

Một hành lang hai bên tường liệt kê danh sách của những con người bị sát hại
bao gồm tên tuổi và quốc tịch cùng ngày sinh tử của họ.
Ai cũng bị gọt trọc đầu trước khi chết, để lấy tóc của họ làm xà bông hay thảm
- còn cả một căn phòng rộng lớn bùng nhùng toàn là tóc với tóc...
Thăm Bệnh Viện Đại Học Nhi Đồng (UCH) ở Prokocim Krakow

".... Phúc Âm thường cho chúng ta thấy Chúa Giêsu gặp thành phần bệnh nhân,
ôm lấy họ và tìm kiếm họ.
Chúa Giêsu luôn chú ý tới họ.
Người quan tâm đến họ như một người mẹ chăm sóc đứa con bệnh nạn của bà, và Người tỏ lòng cảm thương họ.
"Tôi mong muốn biết bao Kitô hữu chúng ta có thể gần gũi với bệnh nhân như Chúa Giêsu, trong thinh lặng, một cách săn đón, bằng lời cầu nguyện.
Buồn thay, xã hội của chúng ta bị lọ lem bởi thứ văn hóa hoang phí, ngược với thứ văn hóa chấp nhận.
Các nạn nhân của thứ văn hóa hoang phí này là những ai yếu hèn nhất và mỏng dòn nhất; đó thực sự là những gì tàn nhẫn.
Trái lại, đẹp đẽ biết bao khi thấy rằng ở bệnh viện này, thành phần nhỏ bé nhất và thiếu thốn nhất lại được đón nhận và chăm sóc.
Cám ơn anh chị em về dấu hiệu yêu thương anh chị em cống hiến cho chúng tôi! Dấu hiệu đích thực của nền văn minh, nhân bản và Kitô giáo đó là
biến những ai bất hạnh nhất thành tâm điểm của mối quan tâm xã hội và chính trị.
"Đôi khi gia đình cảm thấy lẻ loi một mình trong việc chăm sóc ấy.
Phải làm gì đây?
Từ nơi chốn này, đầy những dấu hiệu cụ thể của tình yêu thương, tôi xin nói rằng:
Chúng ta hãy tăng bội các công việc của nền văn hóa chấp nhận, các việc làm được tác động bởi tình yêu Kitô giáo, tình yêu vì Chúa Giêsu tử giá, vì xác thịt của Chúa Kitô.
Phục vụ một cách yêu thương và dịu dàng những ai cần đến sự giúp đỡ của chúng ta làm cho tất cả chúng ta lớn lên về nhân bản.
Nó mở ra trước chúng ta con đường dẫn đến sự sống đời đời.
Những ai dấn thân thực hiện các công việc của lòng thương xót thì không sợ chết...."
Huấn Từ Kết Thúc Đường Thánh Giá
tại Jordan Park ở Blonia, Krakow


"Đường Thánh Giá là con đường trung thành theo Chúa Giêsu cho tới cùng,
trong các trường hợp thường thê
thảm của cuộc sống hằng ngày. Nó là con đường
không sợ thất bại, không sợ bị loại trừ hay bị cô độc
vì nó làm cho cõi lòng của chúng ta tràn đầy sự viên mãn của Chúa Giêsu".
Ta đói các con đã cho Ta ăn,
Ta khát các con đã cho Ta uống,
Ta là khách các con đã tiếp đón Ta,
Ta trần trụi các con đã cho Ta mặc,
Ta đau yếu các con chăm sóc Ta,
Ta bị tù ngục các con thăm viếng Ta (Mathêu 25:35-36)
Những lời này của Chúa Giêsu trả lời cho vấn đề thường được gợi lên trong tâm trí chúng ta:
"Thiên Chúa đâu rồi?"
Thiên Chúa ở đâu chứ khi mà sự dữ đang xẩy ra trên thế giới của chúng ta đây, một khi đang có những con người nam nữ đang đói khát, bơ vơ không nhà, lưu đầy và tị nạn?
Thiên Chúa ở nơi đâu đây khi những con người vô tội đang chết đi bởi bạo lực, khủng bố và chiến tranh?
Thiên Chúa ở đâu khi mà những chứng bệnh ghê rợn gây ra tình trạng đổ vỡ nơi những liên hệ cuộc đời và tình cảm?
Hay khi các trẻ em bị khai thác và nhục nhằn, và họ cũng phải gánh chịu bệnh hoạn trầm trọng nữa?
Thiên Chúa ở đâu giữa nỗi sầu thương của những ai cảm thấy băn khoăn bối rối trong tâm thần?
Những vấn nạn này bị bế tắc theo quan niệm loài người.
Chúng ta chỉ có thể nhìn lên Chúa Giêsu mà hỏi Người.
Câu trả lời của Chúa Giêsu là thế này: "Thiên Chúa ở nơi họ".
Chúa Giêsu ở trong họ; Người đang chịu khổ đau nơi họ và đồng hóa mình với từng người trong họ.
Người liên kết chặt chẽ với họ như thực sự cùng họ làm nên "một thân thể".
Chính Chúa Giêsu đã muốn đồng hóa Người với những người anh chị em này trong việc chịu đựng đớn đau và sầu thương bằng việc sẵn sàng bước đi "con đường sầu khổ" lên Đồi Canvê.
Bằng việc chết trên cây thập tự giá, Người đã phó mình trong tay Cha, đón nhận trên mình và nơi mình, với một tình yêu tự hy hiến bản thân mình, các thương tích về thể lý, luân lý và thiêng liêng của toàn thể loài người. Bằng việc ôm lấy cây thập tự giá,
Chúa Giêsu đã ôm lấy cái trần trụi, cái đói khát, cái cô đơn, cái đớn đau và cái chết của con người nam nữ qua mọi thời đại.
Tối hôm nay, Chúa Giêsu, và chúng ta cùng với Người, bằng tình yêu thương đặc biệt, ôm lấy những người anh chị em Syria đang trốn chạy chiến tranh.
Chúng ta chào họ đón họ bằng lòng cảm mến và tình huynh đệ.
Bằng việc theo Chúa Giêsu trên Đường Thánh Giá, một lần nữa chúng ta nhận thức tầm quan trọng của việc noi gương bắt chước Người qua 14 việc làm xót thương. Những việc này giúp chúng ta hướng về lòng thương xót Chúa, van xin ân sủng để cảm nhận được rằng
không có lòng thương xót chúng ta chẳng làm được gì hết;
không có lòng thương xót, cả tôi lẫn các bạn hay bất cứ ai trong chúng ta có thể làm một sự gì.
Trước hết chúng ta hãy xét tới thương xác bảy mối:
cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhờ, thăm viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết.
Chúng ta đã lãnh nhận nhưng không chúng ta cũng cần phải cho nhưng không. Chúng ta được kêu gọi để phụng vụ Chúa Giêsu tử giá nơi tất cả những ai sống bên lề xã hội, để chạm đến xác thịt linh thánh của Người nơi những ai bất hạnh, nơi những ai đói khát, nơi kẻ trần trụi và tù ngục, nơi bệnh nhân và người thất nghiệp, nơi những ai bị bách hại, thành phần tị nạn và di dân.
Ở đó chúng ta sẽ gặp thấy Thiên Chúa của chúng ta; ở đó chúng ta đụng chạm tới Chúa.
Chính Chúa Giêsu đã nói với chúng ta điều ấy khi Người dẫn giải tiêu chuẩn mà theo đó chúng ta sẽ bị xét xử:
bất cứ khi nào chúng ta làm những điều ấy cho một kẻ hèn mọn nhất trong anh chị em của chúng ta là chúng ta làm cho Người (xem Mathêu 25:31-46).
Sau thương xác bảy mối là thương linh hồn bảy mối:
lấy lời lành mà khuyên người, dạy bảo kẻ mê muội, khuyên bảo kẻ có tội, an ủi kẻ âu lo, tha kẻ dễ ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Trong việc đón nhận những ai bị ruồng bỏ đang khổ đau về thể lý cũng như trong việc đón nhận tội nhân đang nhức nhối về tinh thần, thì uy tín của thành phần Kitô hữu chúng ta là một vấn đề. Trong việc đón nhận những ai bị ruồng bỏ đang khổ đau về thể lý cũng như trong việc đón nhận tội nhân đang nhức nhối về tinh thần, thì uy tín của thành phần Kitô hữu chúng ta là một vấn đề.
Không phải ở nơi tư tưởng mà là nơi hành động.
Nhân loại ngày nay cần đến những con người nam nữ, nhất là giới trẻ như các bạn đây, thành phần không muốn sống "nửa vời - halfway" cuộc đời của mình, những con người trẻ sẵn sàng sống cuộc đời mình tự nguyện phục vụ anh chị em mình là những người nghèo khổ nhất và dễ bị vi phạm nhất, noi gương Chúa Kitô là Đấng đã hoàn toàn hiến mình cho phần rỗi của chúng ta.
Trước sự dữ, đau khổ và tội lỗi, chỉ có một giải đáp khả dĩ đối với người môn đệ Chúa Giêsu đó là việc ban tặng bản thân mình đi, thậm chí ngay cả mạng sống của mình, theo gương Chúa Kitô; đó là thái độ phục vụ.
Những ai gọi mình là Kitô hữu nếu không sống để phục vụ thì cuộc đời của họ chẳng đi về đâu. Họ chối bỏ Chúa Giêsu Kitô bằng đời sống của họ.
Các bạn thân mến, tối hôm nay, một lần nữa Chúa xin các bạn hãy đi tiên phong trong việc phục vụ người khác.
Người muốn biến các bạn thành một đáp ứng cụ thể cho các nhu cầu và khổ đau của nhân loại.
Người muốn các bạn trở thành dấu hiệu cho tình yêu nhân hậu của Người đối với thời đại của chúng ta!
Để các bạn có thể thực thi sứ vụ này, Người tỏ cho các bạn thấy con đường dấn thân cá thể và tự hiến.
Đó là Con Đường Thánh Giá.
Đường Thánh Giá là con đường trung thành theo Chúa Giêsu cho tới cùng, trong các trường hợp thê thảm của cuộc sống hằng ngày.
Nó là con đường không sợ thất bại, không sợ bị loại trừ hay không sợ cô độc, vì nó làm cho cõi lòng của chúng ta tràn đầy sự viên mãn của Chúa Giêsu.
Con Đường Thánh Giá là con đường sự sống của Thiên Chúa, là "kiểu cách" của Ngài, thứ kiểu cách Chúa Giêsu làm thăng bằng cho những đường nẻo của một xã hội có những lúc chia rẽ, bất công và băng hoại.
Đường Thánh Giá không phải là một thứ thực hành khoái cảm khổ đau (sadomasochism);
chỉ có Đường Thánh Giá mới chế ngự được tội lỗi, sự dữ và sự chết, vì nó dẫn đến ánh sáng rạng ngời của Chúa Kitô phục sinh và mở ra những chân trời của một sự sống mới viên mãn hơn.
Nó là con đường hy vọng, con đường của tương lai.
Những ai theo đuổi con đường này cách quảng đại và tin tưởng thì cống hiến niềm hy vọng cho tương lai và cho nhân loại.
Những ai quảng đại và tin tưởng theo con đường này thì gieo vãi hạt giống hy vọng.
Tôi mong muốn các bạn trở thành những người gieo vãi niềm hy vọng.
Giới trẻ thân mến, vào Ngày Thứ sáu Tuần Thánh, nhiều môn đệ đã chán nản trở về nhà của họ. Những người khác thì muốn về miền quê để quên đi cây thập tự giá.
Tôi hỏi các bạn nhé:
Tôi muốn các bạn hãy âm thầm trả lời tận đáy lòng mình.
Các bạn muốn trở về nhà mình tối nay như thế nào, về những nơi các bạn đang ở, về lều của các bạn?
Tối nay các bạn muốn ra sao khi trở về một mình suy nghĩ?
Thế giới đang nhìn vào chúng ta đây.
Mỗi người trong các bạn cần phải trả lời cho thách đố được câu hỏi này đặt ra cho các bạn.
THỨ BẢY 30/7/2016
08:30 |
Visit to the Shrine of Divine Mercy in Kraków |
|
09:00 |
Passing through the Door of Divine Mercy |
|
09:15 |
Rite of Reconciliation to some young people at the Divine Mercy Shrine |
|
10:30 |
Holy Mass with Priests, Men and Women Religious, Consecrated Persons and Polish Seminarians gathered in St John Paul II Shrine in Kraków [Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish] |
|
12:45 |
Lunch with some young people in the archiepiscopal residence |
|
19:00 |
Arrival at Campus Misericordiae and passing through the Holy Door with some young people |
|
19:30 |
Prayer Vigil with the young people in Campus Misericordiae [Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
|