Khờ dại
Bài Phúc âm hôm nay có nói tới một
người giàu có đã lo tích trữ rất nhiều của
cải, và cho rằng từ nay cuộc đời mình
sẽ được hạnh phúc, bảo đảm. Ông nghĩ rằng: “Thôi, cứ nghỉ
ngơi, cứ ăn uống vui chơi hưởng thụ
cho đã!”. Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta:
“kẻ khờ dại”. (nội đêm
nay, người ta sẽ đòi lại mạng
ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó
sẽ về tay ai?).
Nếu ông ta sống vào thời
đại này, mọi người sẽ xem ông là một
nhân vật vị vọng, một con người có
địa vị cao trong xã hội, có thể sai khiến
người khác, được mọi người nể
trọng. Thế
mà Chúa Giêsu lại gọi ông là kẻ dại khờ.
Chúa Giêsu không lên án ông là kẻ dại
khờ, vì có thể ông đã làm giàu một cách bất chính.
Câu chuyện cho thấy ông đã lao
động cật lực, đã biết tận dụng
thiên thời địa lợi và hoạch địch
một chương trình dài hạn như một nhà doanh
nghiệp tài ba. Vậy tại sao ông lại
được xem là một kẻ dại khờ?
Đời
sống của ông bị nhận chìm bởi các con sóng là các
phương tiện vật chất như áo quần, xe cộ, nhà cửa và các tiện nghi trong
cuộc sống. Đời sống của
ông bị bởi các hành trang vật chất chỉ giúp ông
duy trì và phát huy cuộc sống trong cuộc lữ hành
ngắn ngủi của một đời người.
Ông ta quên rằng con người sống nhờ
phương tiện nhưng lại sống cho cùng đích,
và cùng đích của con người là “tìm kiếm
Nước Thiên Chúa và đức công chính của
Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho. Và
thảm kịch của cuộc sống chính là lo lắng
tìm kiếm phương tiện, và để cho cùng đích
tan biến trong phương tiện.
Người đàn ông này nếu càng giàu
có về của cải vật chất thì đời
sống tinh thần và thiêng liêng càng trở nên nghèo nàn. Có thể ông có rất
nhiều sách quí, nhiều đĩa nhạc hay, nhưng
chắc rằng ông chẳng bao giờ nghe, và chẳng bao
giờ đọc. Vì ông còn đang
mải mê kiếm tiền và giữ tiền. Cho nên đời sống tinh thần và thiêng liêng
của ông trở nên nghèo nàn. Vậy, ông
đúng là kẻ khờ dại.
Ông chỉ sống cho cá nhân của ông
chứ không biết quan tâm đến người khác. Có một người
nọ thật giàu muốn gì cũng có, tuy vậy ông không
thấy hạnh phúc vì ông chỉ nhận được
những cái nhìn soi mói, coi thường và khinh miệt
của người khác. Ông tìm đến hỏi
một người nổi tiếng là khôn ngoan: “Tại sao
người ta lại coi thường và khinh miệt tôi cho
tôi là kẻ keo kiệt bủn xỉn? Người
ta đâu biết rằng sau khi chết, tôi sẽ hiến
tất cả gia tài của tôi cho người nghèo và cho
những công việc từ thiện”. Để
trả lời, nhà khôn ngoan kể cho ông một câu chuyện
như sau: Một chú heo than thở cùng chị bò cái: “Tôi
cũng như chị, chúng ta cống hiến thịt mình
cho loài người. Thế thì tại sao
họ thân thiện với chị mà xa lánh tôi?”
Ngẫm nghĩ giây lát, chị bò cái trả lời:
“Thịt chúng ta chỉ cống hiến cho loài người
khi chúng ta chết. Còn bây giờ có lẽ
tại tôi hiến cho họ sữa lúc tôi còn sống nên
họ quí mến tôi chăng”.
Thật vậy, nhìn vào cuộc sống
hằng ngày thì chúng ta sẽ nhận ra ngay, những
người có điều kiện về vật chất
biết quan tâm giúp đỡ chia sẻ với anh em thì
sẽ được nhiều người yêu mến và
kính nể.
Ông
nhà giàu này mang trong mình căn bệnh vị kỷ, nên không
thấy rằng của cải của ông là do của
cải tập thể mang lại, ông cũng không nhận ra
rằng ông đã thừa hưởng một kho tàng ý
tưởng và các tiến bộ mà những người
đang sống cũng như đã chết góp phần
tạo nên. Ông nghĩ rằng mình có thể sống huy hoàng
trong thế giới nhỏ bé chật hẹp. Ông là một
con người sống theo chủ
nghĩa cá nhân và suốt đời ông chỉ có một mình
không có ai làm bạn. Ông thật là kẻ
khờ dại. Ông đã không biết rằng ông có
được của cải như ngày nay chính là do Thiên
Chúa đã ban cho ông. Và bây giờ ông nói với chính mình: bây
giờ tôi có nhiều của cải rồi, ta cho xây kho
để cất của cải vào đó, giờ ta chỉ
có hưởng thụ, đi du lịch, an
dưỡng tuổi già. Nhưng đêm hôm
đó Thiên Chúa gọi ông. Vậy ông quả là một
kẻ khờ dại vì khi chết ông đâu mang theo được vật chất gì.
Có lẽ ông nhà giàu này nghĩ rằng
của cải, quyền thế ở trần gian này là
một thứ bảo hiểm chắc chắn cho hạnh
phúc và sự sống đến nỗi ông quên cả cái
chết rình rập, bất xét đến phần rỗi
đời đời.
Ông là kẻ khờ dại vì cứ bo bo
giữ lấy của cải cho thật nhiều
để tiêu xài, ăn chơi thỏa thích, cung phụng
cho bản thân để rồi không biết khôn ngoan dùng
của cải mua lấy bằng hữu trong Nước
Trời. Ngày nay có nhiều người lẫn lộn
giữa hạnh phúc và cái bóng của hạnh phúc; họ
mải mê rong ruổi chạy theo cái bóng
này, để rồi mau chóng thất vọng khi nó vỡ
tan như bong bóng xà phòng.
Chúa Giêsu coi người giàu có này là
kẻ khờ dại vì ông không phân biệt được
phương tiện và cùng đích cuộc đời; ông
không ý thức được mình lệ thuộc vào
người khác; ông không ý thức được mình
phải lệ thuộc vào Thiên Chúa.
Thế thì, qua bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu
muốn nói với chúng ta điều gì? Chúa Giêsu không hề lên án
người giàu có chỉ vì họ có nhiều của
cải, nhưng chỉ cảnh báo những người quá
coi trọng tiền bạc, của cải và không biết
sử dụng tiền bạc cho đúng. Tiền
bạc tự thân không có giá trị đạo đức.
Nó có thể sử dụng cho việc tốt
cũng như việc xấu. Nó chỉ
là phương tiện, một khí cụ, một đồ
dùng. Như con dao chẳng hạn, cái làm cho nó tốt
hay xấu chính là cách sử dụng. Con dao có thể giúp
người mẹ dùng để sửa soạn bữa
ăn, hay giúp cho bác sĩ phẫu thuật để
cứu sống bệnh nhận, nhưng nó cũng có
thể được dùng để sát nhân. Và
việc sử dụng tiền bạc cũng thế.
Nếu chúng ta sử dụng đúng và tốt, như giúp
đỡ anh em khi họ thiếu thốn, hay làm một
công việc từ thiện nào đó là chúng ta cứu
sống họ, nhưng nếu dùng đồng tiền mà
mua chuộc, đút lót với ý đồ xấu là chúng ta
đã hại người khác.
Dưới
cái nhìn của Chúa, làm giàu một cách lương thiện
không phải là xấu, tiêu dùng của cải do mình làm ra
không hề là một điều xấu. Nhưng
điềm nhiên hưởng thụ và nhắm mắt làm
ngơ trước nỗi khổ của anh em lại là
một tội ác, dù có ý thức hay không ý thức, mỗi
người chúng ta là một con nợ đối với
người khác (người quen biết hay không quen
biết). Vậy chúng ta phải trả món
nợ thế nào? Câu trả lời thật giản
đơn: cho kẻ đói ăn, cho kẻ trần
truồng áo mặc, chăm sóc người đau ốm. Chúa Giêsu muốn chúng ta sống một cách sống
khôn ngoan. Người khôn ngoan phải
biết đâu là giá trị thật và giả, cái gì
trường tồn và nhất thời. Người
khôn ngoan biết nhìn sự vật theo
bậc thang giá trị: sẵn sàng hy sinh cái tạm bợ
để theo đuổi cái vĩnh hằng. Cuộc
đời Kitô hữu chúng ta là phải sống siêu thoát,
nghĩa là của cải, danh vọng, địa vị,
quyền lực, quyền lợi được sử
dụng như phương tiện để đạt
đến mục đích tối hậu. Kitô hữu chúng ta không miệt thị những
thực tại trần thế nhưng hướng tất
cả các thực tại trần thế vào việc xây
dựng Nước Trời. Thực tại trần
thế giúp thăng tiến con người trong xã hội và
Giáo Hội. Như thánh Phaolô đưa ra một xác tín cho
chúng ta: Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô thì
chúng ta sẽ cùng sống lại với Người. Đức Kitô trở thành Người mẫu,
dạy chúng ta sống tốt đạo đẹp
đời.
|