Có tiền mua tiên không được?
(Suy niệm của Lm. Fx. Nguyễn Hùng Oánh)
Theo Đệ Nhị Luật, trưởng
nam là kẻ thừa kế gia tài cha mẹ, được
nhận gấp đơi phần của cac em (Đnl 21,17).
Luật quy định rõ ràng như vậy,
nhưng người ta vẫn vi
phạm. Bài Tin Mừng (Lc 12, 13-21) kể truyện một
người tới thưa với Chúa: “Thưa thầy, xin
thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi”. Có
lẽ người anh đã chiếm giữ tất cả,
người em chỉ còn nước đi kiện. Thông thường, người bị thiệt
tới xin các thầy Pharisiêu, ký lục xét xử. Phán
quyết của họ có giá trị trước cộng
đoàn, bắt đôi bên nguyên / bị phải tuân theo.
Tới Chúa Kitô xin Ngài xét xử,
người ta xem Chúa như một thầy ký lục
hoặc Pharisiêu nghĩa là xem Chúa ở bậc “thầy
dạy”. Chúa không phân xử chính ngay nội dung vụ
người ta yêu cầu. Chúa nói: “Này anh, ai đặt tôi
làm thẩm phán hay làm trọng tài giữa các anh”. Qua vụ
kiện nầy Chúa vạch ra cho biết nguyên nhân sâu xa là
lòng tham lam tiền bạc và mọi thứ tham lam khác. Chúa đả kích quan niệm xem tiền bạc là
bảo đảm đời sống người ta.
Dụ ngôn Chúa đưa ra rất cụ
thể: một phú hộ của cải nhiều, phát
đạt quá, phải làm nhà kho lớn để tích
trữ thóc lúa. Ông ta tự thỏa mãn, bảo với chính
mình hãy hưởng giàu sang, phú quý cả đời chưa
hết, tiền bạc bảo đảm ơng. Chúa
bảo ông ta là hạng ngốc (Giêremia 17, 11) vì cái chết
đến tiền bạc trở nn vơ
ích với ơng.
Dụ ngôn trên cho ta biết hai điều:
tiền tài giúp người ta sống, có thể sống
lâu, nhưng không thể sống lâu theo ý
muốn người ta. Cái chết đến
bất thình lình, lúc người ta không muốn, khi
người ta đang ham sống và tiền của tỏ
ra bất lực trong vấn đề này. Thứ hai
lo thu tích nhiều tiền của, khi
chết, hai tay buông xuôi, mọi sự vất lại
cả, không có gì mang theo.
Đúng là nhà phú hộ hạng
ngốc. Thánh vịnh nói hạng ngốc
sống không cần biết Chúa (Tv 13 (14), 1). Ông này
chỉ biết đến tiền bạc và hưởng
phú quý do tiền bạc đem lại. Cái chết
đến, đống tiền của,hưởng
vinh hoa phú quý trở nn vơ nghĩa với ơng. Trái
lại, người làm giàu nơi Thiên Chúa sống theo ý Chúa, cái chết đến là lúc họ
đạt tới đích của cuộc sống, tới
cùng cực ý nghĩa đời sống trần gian, họ
trở thành giàu có trong Thiên Chúa.
Nói như vây, không phải khinh
chê tiền bạc. Tiền bạc,
của cải vật chất tự nó có giá trị
để phục vụ con người, để con
người không bị lệ thuộc, sống đúng
với nhân phẩm của mình. Tiền
bạc thực sự không làm thêm tuổi đời, kéo dài
đời người, nhưng giúp con người
đạt tới tuổi thọ của mình. Thí dụ, vì nghèo khổ thiếu dinh dưỡng,
người ta chỉ sống đến 30 tuổi, thay vì
tuổi thọ 60, 90, 100. Tiền bạc
sẽ giúp người ta cải thiện cuộc sống,
tạo nên thuận tiện cho cuộc sống, đạt
tới tuổi thọ 100. Rõ ràng tiền bạc,
của cải không phải là đảm bảo tuyệt
đối cho đời sống, nó chỉ là phương
tiện “gia hạn” cho cuộc sống trần gian. Người phú hộ đã tưởng rằng
tiền của nhiều bảo đảm đời
sống ở mức tuyệt đối, cuộc sống
viên mãn ở trần gian, mà không nghĩ cái chết
đến chấm dứt tất cả.
Kẻ sáng suốt biết tính toán đúng,
biết giá trị của tiền của, biết sử
dụng nó để làm phong phú đời sống, làm giàu
cho đời sống nơi Chúa, không thể dùng tiền
bạc để mua Nước Trời. Có
tiền mua tiên cũng được? Chắc
chắn tiền bạc không thể mua Nước Trời,
trái lại tiền của có lúc là thần Mammon đối
nghịch với Thiên Chúa (Lc 16, 13). Phải biết
sử dụng tiền của để sống theo Ý Chúa, làm giàu nơi Chúa bằng bác ái.
Kẻ chỉ sống với tiền bạc, hưởng
thụ mọi thứ không lành mạnh ở trần gian,
cậy tiền của nhiều sống theo
dục vọng, thỏa mãn lòng tham quyền chức làm
thiệt hại bản thân, linh hồn và thể xác, họ
đã dùng tiền của mua lấy án phạt đời
đời.
|