Maranatha: Lạy Chúa xin hãy
đến – André Sève
(Trích dẫn từ ‘Tin Mừng Chúa Nhật’)
“Maranatha” có nghĩa
là: “Lạy Chúa, xin hãy
đến!” Đây là
từ cuối cùng của Thánh Kinh, đây
là lời nguyện tha thiết của những Kitô hữu đầu tiên. Từ này lại trở nên lời
nguyện của một số Kitô hữu ngày nay, nhất là trong những
cộng đoàn đặc sủng.
Lời này đáng được
suy niệm.
Maranatha kêu gọi
ngày tận thế, cái ngày kinh khủng
là ngày mà
Chúa Kitô xuất hiện trong vinh quang
khởi đầu cuộc sống mới của con người tràn đầy sinh khí của Chúa.
Bởi vì như Chúa Giêsu
đã nói với chúng ta chính Thiên
Chúa sẽ mời gọi chúng ta vào
hưởng sự vui vẻ của
Ngài: “Ngài sẽ cho
các ngươi ngồi vào bàn và lần
lượt phục vụ các ngươi.”
Nhưng mặc dầu
kỳ diệu và tràn đầy
tình yêu đến thế, cái kết cục
vĩ đại
này có lẽ
không ngày đêm ám ảnh
chúng ta lắm. Chúng ta ít hiểu
điều mà Chúa Giêsu muốn
chúng ta làm khi nói
với chúng ta: “Hãy sống như những người đang chờ đợi”. Và khi chúng
ta ngoan ngoãn lặp lại theo
Ngài: “Lạy Cha, xin cho Nước Cha trị đến”. Điều này không làm lòng
chúng ta hướng về ngày cánh chung,
trong khi đó ý nghĩa đầy đủ là: “Xin cho
thế giới chung cuộc nơi mà Cha sẽ trị vì mau đến”.
Thế giới đó đã đến.
Chúng ta đi đến sự viên mãn
nhưng thế giới đó đến trong sự khởi đầu của chúng ta. Thời
kỳ cánh chung (nghĩa
là những mục tiêu cuối cùng) là một bình
minh xa xăm
soi sáng sự tiến triển của nhân loại (tổng kết, như một nhà chính trị
nổi tiếng đã nói, đó
là một sự tiến triển) hướng về các mặt
trời vĩnh cửu.
Cho nên sự
chờ đợi Kitô giáo không
có tính cách
tĩnh tại và giải phóng. Nó là
ý thức (có thể không sống động lắm) về một sự sản sinh vĩ đại.
Nền
linh đạo chắc chắn nhất mà người
ta luôn dạy
chúng ta thì rõ ràng:
phải sống tràn đầy ngày hôm nay. Nhưng đó
là “ngày hôm nay của Chúa, tràn đầy
Chúa và tràn
đầy sự chờ đợi Ngài.
Liều lượng giữa hoạt động tức thì và sự
chờ đợi thì rất tế
nhị. Nó thay đổi theo
các thời đại hoặc thậm chí theo mỗi tâm trạng. Sẽ có cho tới
cùng những người miệt mài với thế
gian và những
người mơ ước trời cao. Tuy vậy, nói đến liều lượng tức phải có cả
hai, và có
nơi mỗi người trong lòng chúng ta:
sự chờ đợi, vâng, nhưng trong một sự nhẫn nại rất tích cực. Biện chứng giữa
ngày hôm nay và ngày mai
là luôn luôn
phải tỉnh thức. Biện chứng này
suýt bị sai lệch ngày từ khi
Kitô giáo mới ra đời.
Các tín hữu Thessalonica của thánh Phaolô bị Maranatha tác động đến nỗi họ không còn làm gì
nữa cả. Thánh Phaolô phải
nói với họ: “Không, ngày của Chúa chưa đến! Phải sống, phải làm việc” (2Ts)
Chúng ta đã ghi
nhận rất tốt bài học
bởi vì ngày hôm nay của
chúng ta hết sức bận dịu đến độ không tin vào thời
kì cánh chung.
“Những mục
tiêu cuối cùng sao? Để rồi xem!” Ngay cả nơi những người Kitô hữu, người ta nhượng bộ hai cách sống
(thường chỉ
là hai gian
đoạn của một cuộc sống) dưới trần thế này vì Maranatha:
cái tôi bất
cần và cái lịch sống cuồng sống vội.
Chúa Giêsu đòi buộc chúng ta có cuộc
sống tỉnh thức: “Hãy là những
người đang chờ đợi”, hãy ý thức việc ngày tháng qua đi và chấm dứt.
Nhưng
“theo kiểu người quản lý trung thành
và khôn ngoan”.
Một người quản lý “bận bịu” lắng nghe trong tiếng động của những ngày đang đi qua tiếng của Ngày tận thế đang tới. Cho nên Maranatha không
phải là một lời nguyện giả hình, kêu xin
Chúa cho ngày tận thế “đến” mà không muốn
Ngài đến.
Chúng ta có thể
nói với Ngài “Xin hãy đến”
bởi vì Ngài đang đến và để Ngài đến nhiều hơn nữa, ngày từ bây
giờ, thấm nhuần những ngày hôm nay của
chúng ta những giá trị cho ngày
mai. Maranatha thông truyền cái vĩ
đại vào trong điều gì có nguy
cơ nhỏ nhặt, tẻ nhạt hoặc lệch lạc. Đó là những
ngày lê thê
hoặc chạy theo thời
gian, những ngày khổ hình bị giết
chết bằng những liều thuốc an thần. Nếu trong tất cả những điều đó tôi mất
đi sự chờ đợi cơ bản của tôi, Maranatha của tôi, thì tôi
chỉ còn là một kẻ
chia nhỏ thời gian mà thôi, tôi
không xây dựng gì cả,
tôi không tự chuẩn bị cho gì
cả.
Lạy Chúa, xin hãy
đến! Xin hãy thâm nhập những ngày cuối cùng. Qua việc Ngài đến dần dần, xin hãy chuẩn
bị việc Ngài đến tràn đầy nơi chúng con và nơi thế
giới. Ánh sáng Mừng vui, Ánh sáng
vĩnh cửu của Chúa Cha, Chúa Giêsu Kitô
Thánh thiện và Hạnh phúc.
|