Coi chừng kẻo bị loại - William
Barclay
Đây là biến cố
đầu tiên trong một loạt các biến cố
mới trong chặng hành trình cuối cùng của Chúa
hướng về Giêrusalem. Ngài biết
tình hình đã đến lúc nghiêm trọng. Ngài biết đây là lần cuối cùng Ngài đi
rao giảng sự cứu rỗi cho dân tộc, nên Ngài
cố gắng để có thể đạt sứ
điệp của Ngài đến cho mỗi thành mỗi
làng.
Trong đám thính giả có người
hỏi: “Thưa Ngài, phải chăng những người
được cứu thoát thì ít?” Chúa không
trả lời trực tiếp, nhưng câu Ngài trả
lời ngụ ý nhiều người Do thái nghĩ mình
được cứu thì lại bị hư mất, có
nhiều người ngoại bang mà người Do thái cho
là hư mất thì lại được cứu. Chúa Giêsu ví sánh những người phước
hạnh của Nước Ngài như một tiệc
cưới dọn trong tòa lâu đài. Cửa
vào lâu đài này hẹp nên nhiều người
được mời từ chối không chịu đi
qua. Sau một thời gian cửa này đóng lại, rồi
những người không chịu vào kia
lại năn nỉ chủ nhà mở lại, nhưng vô
hiệu, họ đã bị loại trừ vĩnh
viễn, lòng tràn ngập hối hận buồn khổ.
Cửa hẹp là cánh cửa của lòng ăn
năn sám hối và đặt niềm tin cậy nơi Chúa
Giêsu, cơ hội vào rất sẵn sàng, nhưng không phải
là vô thời hạn, những kẻ chối bỏ
Đức Kitô sẽ bị lọai ra khỏi Nước
của Ngài, rồi bấy giờ những người này
mới thấy mình dại dột.
Trong câu chuyện, họ
khẩn khoản nài xin được vào, chính điều
này là lý do buộc tội họ. Đây là hạng
người đã biết Chúa rồi, họ đã từng
ăn với Ngài, từng
được Ngài dạy dỗ. Thế thì
tại sao họ lại không nhận Ngài? Những
đặc ân ấy chỉ làm tăng
thêm tội trạng của họ. Chúa đã
từ chối không nhận họ thuộc về Ngài.
Như vậy Chúa mô tả nhiều người Do thái
bị loại bỏ, rồi thêm một câu không kém kích
động về việc tiếp nhận dân ngoại:
“Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến
dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”.
Như vậy Chúa Giêsu đã
ứng dụng cách thực tế câu hỏi mà người
ta chỉ đặt ra vì tò mò. Chúa dạy chúng ta
nhiều điều:
1. Chúa tuyên bố rằng sự gia nhập
Nước Trời không bao giờ là việc
đương nhiên, nhưng đó là kết quả và là
phần thưởng của một cuộc tranh
đấu. Chúa Giêsu phán: “Hãy chiến đấu mà vào”
từ ngữ dịch chiến đấu hay gắng
sức trong nguyên ngữ có nghĩa là sự “thống
khổ”. Sự chiến đấu để
vào Nước Trời phải gay go đến nỗi có
thể diễn tả như một sự thống khổ
của tâm hồn và tinh thần.
Chúng ta dễ sa vào cơ nguy: sinh ra trong gia
đình có đạo, sống trong cộng đoàn tin Chúa,
hay một khi đã chính thức tin nhận Chúa là đã
đi đến cuối đường và bây giờ có
thể ngồi chơi như thể đã đi tới
nơi, đã hoàn thành mục đích. Đời sống
Kitô hữu không bao giờ có cái gọi là chung
cuộc. Kitô hữu luôn luôn tiến tới,
còn không thì sẽ lùi lại.
Con đường đạo khác nào một
cuộc leo núi mà đỉnh chót không bao
giờ đạt được ở thế gian này.
Người ta nói về hai nhà leo núi
nổi tiếng đã chết tên ngọn Everest rằng:
“Khi người ta thấy họ lần cuối cùng thì
họ vẫn hăng hái tiến lên đỉnh núi”.
Người ta đã ghi khắc vào bia
mộ một hướng dẫn viên leo núi Alpe chết
ở sườn núi rằng: “Chàng chết lúc đang lên”.
Con đường Kitô hữu luôn luôn là con đường
đi lên, tiến mãi.
2. Những người đó đã
mượn lý do rằng: chúng tôi đã ăn
uống trước mặt Ngài, và Ngài cũng từng
dạy dỗ trên đường phố của chúng tôi”. Có những người nghĩ rằng họ
đã ở trong đạo Chúa thế là đã đủ
rồi. Họ có ý phân biệt họ
với đám dân ngọai. Nhưng con người
sống trong Giáo Hội của Chúa Kitô chưa chắc
chắn đã phải là Kitô hữu, những người
đó đang hưởng thụ các lợi ích, các tiện nghi mà những người đi
trước đã xây dựng nên. Nhưng đó không
phải là lý do để ngồi chơi, thỏa lòng và yên
trí rằng mọi sự đều tốt đẹp
cả. Ngược lại, chúng ta phải
tự vấn?” Chúng ta không thể
sống bằng cái tất vay mượn của tiền
nhân.
3. Sẽ có những bất ngờ trong
Nước Chúa. Những người nổi
danh ở thế gian này có thể sẽ rất thấp kém
trong đời sau. Những người
chẳng ai biết đến trong đời này có thể
sẽ là những vương tử ở đời sau.
Có câu chuyện về một người đàn bà giàu sang
được thế gian này rất mực tôn trọng. Bà ta chết và khi tới thiên đàng thì có một
thiên sứ đưa bà đến nhà bà sẽ ở. Bà ta
thấy nhiều ngôi nhà xinh đẹp và mỗi lần
đi qua bà cứ tưởng nhà đó dành cho bà. Khi đi qua các dãy phố chính ở trên trời,
tới khu ngoại ô, tại đó các nhà nhỏ hơn
nhiều, và đến cuối phố, gặp một cái
nhà chỉ hơn cái lều một chút. Thiên sứ
bảo: “Đây là nhà của bà”. Bà nói: “Cái gì vậy? Tôi không thể nào sống trong đó”. Thiên
sứ đáp: “Tôi rất tiếc, nhưng đó là tất
cả những gì chúng tôi có thể kiến thiết với
những vật liệu bà đã gửi lên đây!” Các tiêu chuẩn trên trời không giống các tiêu
chuẩn dưới đất. Hạng
nhất của thế gian thường sẽ là hạng
bét và hạng bét của thế gian là hạng nhất ở
trên trời.
|