài
chỉ muốn chúng ta được hạnh phúc,
được sự lành, dù Ngài có sửa dạy, có
quở trách, có đánh đòn là chỉ vì Ngài đã chọn
chúng ta làm con riêng của Ngài. Chúng ta cần tin vào Ngài
để chiến đấu và chắc chắn chúng ta
sẽ vào được cửa trời, cửa xem ra
rất hẹp.
Qua
kinh tin kính mà chúng ta sẽ tuyên xưng, cậy nhờ
Mẹ Maria giúp chúng ta tin mạnh mẽ hơn, đồng
thời cũng xin Mẹ giúp chúng ta quảng đại, can
đảm để chiến đấu thật lực.
|