Lòng ham hố của
cải - R. Gutzwiller
Đề
nghị dân chúng phải đề cao cảnh giác khỏi
men Biệt phái, coi chừng họ, xem ra còn quá dễ, vì
đó là đề phòng người khác; việc đề
cao cảnh giác nói sau đây khó thực hiện hơn:
đó là lời cảnh tỉnh nói với mỗi
người, vì cái tham vọng lo tích luỹ ky cóp, ít
nhiều gì cũng chi phối cuộc sống con
người.
1.
Đầu đuôi câu truyện
Có người đến xin Chúa Kitô chia
gia tài dùm. Anh
của hắn –có lẽ là anh cả- là người
thừa kế chính thức, nên hắn phận em lo mình
phải thiệt thòi. Hắn xin Chúa
như vậy có lý lắm. Vì là con cùng cha, mà bị
xử tệ như vậy sao?
Dẫu thế, Đức Giêsu vẫn
từ chối không giải quyết. Xét cho cùng những
thỉnh nguyện của bạn trẻ này hợp lý
lắm, nhưng chỉ vì hắn bận tâm lo lắng quá
về truyện đó. Cuộc
đời hắn để cho vật chất đóng vai
trò lớn quá. Hắn khó hội ý
được những lời kỳ diệu của Chúa
Kitô về nước Thiên Chúa, một thế giới linh
thiêng và tình yêu Thiên Chúa. Hắn đã bị daỳ vò
bởi quá lo lắng đến công kia
việc nọ mà chẳng hề nghĩ đến
những lý tưởng cao hơn. Đó là tình
trạng cũng thường thấy thôi.
Nhiều người ‘cũng’ quan tâm
đến việc đạo (thậm chí còn quan tâm
nhiều nữa) nhưng thực ra đối với
họ việc đó chỉ là thứ yếu. Họ chấp nhận
việc đạo vơí điều kiện họ còn
thời giờ, còn sức lực, khi đời sống
vật chất còn được bảo đảm.
Trước hết phải là kế sinh nhai, làm ăn sinh
sống, của ăn áo mặc, thể thao giải trí
rồi mơí nói đến đạo nghĩa. Vì chẳng những vấn đề đạo
nghĩa làm mất biết bao thì giờ mà còn phải chú ý
và mất sức lực nữa.
Cho nên, những việc tôn giáo đó, gác
lại đến những ngày cuối đời –không
hẳn là lúc gần chết-. Đàng khác, có những người coi yếu tố
kinh tế như nguyên nhân gốc và ưu thắng của
mọi cuộc biến hoá đến nỗi việc thiêng
liêng –thậm chí cả tôn giáo- xem ra chỉ là cái phụ
trội, thêm thắt không hơn, không kém (nếu không
muốn nói là dư thừa hoặc nguy hại nữa)…
Tư
tưởng đó đã nhiễm vào lãnh vực tinh
thần: một số người công bố rằng con
người hãy lo bảo đảm đời sống
vật chất trước đã, rồi sau đó mới
nói đến nước Chúa. Còn Tin mừng
thì đã mang một thứ ngôn ngữ khác hẳn.
2. Giáo
huấn của Đức Giêsu
Chúa
trả lời rât minh xác: ‘Vì chẳng phải sung túc mà
đời sống được của cải
đảm bảo cho đâu’. Những lời này
được coi như một chủ đề
được phát biểu gắt gao và
mang hai ý tưởng.
Trước nhất những của
cải vật chất không bảo đảm cho
đời sống. Điều này ngày nay là một thực tế
trước mắt. Việc phát
triển kinh tế đã hoàn toàn rút mất khỏi cá nhân
khả năng định đoạt số mệnh.
Cá nhân lệ thuộc vào chủ mình; và
ông chủ, chính ông cũng lại tuỳ thuộc vào
những tương giao kinh tế qui mô của khu vực,
mà khu vực kinh tế lại tuỳ thuộc vào miền
Kinh tế. Và
cứ thế miền kinh tế vượt khỏi ranh
giới xứ sở và đại lục.
Như
thế vận mệnh mỗi người nằm trong tay người khác và những thế lực
vô danh không có chút khả năng cạnh tranh. Ngoài cái bấp
bênh về mặt kinh tế, còn có cái bấp bênh trên
thực tiễn vì vào thời đại chúng ta, cuộc
chiến nào cũng mang những chiều kích vĩ
đại và đưa đến biết bao đổ nát
hoang tàn và tai ương khốn khó khiến hàng triệu
người phải mệnh số. Không còn chi là an toàn chắc chắn cả.
Thật
rất nực cười: chính vì coi vật chất là
nhất mà đánh mất đi sự an toàn đó; bởi
vì những hiệp ước, khế ước, bảo
đảm, trách nhiệm và lương tâm là những
thực tại tri thức thực tế hôm nay đã
biến dạng, vì vật chất đã làm mất ý
nghĩa và bản chất đích thực của những
cái đó.
Chỉ
có những lợi điểm và sức mạnh vật
chất là đáng kể: khi vật chất làm chủ thì
người ta thường hay cười trừ làm lơ
với những rắc rối lương tâm, đạo
đức và luật pháp.
Thứ đến, dù cá nhân
được đảm bảo về mặt của
cải song không phải vì thế mà cuộc sống
thực danh được bảo đảm đâu.
Bằng một ví dụ, Chúa Kitô
phản ảnh ý tưởng này thật rõ rệt. Ngài trình bày một
người không thiếu gì cả. Ruộng
vườn sinh lợi dư thừa, vừa hoàn thành kho
lẫm mới, mùa màng được nhiều đem
chất vào đó. Thế là không lo
mất mát, tổn hại gì nữa.
Hắn
được toàn quyền định đoạt mọi
sở hữu của mình, tức là hắn biết cái
ưu tiên hy hữu của sự an toàn
thực sự vật chất. Tuy nhiên đó
chỉ là ảo tưởng, vì cái chết là một
sức mạnh không thể kháng cự.
Do
đó, vào giờ đã định, hắn bó buộc
phải từ bỏ những thứ hào nhoáng giả
dối kia và dù muốn dù không cũng
phải trút bỏ hết khi xuôi tay nằm xuống,
trước mặt Chúa mọi sự đều bị
phơi trần. Phán quyết Thiên Chúa sẽ
nói hắn là kẻ ‘điên rồ’. Hắn
tưởng mình có quyền sở hữu tất cả và
ròi quá hiển nhiên là hắn chẳng giữ
được chi hết vì chẳng mang theo
được chi. Tất cả những thứ hắn có
thực chẳng giá trị gì. Và cái hắn
phải lo tìm kiếm, thì hắn lại không có.
Thực ra, cuộc đời hắn
đã đến lúc suy sụp cả phần vật
chất lẫn tinh thần. An toàn đảm bảo chỉ tìm
được nơi Thiên Chúa thôi, đó là điều Chúa
muốn giải thích trong phần cuối dụ ngôn. Đức Giêsu khuyên bảo hãy làm giầu cho Thiên
Chúa.
Những
kho tàng ân sủng thiêng liêng và những
công nghiệp con người chu toàn bằng việc hợp
tác với Chúa: những cái đó mới đáng kể. Cái chết vẫn là tiêu chuẩn tất yếu
của tính xác thực ấy. Khi
những gì thuộc phàm trần qua đi thì những gì
thuộc về Chúa sẽ tồn tại. Trò chơi cao giá này người ta chỉ thắng
cuộc khi nhắm đến Thiên Chúa.
Thật là điên rồ cho ai chỉ bù
đầu suốt đời vào những cái phàm tục. Người khôn ngoan là
người biết vượt qua của cải phù vân
để nghĩ tưởng đến vĩnh cửu.
Chỉ có ai biết tích luỹ tất cả
những gì chắc chắn và cất giữ nơi kho
cuả Chúa mới bảo đảm được
cuộc sống bất diệt.
|