THÓI QUEN
Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ có điều kiện là những hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống và được rèn luyện, đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người. Tuy nhiên, nó không sẵn có mà là kết quả của quá trình sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng hằng ngày. Mặc dù vậy, thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân nào đó – do tình cờ hay do bị người khác lôi kéo, dụ dỗ.
Thói quen có hai dạng cơ bản: thói quen xấu và thói quen tốt. Tất nhiên cũng có hai dạng tương đương: thói quen về thể lý và thói quen về tinh thần – đặc biệt là về tâm linh. Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích khác nhau. Việc thay đổi các thói quen của một người là điều rất khó: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Qua thói quen, người ta có thể biết cá tính của người khác và cũng có thể biết tâm trạng của ai đó như thế nào: vui hay buồn, tự tin hay nhút nhát, hạnh phúc hay đau khổ,...
Hằng ngày, ai cũng có những lúc khó khăn. Nếu chúng ta mạnh mẽ thì có thể làm cho mọi thứ khác trở nên giống như “miếng bánh” vậy. Nhưng nếu bạn yếu đuối trong những lúc đó – nếu chúng ta chú ý đến những cơn cám dỗ đi theo con đường thấp kém hơn – chúng ta sẽ thấy mình lún sâu vào nhiều điều. Đại văn hào Shakespeare nói: “Có thủy triều trong công việc của con người, nhận lấy lúc lũ lụt, dẫn tới vận mệnh; bị bỏ sót trong suốt hành trình cuộc sống thì sẽ nông cạn và khổ sở. Chúng ta lênh đênh trên biển đầy ắp như vậy, và chúng ta phải dùng dòng nước khi nó phục vụ, nếu không chúng ta mất cơ hội mạo hiểm” (The Tragedy of Julius Ceasar, màn 4, cảnh 3, dòng 218-224).
Mỗi thói quen trong 7 Thói Quen đều có những lúc khó khăn riêng.
Nhiều lúc khó khăn trong Thói Quen 1, “Hãy tiên phong”, đòi hỏi phải hạ thấp tính khí, cảm xúc tạm thời, hoặc trường hợp để theo quy luật hoặc cách hướng dẫn mà bạn đánh giá. Như tôi đã đề cập trong cuốn 7 Habits, một trong các kinh nghiệm sâu sắc và thực sự gợi hứng trong cuộc đời tôi đã xảy ra vào Mùa Thu năm 1969, khi tôi đi nghỉ ở Hawaii để viết một cuốn sách mà tôi tìm kiếm các kệ sách trong thư viện nhà trường tôi có văn phòng ở đó. Nhưng tôi nhớ rằng điều được người ta nói hôm nay cũng như lần đầu tiên tôi đọc được. Điều đó làm tôi phân vân. Hôm đó tôi đã đọc đi đọc lại điều đó, và trở lại vài ngày để suy nghĩ về điều đó.
Điều đó nói thế này: “Giữa sự kích thích và sự hưởng ứng có một khoảng cách. Trong khoảng cách này có sự tự do để chọn lựa cách hưởng ứng. Trong những cách chọn lựa có sự trưởng thành và hạnh phúc của chúng ta”.
Theo nghĩa cơ bản nhất, Thói Quen 1 là nhận biết khoảng cách này giữa sự kích thích và sự hưởng ứng – giữa những gì xảy ra với chúng ta và các chúng ta đáp lại. Kế tiếp là đời sống, sự tự nhận thức này và sự tự do chọn lựa của chúng ta, để hướng dẫn đời sống, là tặng phẩm quý giá nhất và là sức mạnh của chúng ta.
Lúc khó khăn hoặc thử thách của Thói Quen 1 là nhận biết và chọn lựa cách sống. Đó là tự biết mình là người lập trình, chứ không là chương trình được hành động. Bất kể những vết sẹo nào về tâm lý và xã hội mà bạn có trong mình, bất kể người khác đối xử với bạn thế nào, bất kể nỗi thất vọng, sự căng thẳng và sự thất bại nào có thể che khuất các ý định tốt nhất của bạn, hãy nhìn thấy khoảng cách giữa sự tự do và khả năng hưởng ứng của bạn đối với điều đó.
Thói Quen 2, “Bắt đầu bằng Sự Kết Thúc trong Trí Óc”, là thói quen về tầm nhìn, về mục đích, về nhiệm vụ. Đó là ý nghĩa về những gì mà cuộc sống và cách mà bạn muốn sống. Điều đó bao gồm các quy tắc và cách hướng dẫn mà bạn muốn sống. Đó không chỉ là các giá trị của bạn, vì giá trị không có tầm nhìn thì chưa đủ. Đúng vậy, chúng ta muốn sống tốt, nhưng sống tốt để làm gì? Chúng ta muốn sống tốt vì điều gì đó, nhưng điều đó là gì? Cái gì là tầm nhìn đó – không chỉ cho cuộc đời của bạn, mà cho ngày nay, cuộc gặp gỡ này, mối tương tác này, giờ này, lúc này?
Đối với nhiều người, thử thách hoặc lúc khó khăn đối với Thói Quen 2 xảy ra khi họ mệt mỏi và lười biếng – cứ buông xuôi theo dòng đời. Kế hoạch mới, cuộc gặp gỡ hoặc một ngày khởi đầu và bạn không làm công việc trí tuệ, cảm xúc và tinh thần bên trong con người của bạn để biết cách yêu thích nó tới cùng. Điều này không có nghĩa là bạn quyết định chính xác mọi chi tiết về cách mà bạn muốn cuộc gặp gỡ hoặc một ngày kết thúc. Nhưng hơn nữa, bạn quyết định điều bạn muốn tinh thần của ngày hôm đó hoặc cuộc gặp gỡ đó và chất lượng của mối quan hệ đó kết thúc như nhau. Bạn cảm thấy liên quan một kết cuộc xứng đáng và không có hành động nào.
Thói Quen 3, “Ưu Tiên những Điều Quan Trọng”, là thói quen về tính chính trực, về quy luật, về việc giữ lời hứa. Đó là thói quen tập trung vào ý muốn độc lập để hành động về những điều mà chúng ta xác định là quan trọng nhất, trong Thói Quen 2. Những lúc khó khăn của Thói Quen 3 luôn xảy ra với chúng ta. Chúng ta sẽ có cách giải quyết? Chúng ta sẽ thực hiện? Càng giải quyết sâu sắc thì càng dễ thực hiện – và ngược lại.
Chẳng hạn, có thể dạng mạnh mẽ nhất của việc kiểm soát lời hứa tối thiểu đã từng được dự tính xảy ra khi nhiều người la lên “Đúng, đúng!” đối với cái mà bạn không nên ăn, cùng lúc đó, nhiều tiếng nói khác trong bạn lại la lên “Đừng, đừng!”. Đây là một trong những lúc khó khăn. Điều này thường xảy ra vào cuối ngày, khi tôi một mình trên đường về khách sạn. Tôi mệt lử vì nói suốt ngày và rồi đi hàng trăm cây số để tới một nơi mới. Tôi nằm thư giãn trên giường, nói chuyện qua điện thoại với bà xã và các con – đơn giản là “cứ để mọi thứ xảy ra”. Trước khi gọi điện về nhà, tôi gọi điện tới nơi phục vụ. Tôi có thể đặt làm những gì tôi muốn. Đây là lúc khó khăn. Khi tôi thất bại với lúc khó khăn này, hậu quả là tôi không thể ngủ sâu, bị bao quanh với những điều không cần thiết, không còn năng lượng cho buổi chiều. Rồi tôi cảm thấy rằng tôi đã phản bội tính chính trực và cương vị quản lý của mình để tạo mẫu cho những gì tôi dạy và đấu tranh cho sự phát triển của con người về các quy luật tương tự. Hãy kiểm soát những điều nhỏ!
* Điều gì là lúc khó khăn nhất của bạn đối với ba thói quen này? Chúng thường luôn khác nhau và duy nhất đối với mỗi người. Có giá trị cao khi cố gắng nhận biết chúng để bạn có thể thực hiện tài năng duy nhất của bạn về sự nhận thức và ý chí độc lập để sống bằng tầm nhìn và lương tâm của bạn. Cũng có giá trị cao khi nhận biết giá trị to lớn mà chúng ta phải trả, cả về cá nhân lẫn xã hội, khi chúng ta yếu đuối trong những lúc khó khăn. Điều đó cũng như buôn bán cát để lấy kim cương vậy. Shakespeare nắm bắt hệ quả của việc “nhượng bộ” đối với niềm vui của lúc đó hơn là làm cho nó lệ thuộc vào niềm vui đích thực của sự đóng góp và sự phát triển:
Tôi chiến thắng cái gì, nếu tôi đạt được điều tôi tìm kiếm? Ước mơ, hơi thở, niềm vui thoáng qua. Ai mua niềm vui giây lát để than khác cả tuần? Hoặc tìm kiếm sự vĩnh cửu để được đồ chơi? Để có trái nho ngọt ngào, ai sẽ phá bỏ cây nho? (The Rape of Lucrece, dòng 211-215)
Có thể những lúc khó khăn nhất và thử thách của Thói Quen 4, “Hãy Nghĩ Chiến Thắng”, là lúc chúng ta tin mình đúng. Chúng ta biết chính xác điều nên làm, nên quyết định, và điều chúng ta muốn. Lúc đó thực sự chúng ta hướng tới chiến thắng khi những gì bạn muốn là cách của bạn – đơn giản là chiến thắng. Hoặc có thể đó là có điều gì đó chiếm lĩnh bạn và đối lập với bạn, và bạn phấn kích đến nỗi muốn một ăn cả ngả về không. Bạn coi đó là trắc nghiệm ý chí; bạn không muốn nhượng bộ. Hoặc có thể lúc khó khăn là lúc bạn bị đe dọa bởi có thể làm mất lòng ai đó và bạn cần họ chấp nhận đến nỗi bạn muốn một tháng, một thua. Bạn đầu hàng và nhượng bộ hơn là kết hợp lòng can đảm với sự cân nhắc.
Lúc khó khăn của Thói Quen 5, “Trước tiên muốn Hiểu, rồi muốn Được Hiểu”, là lúc bạn khao khát được hiểu. Có thể bạn cảm thấy hoàn toàn bị hiểu lầm. Người khác nói nhưng bạn không như vậy. Cảm xúc và quan điểm của người khác như thế nhưng bạn không như thế. Ngoài ra, họ vô căn cứ và bạn có ý tưởng tốt hơn nhiều. Bạn cũng có vấn đề đấy. Họ nên hiểu bạn. Bạn hiểu họ rồi, nhưng bây giờ tới lượt bạn. Ngoài ra, hiểu họ là không thích hợp. Bạn biết bạn đúng. Không cần hiểu rằng đó là sai – hoặc bạn cũng nghĩ vậy.
Lúc khó khăn nhất thứ nhì mà tôi đối mặt, và tôi đã có sai lầm lớn nhất, thường do vi phạm Thói Quen 5. Đó là cách phán đoán trước khi tôi hiểu và hành động trước khi tôi biết bức tranh to lớn đó hoặc biết người khác. Khi độc thoại chung bắt đầu, bạn khởi sự đầu tư nhiều về cái tôi vào sự tin tưởng và vào nhu cầu được hiểu của bạn. Người khác không chỉ lắng nghe. Đó là lúc khó khăn – để đạt tới nội tâm sâu xa và hạ thấp nhu cầu được hiểu của bạn, và thực sự làm việc để đạt tới tinh thần và trái tim của người khác. Đó là lắng nghe một cách cảm thông, ó quy tắc và kiên nhẫn để kiềm chế lời nói của bạn. Phải không ngừng học lại bài học phẫu thuật mà chúng ta có hai tai và một miệng, chúng ta nên dùng chúng cho phù hợp. (Chỉ một trong ba lỗ này đóng lại).
Lúc khó khăn hoặc thử thách của Thói Quen 6, “Hiệp lực”, là khi chúng ta gặp khó khăn với người khác và bạn muốn thỏa hiệp. Đó là dùng sức đề kháng tối thiểu bằng cách cố gắng tìm ra vị trí hiệu quả và thỏa mãn cho cả đôi bên, mặc dù bạn biết điều đó không làm cho tình huống lạc quan hơn. Bạn biết có cách khám phá khác, nhưng chưa đủ Thói Quen 5 để thực sự hiểu vấn đề, các nhu cầu tiềm ẩn và mối quan tâm của những người có liên quan. Tóm lại, có sự thúc giục là làm cho thỏa mãn hơn là làm cho lạc quan.
Điều chủ yếu để thúc ép với tinh thần của Thói Quen 4 và kỹ năng của Thói Quen 5 cho tới khi tinh thần hiệp lực xảy ra trong mối quan hệ. Rồi cả hai cùng nhìn về một hướng và tìm kiếm cách thứ ba, nhờ đó bạn không chỉ tha thứ và chấp nhận sự khác biệt, mà còn thực sự tôn trọng những điểm khác biệt đó. Bạn đánh giá các khái niệm khác nhau, các cảm xúc và các kinh nghiệm, vì chúng làm cho bạn có thể sáng tạo điều gì đó tốt hơn nhiều. Tạo ra cách thứ ba được mỗi người cảm nhận cao hơn đối với những người được đề nghị là một trong các kinh nghiệm liên kết trong các mối quan hệ và đời sống.
Thói Quen 7, “Mài Giũa Cưa”, là thói quen quan trọng nhất. Đó là sử dụng các tặng phẩm và thiên phú của mình để tự làm mới chính mình về thể lý, trí tuệ và tinh thần, đồng thời làm mới các mối quan hệ của chúng ta. Khi làm như vậy, chúng ta làm trung hòa mọi thứ – các xu hướng của mọi thứ sẽ bị mất tác dụng. Một trong các cách làm mới hiệu quả nhất là suy xét và suy niệm hàng ngày. Trong cả tâm hồn và trí tuệ, tinh thần canh tân được khơi dậy. Quyết tâm sống bằng các giá trị dựa trên các quy tắc được đổi mới và được đào sâu. Năng lượng của chúng ta được tái nạp. Chiếc cưa của bạn trở nên sắc bén hơn. Cuộc sống của bạn trở nên nhạy bén hơn. Bạn có thể làm việc tốt hơn, nhanh hơn và khôn ngoan hơn. Bạn có thể yêu thương vô điều kiện, bắt đầu tốt hơn, đồng thời vừa can đảm vừa trắc ẩn. Bạn có thể tránh né điều tiêu cực chứ không dành “khoảng trống” cho những người hoặc những điều có vẻ kiểm soát bạn. Khi bạn không tránh né, bạn mất tự do để chọn lựa cách phản ứng của mình. Bạn tự tước quyền của mình và làm cho sự yếu đuối của người khác tiếp tục làm xáo trộn cuộc sống của bạn. Bạn không chủ động sống, mà bạn “bị sống”.
Thói Quen 7 có nhiều lúc khó khăn. Đối với tôi, khó khăn nhất là thức dậy lúc 5 giờ 30 sáng và tập thể dục, rồi đọc sách trong khi tôi không muốn – khi tôi chỉ muốn ngủ nướng thêm. Tôi cũng thấy rằng bí quyết để mạnh mẽ trong lúc khó khăn đó là mạnh mẽ từ tối hôm trước, khi đi ngủ vào giờ nhất định.
Lúc khó khăn kế tiếp của tôi là phải trả giá từ đầu ngày để phát triển trí tuệ và con tim trong việc sắp xếp tổng thể với tầm nhìn và quy tắc về nhiệm vụ cá nhân – để “chiến thắng” cái tôi của mình. Tôi thấy rằng những cuốn sách như cuốn Reflections có thể giúp tạo nên trí tuệ và con tim. Việc suy nghĩ giống như “bơm nhiên liệu” vậy. Có câu nói tương tự: “Người ta nghĩ sao thì làm vậy”. Cần phải suy nghĩ và chiêm niệm – để làm chậm sự nghiện vội vã và cấp tốc để có thể nhìn xa và tự vấn: “Rồi sẽ thế nào?”. Việc đưa các tư tưởng trong đầu vào trong lòng là điều cốt yếu của việc suy tư và chiêm niệm.
Plato xác định: “Cuộc sống không được kiểm soát thì không đáng sống”. Tuy nhiên, theo dõi những gì liên quan trong cuộc sống, tinh lọc sự học hỏi, kinh nghiệm, cảm xúc, và sự thấu suốt của mình, là điều khó khăn đối với nhiều người. Tắt những chương trình ti-vi vô bổ và đọc một cuốn sách khó hiểu mà hay và gợi hứng, đó là lúc khó khăn đối với một số người khác.
Suy nghĩ và suy tư về các quy luật hiệu quả mà chúng giải quyết cả cuộc sống là điều quan trọng đối với trí óc và tâm hồn của chúng ta cũng như thực phẩm đối với thể xác vậy. Bữa ăn ngày hôm qua sẽ không thỏa cơn đói của ngày hôm nay. Mỗi ngày chúng ta đều phải ăn. Mỗi ngày chúng ta đều phải suy nghĩ. Nếu “mài sắc chiếc cưa” thực sự trở thành một thói quen, một cách cư xử ăn sâu vào chúng ta, cũng như việc đánh răng hoặc tắm rửa hằng ngày, và nếu thói quen này được áp dụng theo cách thức cân bằng, kiên trì và khôn ngoan, nó sẽ ảnh hưởng chất lượng, tính sáng tạo, và sự thỏa mãn của cả ngày. Tôi biết không có tác động lực đòn bẩy nào trong cuộc sống có thể so sánh với việc “mài sắc chiếc cưa” trong cả bốn chiều kích – thể lý, tâm trí, tinh thần, và xã hội. Làm đúng thói quen này thì cả sáu thói quen khác cũng được tác dụng, được sử dụng và phát triển. Khi chúng ta kết hợp các thứ khác vào việc “mài sắc chiếc cưa”, các mối quan hệ cũng được đào sâu và hệ lụy cũng xảy ra. Nó di chuyển điểm tựa để có lực đòn bẩy lũy thừa và sự hiệp lực.
Khi chúng ta “giũa sắc chiếc cưa” theo cách cân bằng và kiên trì, chúng ta tự chủng ngừa cho mình đấy. Một cách chậm rãi, dần dần, thậm chí là không thể cảm nhận, hệ miễn nhiễm cứ phát triển để mặc dù chúng ta đối mặt với vấn đề gì, chúng ta vẫn có thể đi sâu vào nguồn dự trữ nội tâm. Nó cũng khai phá sự nhận thức và sự khiêm nhường để vào các nguồn bên ngoài khi cần. Chúng ta chưa bao giờ bị bệnh do các vấn đề chưa giải quyết vì hệ miễn nhiễm vẫn đủ mạnh để giải quyết chúng.
Đây là lý do mà bệnh AIDS là căn bệnh đáng sợ như vậy đó. Nó phá hủy chính khả năng kháng bệnh. Nó phá hủy hệ miễn nhiễm. Người ta không chết do bệnh AIDS, mà người ta chết do các bệnh khác vì chúng không có sức miễn nhiễm. Tương tự, người ta không chết do sự thoái lui và nỗi thất vọng, mà người ta chết do thiếu khả năng “đối đầu” với hệ miễn nhiễm. Hôn nhân không chết do các vấn đề bên nội hay ngoại hoặc vấn đề tài chính, mà họ chết vì không có hệ miễn nhiễm để giải quyết các xung đột và sự khác nhau. Họ đấu tranh hoặc chạy trốn thay vì giao tiếp chân thành và cởi mở để có thể hiểu nhau.
Hệ miễn nhiễm sống mạnh mẽ làm cho chúng ta có thể tự xem xét mình và mối quan hệ với người khác, giúp chúng ta sửa đổi, nhường nhịn, xin lỗi và “đặt cọc” cảm xúc để duy trì, chữa lành và canh tân. Mỗi lần chúng ta ký gởi như vậy, mỗi lần chúng ta phản ánh và tái thề hứa với quyết tâm thực sự, chúng ta lại tự chủng ngừa cho mình, sự miễn nhiễm mới lại sản sinh và làm cho chúng ta có thể vận dụng tốt hơn đối với sự thoái lui và nỗi thất vọng có thể xảy ra trên đường đời.
Làm sao có thể phát triển hệ miễn nhiễm mạnh mẽ? Bí quyết là hãy sống mạnh mẽ ngay trong lúc khó khăn nhất.
Bảy thói quen này sẽ đi vào kho chứa nhiều khả năng mới và tiềm lực trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên, vào sức mạnh này không được tìm thấy bằng cách tập trung vào chính mình, vào việc hướng nội, hoặc tự cải thiện mình. Kiểu phát triển thật có thể xảy ra từ ngoại tại, nhưng chúng ta được hướng vào đó từ trong ra ngoài – từ nhu cầu mà mỗi chúng ta phải phục vụ, tạo ra, đóng góp vào cuộc sống của người khác và xã hội, liên quan ý nghĩa siêu việt – để mà để lại di sản. Nói cách khác, chiến thắng của cá nhân đến trước chiến thắng của cộng đồng. Nhưng nếu sự thử thách cộng đồng có ý nghĩa không hiện hữu thì nhu cầu hoặc nguyên nhân phục vụ sẽ không là chiến thắng của cá nhân, hoặc ít nhất không chỉ là sự tự phục vụ. Trongcuốn “Cherished Memories”, David O. McKay trích dẫn câu đúc kết của Robert Browning:
Có câu trả lời cho niềm đam mê của trái tim khao khát sự viên mãn… Hãy sống trong mọi thứ ở bên ngoài con người của bạn nhờ tình yêu, và bạn sẽ có niềm vui…
Đó là một bài học giá trị học được một cách chậm rãi và qua những lúc khó khăn.
Các thói quen này là nền tảng; chúng có điểm chung. Các quy luật mang tính vũ trụ. Chúng vượt qua mọi văn hóa, tôn giáo, chủng tộc, quốc gia. Chúng được tạo ra phù hợp với các tình huống ở mọi dạng. Cũng như máu từ trái tim dẫn qua các mạch máu tới mọi cơ phận và được sử dụng theo các cách đặc biệt của chúng, các nguyên tắc cũng trở nên các hành động đặc biệt như vậy. Mỗi người và các tình huống của mình là duy nhất. Do đó, các nguyên tắc trừu tượng mang tính vũ trụ cũng phải được chuyển đổi thành các hành động thực tế duy nhất theo tình huống đó. Những lúc khó khăn ở ngay trong các điều thực tế khó khăn của cuộc sống. Tôi tin chắc rằng chúng ta thực sự mạnh mẽ trong những lúc khó khăn đó, mọi thứ khác là “chiếc bánh” về bản chất.
Các cuộc chiến đấu của cuộc sống được dấu tranh hằng ngày trong thinh lặng của chính con tim mình. Thật vậy, Thánh Phaolô đã xác định: “Tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12:10).
STEPHEN R. COVEY TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ)
|