Lửa trên mặt
đất – McCarthy
(Trích dẫn từ
‘Phụng Vụ Chúa Nhật và Lễ Trọng’)
Suy Niệm 1. NGÔN SỨ LÀ
“NGƯỜI GÂY RỐI LOẠN”
Đức
Giêsu rõ ràng là một con người tinh tuyền lành thánh,
cho nên chúng ta vẫn mong rằng Người phải
được mọi người yêu mến. Tuy nhiên Người đã gây “rối loạn”
đến nỗi bị ghét bỏ và sau cùng bị đóng
đinh. Làm thế nào mà điều
ấy đã xẩy ra? Bởi vì
Đức Giêsu là một ngôn sứ, một ngôn sứ tôn
giáo, và một ngôn sứ luôn luôn là một Personna non grata
đối với quyền lực hiện hành. Phần lớn các ngôn sứ đều bị bách
hại và một số bị giết chết.
Giêrêmia là một ví dụ. Ông được kêu gọi để trở
thành ngôn sứ từ khi còn nhỏ tuổi. Ông sống ơn gọi của mình một
thời kỳ đầy biến động. Người ta chứng kiến sự thất
bại của Israel và sự tàn phá Giêrusalem và Đền Thờ. Ông là
lương tâm của đất nước ông. Ông yêu thương tha thiết dân tộc ông và không
bao giờ đánh mất niềm tin và quyền năng
của Thiên Chúa cứu chuộc dân Người. Tuy
nhiên ông bị kết án là một kẻ
làm loạn và ông sống trong sự đe doạ
thường xuyên đối với mạng sống mình.
Các
ngôn sứ là “những người gây rối loạn” theo nghĩa tốt nhất của từ
ấy. Không có kẻ khuấy rối sự bình an nào lớn hơn người rao giảng
công lý và sự thật. Hãy lấy trường hợp
của Martin Luther King ở Mỹ. Ông là một con
người của hoà bình. Tuy nhiên, khi đứng lên kêu
gọi chấm dứt nạn kỳ thị chủng
tộc đối với người da đen, ông đã
gây ra nhiều biến động hơn bất cứ người
nào khác cùng một thế hệ với ông ở Hoa Kỳ.
Hãy lấy trường hợp nhà bác học Nga Andrei
Sakharov, ông cũng bị chính quyền cộng sản gán cho
nhãn hiệu “kẻ gây rối” khi ông kêu gọi chấm
dứt sự đàn áp những người không có cùng quan
điểm và sự phát triển các vũ khí hạt nhân.
Một đôi khi điều chúng ta
gọi là hoà bình thực ra không phải là hoà bình. Bất cứ hoà bình nào
không xây dựng trên nền tảng công lý đều là
một hoà bình giả hiệu. Cố Tổng Giám
Mục Helder Camara ở Braxin đã mô tả nó như
thứ ánh sáng giống ánh sáng mặt trăng trên
đầm lầy. Đức Giêsu đã
đến để đem lại hoà bình nhưng không
phải loại hoà bình ấy. Giống
như hoà bình giả hiệu, cũng có sự hiêp nhất
giả hiệu trong đó người ta bao che cho sự
phân biệt, kỳ thị và bất công.
Khi
nhà văn Nam Phi Laurens Vander Post được phóng thích
từ một trại giam các tù nhân chiến tranh ở
Nhật Bản, ông hầu như phẫn nộ bởi
những tàn bạo của thời bình mà ông đang sống
không khác gì ông đã phẫn nộ trước những tàn
bạo của chiến tranh. Còn Solzhenitsyn nói rằng khi
những người lính trở về đời sông dân sự,
họ kinh hoàng bởi cách mà người ta đối
xử nhau tàn nhẫn nhất trong con người họ khi
đem lại cho họ cơ hội phục vụ một
chính nghĩa cao cả hơn bất kỳ sự theo đuổi nào của lợi ích bản
thân.
Những sự việc như thế
được chấp nhận là bình thường thì
quả là bất thường. Ví dụ như những bất công trong
xã hội, khoảng cách giữa cái nghèo không được
giúp đỡ và cái giàu xấc xược. Chúng ta đã quá quen với điều đó nên
không còn cảm thấy phẫn nộ. Chúng ta cần
có người lay động chúng ta ra khỏi giấc hôn
mê và sự thờ ơ đó.
Đức Giêsu nói Người
đến để đốt lửa trên mặt
đất này. Đây chỉ là một hình ảnh, một ẩn
dụ, nhưng là một ẩn dụ mạnh mẽ.
Lửa không phải là một vật mà
người ta có thể thờ ơ với nó. Nó không phải là một vật yếu
đuối, nhợt nhạt, không sức sống.
Lửa sưởi ấm và an ủi. Nhưng nó cũng đốt bỏ những gì vô
dụng và thanh lọc những gì ô uế.
Sứ điệp của Tin Mừng là
lửa, nó là men của thế gian Chúng ta, những môn
đệ của Đức Giêsu phải là những
người giữ gìn ngọn lửa ấy.
Suy Niệm 2. CHẠY ĐUA
Vào thời đại hôm nay, chúng ta
chứng kiến một hiện tượng lạ lùng
nhưng kích động. Đó là hiện tượng chạy đua. Chúng ta thường thấy mười hoặc có
khi hai chục ngàn người tham gia vào các cuộc chạy
Maratông trong thành phố và trên khắp thế giới.
Một vấn đề đặt ra: chạy Maratông
một mình hay chạy với người khác,
trường hợp nào cho là dễ hơn. Câu thành ngữ:
“Người chạy đường dài cô độc” nói
lên tất cả.
Một vận động viên chạy
một mình trước một khán đài chật ních các
cổ động viên reo hò cổ vũ, người
ấy lấy hết nghị lực và mọi sức
lực để chạy vượt quá khả năng
thông thường của người ấy.
Chúng ta lấy hết sức lực
để chạy khi thấy xung quanh mình cũng có
những người khác đang chạy. Điều này đặc
biệt đúng như chúng ta không quan tâm đến việc
được xếp vào số những người
về đích trước tiên mà chỉ quan tâm đến
việc hoàn thành cuộc chạy. Lúc
đó, chúng ta coi những người cùng chạy như
bạn hơn là những đối thủ. Chúng ta coi họ như những người nâng
đỡ. Điều này làm chúng ta có thể rút ra
sức mạnh gương sáng của họ. Họ tạo thành một dòng người
đưa chúng ta đi như trong một dòng chảy
mạnh mẽ.
Điều gì trở ngại cho một
vận động viên khi chạy? Bất cứ điều
gì làm hỏng hoặc sự yếu đuối nào.
Nhưng cũng do thiếu động lực. Khi
người ta có động lực cao, họ muốn
thực hiện những hy sinh to lớn bằng cách
cống hiến thời gian, ăn kiêng,
nỗ lực v.v…
Chạy Maratông không phải là để
chiến thắng. Cuộc chạy mới đáng kể. Chạy Maratông tự nó là một biến cố.
Mọi người đều chiến
thắng. Điều quan trọng là
sự tham dự và dấn thân. Và qua việc tham
dự, chúng ta giúp đỡ những người khác
bằng gương sáng của chúng ta: chúng ta có đóng góp
một phần nhỏ.
Không phải chỉ khi chạy đua
người ta mới rút ra được sức mạnh
của tình đồng đội. Tác giả sách Do Thái khích
lệ các độc giả của ông phải kiên trì trong
đức tin bất chấp cái giá phải trả. Ông nói họ phải rút ra sức mạnh của
“đám mây vô số nhân chứng” đã đi trước
họ. Ông đã dẫn chứng các thánh
nhân trong Cựu Ước là những người đã
chạy đua trước họ.
Các Kitô hữu ý thức mình là một
phần của một chuỗi các nhân chứng thánh
thiện kéo dài từ các thánh Tông đồ. Trong cuộc chiến đấu
để giữ lòng trung tín, họ luôn luôn tìm lại
những gương sáng đầy cảm hứng của
các ngôn sứ, nhân chứng và thánh nhân. Chúng ta rút ra niềm
hy vọng và lòng can đảm từ những “anh hùng
của đức tin”, các ngài duy trì lòng trung tín bất
chấp việc các ngài chưa được nhìn thấy
lời hứa hoàn thành trong đời sống các ngài. Và khi
chúng ta cảm nghiệm sự mệt mỏi cùng cảm
giác thất bại và không hiệu quả, các ngài nói với
chúng ta: “Chúng tôi ở với các bạn. Đừng
bỏ cuộc”.
Như
một phi công tiền phong đã nói: “Một đôi khi bão
tố và sương mù chụp xuống bạn. Nhưng
bạn hãy nghĩ đến tất cả những
người đã băng qua sương mù, bão tố
trước các bạn, và bạn chỉ cần tự
nhủ: “Họ đã làm được điều đó,
nên điều đó có thể được thực
hiện lại”.
Nhưng đặc biệt chúng ta
phải hướng mắt nhìn về Đức Giêsu. Lòng trung tín của
Người đã dẫn đưa Người
đến thập giá và sau thập giá đến vinh quang.
Người là một gương sáng cao cả toàn thể
đám mây các gương sáng trong Cựu Ước.
Sứ
điệp ấy thật rõ ràng! Giống như Thầy
chúng ta, các Kitô hữu chúng ta phải sẵn sàng chiến
đấu vượt qua mọi vật trở ngại
trên con đường dẫn đến Thiên Chúa. Đây
không phải là cuộc chiến đấu đơn
độc, nhưng là một cuộc chiến đấu
mà chúng ta cùng nhau thực hiện. Chúng ta cùng
nhau chạy trong một cuộc đua cao cả nhất
dành cho tất cả mọi người.
|