NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG --- Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Từ khi cuộc
chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới ít chú
ý đến chính trị. Mọi nỗ lực đều tập trung vào phát
triển kinh tế. Xưa kia, nước
mạnh dùng sức mạnh quân sự để
áp chế những nước yếu. Ngày nay những nước
giàu dùng sức mạnh kinh tế để
chèn ép những
nước nghèo.
Kinh tế trở thành một sức mạnh. Tiền bạc trở thành một vũ khí lợi
hại. Chính vì thế ai
cũng mong làm ăn
phát đạt để trở nên giàu có.
Thế mà Lời Chúa
trong các bài đọc hôm nay dường như đi ngược chiều với xã hội.
Phải chăng Chúa chống lại sự phát triển, sự sung túc thịnh vượng của xã hội?
Nếu
đọc kỹ Lời Chúa và quan sát
đời sống của Chúa Giêsu, ta sẽ
thấy.
1) Chúa Giêsu xuống trần gian không nhằm giải quyết vấn đề kinh tế.
Khi người thanh niên đến xin Người phân xử vụ
chia gia tài, Người đã trả lời: “Ai đặt ta làm quan
án cho
các ngươi?” Người
đến không phải để giải quyết các vấn đề
kinh tế. Việc phân chia tài sản
là việc giữa con người với nhau.
Sau khi chứng
kiến phép lạ bánh hoá
ra nhiều, dân chúng muốn
tôn Đức Giêsu lên làm
vua. Nhưng Người đã lánh đi nơi
khác. Người
muốn cho con người thoát ra khỏi lãnh
vực vật chất trong cuộc sống.
2) Chúa Giêsu muốn nâng cao chất
lượng cuộc
sống.
Tuy không quan
tâm đến vấn đề kinh tế, nhưng Chúa Giêsu không chống
lại việc làm giàu, tích
lũy của cải. Người
chỉ muốn cho việc tích lũy của
cải có một ý nghĩa.
Khi nói với đám
đông: “Anh em phải coi
chừng, phải tránh xa mọi
thứ tham lam, vì dẫu có
dư giả thì mạng sống con người cũng không nhờ của cải mà được
bảo đảm đâu”, Chúa Giêsu muốn cho ta hiểu:
đời sống đâu chỉ gói gọn trong
vấn đề cơm, áo, gạo,
tiền. Đời sống còn
là cái gì
cao hơn thế, đẹp hơn thế.
Triết học phân chia con người ra hai phạm
trù: “avoir” (có) và “être”
(là). Tôi có gì thuộc
phạm vi khối lượng. Tôi là gì
thuộc phạm vi chất lượng.
Những gì tôi có như của
cải, quần áo, chỉ là
những gì ở ngoài, không làm
thành giá trị con người.
Những gì tôi là mới tạo
thành bản thân tôi, gắn
bó thân thiết
với tôi, tạo thành giá trị đời
tôi.
Khối lượng không quí hơn
chất lượng. Đừng lầm tưởng rằng ý nghĩa cuộc đời sẽ tăng theo khối
lượng của cải. Chúa Giêsu muốn
đời nghèo khổ, không của cải, nhưng không phải vì thế
mà cuộc sống của Người không có giá trị.
Giuđa
chết khi túi đầy tiền bạc, nhưng không phải vì thế
mà ông có
giá trị hơn người khác.
Truyện kể: xưa có nhà hiền
triết sống rất đơn sơ. Ông không cần
quần áo, nhà cửa. Nhà của ông là
một chiếc thùng phuy. Một hôm, vị hoàng
đế đến
thăm hỏi xem ông có
cần gì không. Ông trả lời: “Tôi chỉ cần
nhà vua đứng
tránh ra, kẻo che mất
ánh mặt trời của tôi”. Trong hai người
ấy, ai cao quý hơn,
ai đáng kính trọng hơn?
Chất lượng cuộc
sống làm con người sống nên người hơn, cao quý
hơn, sung mãn nhân cách hơn.
Của cải chỉ có ý nghĩa khi giúp con người đạt được
chất lượng
cuộc sống. Của cải chỉ là phương tiện. Đừng biến phương
tiện thành mục đích.
3) Chúa Giêsu
mở tầm nhìn vô biên
Ông phú hộ
trong bài Tin Mừng hôm nay đã coi của
cải là mục đích. Có được của
cải rồi, ông không còn
biết làm gì hơn là
hưởng thụ.
Tầm nhìn của ông quá hạn
hẹp. Chỉ biết
có vật chất. Chỉ nhìn thấy
đời này. Lời Chúa phán: “Hỡi đồ ngốc! Nội đêm nay người ta sẽ đòi mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sửa đó sẽ về tay
ai” đã mở tầm nhìn ra vô
biên. Người ta đâu sống mãi mà hưởng thụ. Khi chết thì của cải dù nhiều cũng tan theo
mây khói.
Nhưng chưa hết, chết rồi người ta còn phải
ra trước toà Chúa mà
chịu phán xét. Chúa không đánh
con người theo khối lượng những gì họ có,
nhưng đánh giá theo chất
lượng của đời sống. Theo cách đánh giá của Chúa,
những gì ta thu tích cho bản
thân sẽ hết, sẽ qua đi. Nhưng những gì
ta cho đi
sẽ tồn tại.
Lời
Chúa hôm nay dạy ta đừng
hạ thấp đời sống con người trong một tầm nhìn hạn hẹp vào việc
thu tích
của cải cho riêng mình.
Nhưng hay nâng cao cuộc sống, mở rộng tầm nhìn để biết tích trữ những kho tàng nơi
Thiên Chúa, kho tàng ấy
sẽ không bao giờ mất
được.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Tiền bạc cần thiết cho cuộc sống, nhưng tiền bạc cũng nguy hiểm. Theo bạn đâu là những
nguy hiểm do tiền bạc?
2. Tham nhũng, hối lộ đang trở thành phổ biến, người tín hữu phải
có thái độ
nào đối với tiền bạc?
3. Bạn nghĩ gì về Lời
Chúa: “Hãy dùng tiền của phi nghĩa mà mua lấy
bạn hữu trên trời”?
4. Tiền bạc có phải là
tất cả? Hay đời sống con người còn cần nhiều thứ khác cao quý hơn?
|