BÀI
LỜI CHÚA 91
Hai
phương án CỨU ĐỘ cỦa Thiên Chúa
Bài Kinh Thánh hôm nay là bài
đặc biệt quan trọng, vì nó toát yếu tất
cả Kitô giáo của chúng ta. Trước đây, các linh mục
cứ nghĩ giáo dân ít học, đem bài Kinh Thánh ấy ra
đọc, giáo dân sẽ không hiểu nổi, có đem
giải nghĩa cũng chẳng thấm vào lòng trí
được. Hôm nay, trông cậy vào ơn Thánh
Thần soi sáng và tin tưởng vào anh chị em, xin đem
ra giảng giải.
Trích
thư Rôma 3.21-23,28-30
Nhưng nay thì không cần đến luật
nào, Thiên Chúa tỏ cho thấy cách Người làm cho người
ta nên công chính, đó là nếu họ tin vào Đức Giêsu
Kitô. Tất cả những ai tin đều
được như thế, không phân biệt ai với ai,
vì mọi người hết thảy đều đã
phạm tội và khuyết mất vinh quang Thiên Chúa.
vậy, chúng tôi nghĩ rằng : Người
ta có được tha tội và được nên công
chính, đó là bởi vì tin, chứ không phải vì làm
những gì luật dạy. Hay là Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa
của người Do-thái thôi ? Thiên Chúa
không là Thiên Chúa của các dân ngoại nữa sao
? Có chứ ! Người cũng là
Thiên Chúa của các dân ngoại nữa, vì
chỉ có một Thiên Chúa, Đấng làm cho người
được cắt bì nên công chính vì họ tin, và làm cho
người không được cắt bì nên công chính
cũng bởi họ tin.
* Đó là Lời Chúa ! - Tạ ơn Chúa !
Suy
niệm Lời Chúa
Bắt
đầu ta nghe đọc : “Nhưng nay thì...”. Chữ “nhưng” là một chữ dùng để
nói ngược điều nói ở trước. Ví dụ : “Anh thích ăn, nhưng tôi không thích”. Rồi đến chữ “nay thì...”. “Nay”
đối nghịch với “xưa”.
Vậy “nay” thì sao, mà “xưa” thì thế nào ?
Đáp : “Xưa” Thiên Chúa có một phương
án khác, “nay” có một phương án khác.
Phương
án xưa thế nào ?
Đáp
: Khi ta nghe bài Kinh Thánh trên đây viết : “Nay thì không cần đến luật
nào…”, ta sẽ phải ngầm hiểu rằng : phương
án xưa thì cần
đến luật, thế nghĩa là sau khi nhân loại phạm
tội phản nghịch với Thiên Chúa ở vườn
địa đàng, liền bị đuổi ra khỏi
vườn diệu quang đó, (tức là nhân loại
đánh mất hạnh phúc nguyên thủy), từ nay sống
vất vả, khổ sở, càng ngày càng bị ma quỉ và
tội lỗi lôi cuốn vào sự chết. Thương
xót tình cảnh khốn đốn ấy, Thiên Chúa hoạch
định một phương án cứu thoát
:
Phương
án này cốt yếu là việc Thiên Chúa ban lề luật,
chỉ đường cho loài người đang lầm
lũi đi trong tối tăm và bóng sự chết,
để họ làm theo đó mà được cứu
sống. Thiên Chúa cũng soi sáng cho những nhân vật
ưu tú trong nhân loại để họ viết ra
những bộ luật, chẳng hạn luật của các
tôn giáo Đông Tây Kim Cổ ; bên Á đông thì có những
giới luật của đạo Phật, đạo Lão,
đạo Khổng, đạo ông bà... dạy người
ta diệt tham sân si, phải hiếu đễ, phải
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín... và còn bao giới luật
khác... dạy ăn ngay ở lành, đừng lấy
của, giết người, hà hiếp, tham lam, bất
công...
Đặc biệt, Người còn ban một bộ
luật hoàn bị hơn, gọi là luật Môsê, và Người chọn một dân
riêng, là dân Israen, để lãnh nhận và thi hành luật
ấy.
Nhưng, kết quả là thế nào, anh chị em có
đoán được không? - Là thất bại !
A)
Thất bại nơi
dân Do Thái : Đây chỉ xin trích dẫn
một hai câu tiêu biểu nhất nói về sự thất
bại đó.
Qua
ngôn sứ Giêrêmya, Thiên Chúa buồn bã nhận định
:
“Giao
ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm
tay dẫn chúng ra khỏi đất Ai-cập
; chính chúng đã huỷ bỏ giao ước của
Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể của chúng.” (Gr 31.32)
Nhờ
ngôn sứ Ysaia (ch.5) Thiên Chúa trách dân Israen bội ước :
“Ta đã chẳng tiếc công
trồng một vườn nho quí (ám chỉ dân Israen), rào giậu
kín đáo, đặt tháp canh, khoét bồn đạp nho,
tưới bón đủ cả ; nói tóm, chẳng có gì có
thể làm mà Ta đã chẳng làm cho vườn nho. Thế
mà Ta lại chỉ gặt hái được nho chua lè, thay
vì nho ngọt lịm ? Ta chỉ thấy
dân Israen sản xuất ra toàn độc ác, bạo tàn”, tội lỗi, thay vì đạo
đức, tốt lành, yêu thương.
Chúng
ta có thể, dựa vào chứng từ của Kinh Thánh, lược
tóm khái quát toàn bộ lịch sử Dân Israen, từ khi
được chọn cho tới lúc suy vong :
Dân Do thái – dân riêng của Thiên Chúa –
mặc dù họ được chính Thiên Chúa ban cho một bộ
luật hoàn bị hơn các dân khác trên thế giới ;
mặc dù có các lời hứa, và được Chúa làm cho
họ bao phép lạ, điềm thiêng. Đặc
biệt nhất là được vào chiếm Đất
Hứa chảy tràn sữa và mật làm quê hương
của mình. Nhưng vì không tuân giữ Lề luật
Chúa ban, càng ngày càng phạm tội lỗi, kết cục
cũng bị Chúa thịnh nộ, kết án, và bị
bỏ mặc để cho các cường quốc
ngoại bang đến tấn công, tàn phá thành Yêrusalem,
triệt hạ Đền Thờ, nhà tan cửa nát, vua chúa
quan quyền và dân chúng bị đi đày sang Babilon.
Sau một thời gian, Thiên Chúa thấy họ sám
hối nên nguôi giận, và đã động lòng
thương xót, giải thoát khỏi lưu đày và cho
hồi hương.
Nhờ đó họ có một thời kỳ phục
hưng xứ sở và phục hồi lòng đạo
đức, nhưng “chứng nào tật nấy”, lần dần
họ lại rơi vào suy thoái và tội lỗi như
xưa.
Nhưng
lần này, họ còn phạm lỗi trầm trọng
hơn cả là từ khước lời kêu gọi
hối cải của chính Đức Giêsu, Con Một Thiên
Chúa, và đã giết Ngài : họ đã rẫy bỏ Chúa,
nên Chúa cũng bỏ mặc họ, do vậy họ đã
bị quân La Mã đến phá hủy thành Yêrusalem, san bình
địa Đền thờ không còn hòn đá nào trên hòn
đá nào, tàn sát không nương tay, hầu hết những
kẻ còn sống sót bị bắt đi làm nô lệ trong
đế quốc Rôma, hoặc tản mác lưu vong
khắp cả thiên hạ cho đến ngày nay...
Như
thế, nếu tổng kết phương án Một ngày
xưa lại thì hầu như chỉ là con số không !
B) Còn nơi dân ngoại : Tình trạng có khá hơn không ? Thưa : Không, mà còn tệ
hơn gấp bội.
Thánh
thư Rôma (1.18-32; 3.9-20) kê ra một bảng đủ
mọi thứ tội lỗi của họ : loạn luân,
đồng tính luyến ái, độc ác, bạo tàn, kiêu
ngạo, ác quái, gian tham...
Thánh vịnh 53.3-4
viết :
“Từ trời cao
Thiên Chúa nhìn xuống loài người,
xem ai là kẻ có lương tri, biết kiếm tìm Thiên
Chúa.
Người
người đã lìa xa chính lộ,
chỉ biết theo nhau làm chuyện suy đồi,
chẳng có một ai làm điều thiện,
dẫu một người cũng không.”
Tóm lại : Tất cả loài người,
không trừ ai, đều tội lỗi, đã phạm
tội và khuyết vinh quang, mất sự sống Thiên Chúa,
như ta đọc trong bài Kinh Thánh hôm nay. Thiên Chúa là
Đấng thánh thiện vô cùng, để được
vào thiên đàng sống với Chúa thì phải thánh thiện,
và để giúp họ trong việc ấy, Chúa ban cho họ
luật và dạy : Giữ trọn lề luật đi thì
nhờ đó, các ngươi sẽ được sống
đời đời với Ta. Nhưng chẳng ai
đạt tiêu chuẩn cả. Ngay cả những
người khá nhất trong hàng tôi trung của Thiên Chúa
như Abraham, Đavít v.v…, thế mà Chúa cũng thấy các
ông có phạm tội. Chắc anh chị em đều
biết tội ngoại tình của vua Đavít với bà
Bét-sa-bê, vợ tướng U-ria... ; sau đó, sợ tai
tiếng, ông đã tìm cách giết chồng bà, để
tự do lấy bà ấy về làm vợ. Đó,
người khá nhất mà cũng còn như vậy, huống
chi….
Làm như thế để làm gì ?
Để
thánh hóa bản tính
loài người, hoặc nói cách khác : để tẩy sạch
tội lỗi của họ, biến đổi
bản tính xấu xa của họ cho nên tốt lành, thánh
thiện như bản tính Thiên Chúa.
Ta có
thể ví Chúa Giêsu như một người rất
sạch sẽ, lịch sự; khi nhận lấy thân xác
loài người, thì như thể Ngài vào ở một cái
phòng tối tăm, bẩn thỉu, lộn xộn, hôi thối.
Đáng lý ra, Ngài không chịu nổi, không sống nổi.
Song vì lòng yêu thương, Ngài cố quyết sống
để rồi dọn dẹp, quét tước, sửa
sang cho nó nên sạch, nên đẹp, biến đổi nó
nên lịch sự, sạch sẽ như Ngài ! (Rm 8.3; 2 Cor
5.21; 1P 2.21).
Ở
đây mới chỉ tạm nói : Ngài lấy sự thánh
thiện của Ngài mà thánh hóa cái bản tính nhân loại
xấu xa tội lỗi, còn tiến trình biến
đổi, thánh hóa ấy là cả một công trình công
phu, khó khăn… Chúng ta dành lại kỳ sau sẽ học
hỏi tiếp. Vì đây quả là một kỳ công
của sự khôn ngoan và tình yêu vô biên của Thiên Chúa, không
bao giờ đã có ai có thể nghĩ ra, còn nói chi
đến chuyện thực hiện !
Tích truyện
Một hôm
kia, Hoàng hậu Anh quốc là Vic-to-ria ăn mặc giả
làm thường dân, đi thăm một xưởng
giấy. Chủ xí nghiệp ra đón tiếp và mời
đi tham quan chỗ này, chỗ nọ, chỉ cho bà
biết cách làm giấy như thế nào. Tới một
chỗ có đông công nhân đang lựa lọc những
giẻ bẩn mà người ta mới chở về, còn
đang bay mùi hôi thối, khó chịu. Bà bèn hỏi:
- Giẻ bẩn thế này mà ông dùng
để làm gì ?
- Thưa, để làm giấy.
- Nhưng nó vừa đen bẩn,
vừa đủ thứ màu, làm sao cho ra giấy trắng
được ?
- Thưa, được chứ !
Bởi nhờ các chất hóa học chế tạo thì không
còn thấy màu nữa, mà chỉ ra giấy trắng tinh.
- Thật lạ lùng !
Sau
đó, bà ra về. Cách ít lâu, bà nhận được
một xấp giấy thật đẹp, trắng tinh, làm
bằng các thứ vải dơ bẩn, hôi thối bà
thấy hôm nọ. Bà bèn lấy ra một tờ giơ lên
coi, thì cũng thấy hình của bà in trong ấy nữa.
Chúng
ta cũng vậy, giống như giẻ dơ bẩn, hôi
hám ; nếu ta được Đức Giêsu mang lấy vào
trong Ngài, ta sẽ được sự thánh thiện
của Ngài tẩy sạch, biến đổi nên thánh
thiện như Ngài.
Hiện giờ chúng ta hãy cùng nhau
dâng lên lời ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa !
“Chúa
là tình yêu, Ngài đã đến cứu thế giới
khỏi chốn lưu đày, Chúa là Tình yêu,…”
™…˜
|