Phân Biệt Thần Loại, LM Fio Mascarenhas Thần học dạy chúng ta rằng cụm từ “Thần Khí” quy cho hai loại động lực. Tinh thần của môt cá thể chỉ ra khuynh hướng nội tâm dẫn đến cái tốt và cái xấu, và khi nó biểu hiện thường xuyên thì trở nên đặc tính của cá nhân đó. Có thể cá nhân đó chịu ảnh hưởng bởi thần khí từ bên ngoài - không biết thần khí đó từ Chúa hay ma quỷ. Vì vậy chức năng ‘phân biệt thần khí’ sẽ thẩm định một hành động hay những hành động lập đi lập lại chịu ảnh hưởng bởi thần khí ma quỷ, hay thần khí của con người. Phân biệt thần khí: Chiếm Hữu & Linh Ứng
Có hai cách phân biệt thần khí: chiếm hữu và linh ứng. 1. Phân biệt thần khí (PBTK) bằng cách chiếm hữu là sự bù đắp cho khuynh hướng thần khí thông thường mà tất cả mọi người đều có thể trau dồi được nếu biết xử dụng những biện pháp chính đáng. 2. Phân biệt Thần Khí (PBTK) theo cách linh ứng là nhờ ơn Chúa Thánh Thần, ơn mà Chúa chỉ ban cho cho một số cá nhân. Một người Linh Hướng, trưởng nhóm cầu nguyện hay những người theo Chúa tuyệt đối cần phải đạt được khả năng PBTK. Vì khả năng này giúp họ xác định được thần khí nào đang dẫn dắt người ta đi xa Chúa, trái với hoạt động của Chúa Thánh Thần dẫn dắt người ta hướng về Chúa. Có nhiều biện pháp giúp ta đạt được nghệ thuật PBTK: 1. Cầu nguyện:
Đây là biện pháp quan trọng nhất, để xin ơn. Chúa Giêsu phán: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được…” (Mt 7:7-11).
“Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách. Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin…” (Giacôbê 1:5-6) Chúng ta phải nhớ tới bảy ơn Chúa Thánh thần lãnh nhận trong Bí Tích Thêm Sức (liệt kê trong sách tiên tri Isaiah đoạn nói về những ơn của đấng thiên sai) bao gồm những ơn tác động tới việc phân định: “Thần khí ĐỨC CHÚA sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ ĐỨC CHÚA” (Is 11:2). [ơn Kính Sợ ở đây có nghĩa là ‘mộ đạo hay sùng kính, kinh sợ, kinh ngạc; không khúm núm hay hèn nhát sợ sệt]. Chúng ta phải xin Chúa khơi dậy những ơn này trong chúng ta. Như Thánh Phaolô khuyên vị giám mục trẻ Timothy, chúng ta phải “khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh” (2 Timothy 1:6). Nhiều lời nguyện của Thánh Phaolô trong các lá thơ tỏ bày sự quan tâm đến việc phân định đúng đắn. Chúng ta sẽ cầu nguyện tốt để xin những ơn này khi xem chúng như những lời nguyện của chính chúng ta (dùng chủ từ tôi): “Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của (tôi) ngày thêm dồi dào, khiến (tôi) được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho (tôi) được nên tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm. Như thế, (tôi) sẽ đem lại hoa trái dồi dào là sống một đời công chính nhờ Đức Giê-su Ki-tô, để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa” (Phil 1: 9-11). “Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, ban cho (tôi) thần khí khôn ngoan để mặc khải cho (tôi) nhận biết Người. Xin Người soi lòng mở trí cho (tôi) thấy rõ, đâu là niềm hy vọng (tôi) đã nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú (tôi) được chia sẻ cùng dân thánh, đâu là quyền lực vô cùng lớn lao Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữu!” (Eph 1:17-19). “Chúng tôi cũng không ngừng cầu nguyện và kêu xin Thiên Chúa cho (tôi) được am tường thánh ý Người, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết mà Thần Khí ban cho. Như vậy, (tôi) sẽ sống được như Chúa đòi hỏi, và làm đẹp lòng Người về mọi phương diện, sẽ sinh hoa trái là mọi thứ việc lành, và mỗi ngày một hiểu biết Thiên Chúa hơn. Nhờ sức mạnh vạn năng của Thiên Chúa vinh quang, (tôi) sẽ nên mạnh mẽ để kiên trì chịu đựng tất cả. Chúng ta hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho (tôi) trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng” (Col 1: 9-12) “Tôi nguyện xin Chúa Cha, thể theo sự phong phú của Người là Đấng vinh hiển, ban cho anh em được củng cố mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người, để con người nội tâm nơi anh em được vững vàng. Xin cho anh em, nhờ lòng tin, được Đức Ki-tô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái, để cùng toàn thể dân thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình thương của Đức Ki-tô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa” (Eph 3:16-19) Cũng vậy một số Thánh Vịnh cũng lien quan tới ơn phân định:
“Lạy CHÚA, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ,
vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con. Sớm hôm con những cậy trông Ngài, bởi vì Ngài nhân ái.
CHÚA là Đấng nhân từ chính trực, chỉ lối cho tội nhân, dẫn kẻ nghèo hèn đi theo đường công chính, dạy cho biết đường lối của Người. Tất cả đường lối CHÚA đều là yêu thương và thành tín đối với những kẻ nào giữ giao ước và lề luật Chúa.
CHÚA xử thân tình với những ai kính sợ Chúa và cho họ biết giao ước của Người…
Ước gì lòng trong sạch và ngay thẳng che chở giữ gìn con, vì con trông cậy Chúa.” (Thánh Vịnh 25) 2. Nghiên Cứu
Những người theo Chúa cần phải quen thuộc với những nguyên tắc thần học tâm linh cơ bản chứa dựng trong sách Kinh Thánh, am tường về đời sống tâm linh, và đời sống của các thánh. Người ấy cần phải hiểu biết một số ‘trường phái’ tâm linh khác nhau: Dòng kín, Linh Đại Thánh Y-Nhã, Thánh Phanxicô, v.v… 3. Kinh nghiệm cá nhân
Trong khi mỗi người đều có một đặc tính và cá tính khác nhau, thì tất cả cũng đều có một đặc điểm chung mà mọi người đều sở hữu, và nếu không hiểu được chính mình, thì họ sẽ khó mà có thể hiểu được người khác. Nếu người lãnh đạo không đạt được mức độ nhân đức nào đó và am tường về chính mình (self-mastery), thì họ sẽ không có khả năng hiểu được tình trạng của những người mà họ hướng dẫn. 4. Các loại thần khí
Chúng ta thấy thần khí đến dưới ba tiêu đề rõ rệt: thần khí của Chúa thánh thần, thần khí ma quỷ và thần khí loài người. Thần Khí Chúa luôn luôn hướng chúng ta về đàng lành, làm việc cách trực tiếp hay qua những nguyên nhân gián tiếp. Ma quỷ luôn luôn hướng chúng ta về đàng dữ, làm việc bằng chính năng lực của nó hay qua sự cám dỗ lôi cuốn về những sự thế gian. Thần khí loài người có khi hướng về đàng lành và có khi hướng về đàng dữ, tùy theo người đó hướng theo lý trí đúng đắn hay theo những ham muốn ích kỹ. Tùy theo thái độ căn bản của nhiều khuynh hướng tự nhiên, điều hiển nhiên là những khuynh hướng tự nhiên đó có thể được xử dụng để làm điều lành hay điều dữ. Ơn sủng không hủy diệt tính tự nhiên nhưng kiện toàn và siêu nhiên hóa chúng. Sự dữ lợi dụng sự yếu đuối của con người và ảnh hưởng của tội tổ tông mà tiến tới việc nhắm tới những mục tiêu xấu. Hơn thế nữa, nó có thể xảy đến với một người và trong cùng một hành động, nhiều loại thần khí trộn lẫn với nhau. Ngay cả khi Thần Khí Chúa chiếm ưu thế trong một hành động, ơn siêu nhiên cũng không theo đó để đi về phía trước hay hoạt động thành công trong hành động đó. Ví dụ, những động lực thuần tính tự nhiên có thể tự khởi đầu cách có ý thức hay vô thức, và gây ra hành động làm mất đi sự tinh tuyền của nó. Như vậy, khi Thần Khí Chúa có thể linh ứng cho chúng ta ăn chay thường xuyên, nhưng tinh thần của chúng ta có thể sau đó khiến chúng ta chỉ ăn chay trên danh nghĩa thôi (như thế chúng ta không nhận được hoa quả của việc ăn chay), hay khi ma quỷ có thể ảnh hưởng lên chúng ta để ăn chay quá mức hay kéo dài trong nhiều ngày (như thế cuối cùng sẽ hủy hại sức khỏe chúng ta)! A. Thần Khí Chúa: có những dấu hiệu đi kèm như sau: Sự Thật: Chúa Giêsu gọi Chúa Thánh Thần là “Thần Khí Sự Thật,” và khen ông Nathaniel là một người “không có gì là gian dối.” Vậy, một người hiến dâng mình cho Sự Thật ngay cả khi phải trả giá (“Nói thật với lòng bác ái” Eph 4:15) và những người có thói quen luôn cố gắng thành thật và trong sáng, là người được thúc đẩy bởi Thần Khí Chúa.
Ngoan ngoãn: Một người được thúc đẩy bởi Thần Khí Chúa chấp nhận bởi sự bình an thật lời khuyên và cố vấn của những người có thẩm quyền trên họ. Họ biểu hiện tính khiêm nhường và tự hạ.
Thận trọng: Thần Khí Chúa Thánh Thần làm cho người ta thận trọng, khôn ngoan và chín chắn trong hành động của mình. Không hề có sự vội vàng, nhẹ dạ, phóng đại hay bốc đồng; tất cả đều quân bằng và sáng tỏ.
Bình an: Người ấy nghiệm thấy sự yên hàn cách thâm sâu và vững vàng trong tinh thần sâu sắc của họ.
Tinh tuyền trong ý định: người ấy thành thật mưu cầu cho ý Chúa được thể hiện và vinh quang Chúa trong mọi việc làm, mà không có sự thích thú hay động lực của tính tự ái.
Kiên nhẫn trong đau khổ: Bất kể có nhận được đau khổ cách đích đáng hay không, người ấy vẫn chịu đựng với sự bình thản.
Đơn sơ: sự chân tình và thành thật không bao giờ thiếu nơi những người được thúc đẩy bởi Thần Khí Chúa. Bất cứ sự hai lòng lừa dối, kiêu căng, đạo đức giả, hay hư danh đều là thuộc tính của ma quỷ.
Tinh thần tự do: Trước hết, không có sự bám víu vào bất cứ loài thụ tạo nào, ngay cả vào những ơn nhận được từ Chúa. Thứ đến, là tất cả đều được lãnh nhận từ tay Chúa với sự khiêm nhường và biết ơn, cho dù đó là một vấn đề của sự an ủi hay thử thách (đối nghịch với trường hợp của những người có ý chí cứng cõi và không khoang nhượng, những người bị tính tự ái điểu khiển). B. Thần Khí con người: Luôn luôn có sự đấu tranh giữa ơn sủng và thần khí con người bị tổn thương bởi tội lỗi và khuynh hướng tự ái. Thần khí con người luôn luôn hướng chìu về tự thỏa mãng cá nhân; nó là bạn của thú vui và kẻ thù của mọi thứ đau khổ. Thần Khí con người sẵn sàng nghiên về mọi thứ phù hợp với tính khí của người đó, cảm quan, tính thất thường hay việc thỏa mãng tính tự ái. Thần khí con người không nghe tới sự nhục nhã, ăn năn và từ bỏ mình, nhưng mưu cầu sự thành công, vinh dự, tán thưởng và những trò tiêu khiển.
C. Thần Khí ma quỷ: Bình thường, thần khí ma quỷ ảnh hưởng lên cá nhân chỉ giới hạn trong những cám dỗ đơn giản. Mặc dầu vậy, đôi khi, thần khí ma quỷ có thể tập trung sức lực trên một cá nhân bằng cách ám ảnh hay chiếm hữu. (Nghiên cứu chi tiết vượt lên trên những gì chúng ta có thể vượt qua sau đây. Sau đây là những dấu hiệu khác nhau: Thần Khí sai lầm: Ma quỷ là cha của sự gian dối, nhưng hắn che đậy sự dối trá khéo léo bằng một nữa sự thật và hiện tượng thần bí giả tạo, bằng đạo đức giả, bằng sự giả vờ và hai mang. Cũng vậy, nếu một người duy trì ý riêng biểu hiện việc chống lại những sự thật được mặc khải, những giáo huấn bất khả ngộ của Giáo Hội, hay thần học đã được chứng minh, hay triết lý, khoa học, phải được kết luận là họ bị ma quỷ đánh lừa hay là nạn nhân của trí tưởng tượng quá mức hay lý lẽ sai lạc.
Tò mò không lành mạnh: Đây là đặc tính của những người khao khát tìm tòi những người bên ngoài khía cạnh bí mật về những hiện tượng thần bí hay bị quyến rũ về những sự việc huyền bí hay những gì không tự nhiên và bình thường.
Rối loạn, áy náy và phiền muộn sâu sắc: Thất vọng, thiếu lòng tin và nhụt chí – là đặc tính kinh niên xen lẽ với tính tự phụ, an toàn giả tạo và sự lạc quan không có nền tảng.
Bướng bĩnh: có vẻ như bất tuân và cứng lòng.
Thường hành động vô ý thức và tinh thần bất an: Những ai hay đi tới thái cực (trong việc thực hành việc ăn năn sám hối / hoạt động tông đồ), hay bê trễ những bổn phận chính yếu phải làm để làm những chọn lựa cá nhân khác.
Tinh thần kiêu ngạo và hư danh: háo hức công bố những món quà và ơn sủng về những kinh nghiệm thần bí.
Không tự chủ trong những đam mê và khuynh hướng mạnh mẽ về cảm giác: Cũng vậy, trong việc bám víu vào sự an ủi về cảm xúc, đặc biệt trong cầu nguyện. Kết luận: Vì những động lực phứt tạp trong con người, Kinh Thánh khuyên chúng ta hãy ‘trắc nghiệm mọi thứ,’ để chúng ta có thể ‘nắm chắc những gì tốt lành, và tiết chế mọi sự dữ’ (1 Thes 5:19-21). Những ai ‘sống trong thần Khí’ phải học biết ‘bước đi với Thần Khí’ (Gal 5:25). Chúng ta không được quên rằng mọi sự luôn luôn có thể để ‘băt đấu với Thần Khí nhưng kết thúc bằng xác thịt’ (Gal 3:3). Vậy, chúng ta luôn cần ơn PBTK để không chỉ là “đầy Thần Khí” nhưng cũng để “Thần Khí hướng dẫn.” LM Fio Mascarenhas
|