BÀI
LỜI CHÚA 89
NGÀY TẬN THẾ, CHÍNH LỜI
CHÚA PHÁN XÉT TA
Trích Tin Mừng Thánh Gioan
ch.12.44-50
44Chúa Giêsu đã hô
lên và nói: “Kẻ tin vào Ta, không phải chính vào Ta mà nó tin, mà
là Đấng đã sai Ta. …47Ai nghe các lời
của Ta mà không giữ, thì không phải chính Ta xét xử nó,
vì Ta đã đến (thế gian) không phải để
xét xử thế gian, nhưng là để cứu thế
gian. 48Kẻ rẫy bỏ Ta và không lĩnh
nhận các lời của Ta, thì có người xét xử nó :
ấy là Lời Ta đã nói, chính Lời ấy sẽ xét
xử nó trong ngày sau hết.
49Bởi vì không
phải chính Ta tự mình đã nói ra, nhưng Cha,
Đấng sai Ta, đã truyền lịnh Ta phải nói gì
hay dạy gì. 50Và Ta biết
lịnh truyền của Người, ấy chính là ban sự
sống đời đời.”
* Đó là Lời Chúa ! – Lạy Chúa
Kitô, ngợi khen Chúa !
Suy niệm Lời Chúa
Chúng ta ôn lại bài trước : Đức Giêsu nói
dụ ngôn người gieo giống, gieo hạt giống vào
bốn thửa đất, và Ngài giải nghĩa cho ta
hiểu rằng đó là Lời Chúa được gieo vào
bốn mảnh đất lòng con người. Mỗi
người chúng ta xét mình xem mình thuộc hạng
người nào trong số 4 hạng người
được gieo Lời Chúa. vì ta có trách nhiệm làm cho
Lời sinh sôi nảy nở hay chết nghẹt đi.
Có một
dụ ngôn khác dạy cũng một giáo huấn
tương tự :
“Một ông chủ kia
trẩy đi xa, gọi tôi tớ lại mà ký thác của
cải mình cho họ. 15Người thì
được ông trao cho năm nén vàng; người khác:
hai; và người thứ ba: một nén; mỗi
người tùy theo tài lực của mình. Đoạn ông
trẩy đi. Ngay đó 16người lĩnh
năm nén ra đi doanh lợi bằng vốn đó và gây
lời được năm nén khác. 17Cũng
vậy, người có hai nén đã gây lời
được hai nén khác. 18Còn người lĩnh
một nén, thì đi đào đất giấu bạc
của chủ. 19Đằng đẵng mãi lâu sau,
chủ các tôi tớ ấy đến mà tính sổ với
họ. 20Người đã lĩnh năm nén
tiến lại nộp thêm năm nén khác, mà rằng:
“Thưa ngài, ngài đã trao tôi năm nén; này tôi đã gây
lời được năm nén khác đây!” 21Chủ
nói với người ấy: “Tốt lắm! Tôi tớ
lương hảo và trung trực! Ít, mà ngươi đã
trung trực thì ta sẽ đặt ngươi cai
nhiều; hãy vào trong hoan lạc của chủ
ngươi".
Người
đã lĩnh hai nén và gây lời được hai nén khác cũng
tiến lại đưa cho ông chủ, và cũng nhận
được lời khen như người thứ
nhất. Còn người lĩnh một nén đã giấu
dưới đất nén vàng, đến trả lại
nguyên si cho ông chủ, liền bị quở phạt : “Tôi tớ bất hảo và
lười biếng!” Và ông ra lệnh “đuổi tên đấy tớ vô dụng ra tối
tăm bên ngoài: ở đó sẽ phải khóc lóc và
nghiến răng!" (Mt 25.14-30).
Ở dụ ngôn này có nói : “Đằng đẵng mãi lâu sau”,
là có ý nói đến ngày Chúa Tái Lâm thời tận
thế, và nói rõ chính
ông chủ (ám chỉ Chúa) sẽ xét xử và thưởng
phạt : thưởng người tròn trách nhiệm và
phạt kẻ lười biếng vô trách nhiệm. Còn
ở dụ ngôn gieo giống, không có cảnh xét xử
trực tiếp và thưởng phạt, nhưng nhờ
đoạn Tin Mừng cuối sứ vụ rao giảng
của Đức Giêsu mà biết là kẻ làm sinh sôi nảy
nở hạt giống hay trái lại kẻ làm chết
nghẹt lời Chúa, sẽ bị Lời Chúa là vị
Thẩm phán xét xử ngày sau hết: “Kẻ … không lĩnh nhận các lời của Ta,
thì có người xét xử nó : ấy là Lời Ta đã nói,
chính Lời ấy sẽ xét xử nó trong ngày sau hết.”
Câu
Đức Giêsu nói đây nghe lạ tai. Và còn hình như mâu
thuẫn với điều thường đọc trong
Kinh Tin Kính rằng : ngày sau hết, Chúa Giêsu là
“Đấng phán xét kẻ sống và kẻ chết”, nay Tin
Mừng lại bảo là “không
phải chính Ngài xét xử” ?
Lý
do là : “Tại vì Ta đã đến, không
phải để xét xử thế gian, nhưng là
để cứu thế gian.” Đúng vậy, “Thiên Chúa sai Con đến trong
thế gian, không để xử án thế gian, nhưng
để nhờ Ngài mà thế gian được cứu.”
(Ga 3.17). Và bằng những hành động cứu
độ trong thời sinh tiền của Ngài ở thế
gian, Đức Giêsu đã minh chứng Ngài không đến
sự xét xử. Chúng ta không cần thuật lại các hành
động ấy làm gì vì ai cũng đã biết. Chỉ
xin nhắc lại một việc nổi bật, đó là
tích người phụ nữ bị bắt quả tang
phạm tội ngoại tình. Theo đúng luật Môsê thì chị
ta phải bị ném đá chết. Và các người Pharisêu
đạo đức nghiêm nhặt đã sẵn sàng thi
hành, nhưng trước khi điệu đi xử
tử, họ đem chị ta đến với
Đức Giêsu để hỏi thử Ngài. Và kết
cục Ngài đã khéo léo cứu chị ta khỏi chết,
và phán : “Ta cũng không xử
tội chị đâu, về đi và từ nay đừng
phạm tội nữa!" (Ga 8.11). Vì thế, ngày sau hết, nếu
chính Ngài làm Thẩm phán, thì nhỡ ra Ngài lại chạnh
lòng thương xót mà tha thứ, chứ không xử tội,
thì cán cân công lý của Thiên Chúa sẽ bị lệch đi,
cho nên Ngài nhường cho Lời Ngài xét xử.
Đàng
khác, khi Ngài nói “chính lời ấy sẽ xét xử trong ngày
sau hết”, là có ý nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của Lời Ngài,
không thể coi thường, Ngài đã hy sinh bỏ
trời xuống thế, để dạy cho loài
người đang đi trong lầm lạc và bóng tối
sự chết, chẳng lẽ chịu hy sinh lớn lao
như vậy chỉ để nói những lời cho
người ta nghe vui tai mà thôi sao ? Lời
của Ngài tuyệt đối quan trọng chứ không
như lời của các triết gia, đại
đức, thánh hiền như Sô-cra-tes, Pla-tôn, Phi-lô,
Sê-ne-ca, Khổng Tử, Lão tử, Mạnh tử v.v… Không
nghe và sống theo những lời dạy dỗ của các
vị này, thì cùng lắm bị coi là “kẻ tiểu nhân”,
không được là “bậc quân tử”, để
được người đời ca ngợi, tôn
trọng và lưu danh trong sử sách. Xin nghe một lần
cho rõ : Những lời Đức Giêsu nói can hệ
đến phần rỗi của chúng ta, đó là
vấn đề sinh tử đấy ! Nói khác đi, nghe và tuân giữ lời của Đức
Giêsu, sẽ thì sẽ được sự sống
đời đời, ngược lại thì chỉ còn có
nước bị kết án đời đời trầm
luân.
Sao
mà trầm trọng như vậy ? Đức Giêsu đáp : “Bởi vì không phải chính Ta
tự mình đã nói ra, nhưng Chúa Cha, Đấng sai Ta,
đã truyền lịnh Ta phải nói gì hay dạy gì.” Trầm
trọng như thế là bởi vì những lời Ngài là
chính lời Thiên Chúa Cha truyền lệnh cho Ngài nói ra, tôn
kính hay khinh dể lời Ngài là tôn kính hay khinh dể chính
Thiên Chúa Cha : “Ai rẫy bỏ Thầy là
rẫy bỏ Chúa Cha Đấng đã sai Thầy" (Lc
10.16). Mà Chúa Cha truyền lệnh cho Đức Giêsu nói những
lời gì ? Đây : “Và Ta
biết lịnh truyền của Người, ấy chính
là (ban) sự sống đời đời.” Nếu
những lời ấy là để ban cho loài người
sự sống đời đời, vậy lẽ dĩ
nhiên khi rẫy bỏ những lời ban sự sống
đời đời ấy thì chuốc vào mình sự
chết muôn kiếp !
Tích truyện
Thời
trước, sách Kinh Thánh rất khan hiếm. Có một
người cho con trai mình một cuốn Kinh Thánh và nói
với nó rằng: “Con ơi! cha cho con cuốn sách nầy,
là sách quý nhất trong những sách mà cha đã có. Con hãy
đọc cho kỹ, vì trong sách ấy có nhiều lời
Chúa dạy dỗ cao quý”.
Sau đó ít lâu, người cha qua
đời. Đứa con hằng ngày mở ra đọc
và nhận được nhiều lời Chúa dạy
hữu ích cho cuộc đời. Đáng buồn là lần
kia có người đã lấy mất cuốn Kinh Thánh ấy
của nó, làm nó khóc lóc mãi không thôi.
Thời gian trôi qua, nó lớn lên mà không
được đọc lời Chúa, nhưng những gì
nó đã đọc được và thuộc lòng, thì nó
không hề quên…Thế rồi có một hôm, nó chợt nghe tiếng
hát của một bài thánh ca từ xa vọng lại,
khiến nó lần bước tới nhà thờ, thì lúc
đó mục sư đang giảng lời Chúa. Vừa lúc
đó, nó nghe được một đoạn trong Kinh
Thánh mà nó thường đọc quen. Nó liền đòi
lấy cuốn sách mà ông mục sư đương
đọc, tưởng đó là sách của cha nó cho nó, nên
thật là của nó phải trả cho nó. Trong trí nó, nó không
biết có nhiều cuốn Kinh Thánh chớ không phải
chỉ có một cuốn cha nó cho nó. Để chứng minh
sách đó của cha nó cho nó, nó liền đọc nhiều
câu Kinh Thánh mà nó đã học thuộc lòng từ trong sách
đó. Vị mục sư bật cười nhưng
cảm thương một người có lòng thành thật
mến yêu Kinh Thánh, bèn lấy biếu ngay cho nó một
cuốn mới.
Được cuốn Kinh Thánh mà nó
tưởng là đã tìm lại, nó sung sướng đem
về, say mê đọc và nhận được những
lời Chúa dạy dỗ cần thiết cho cuộc
đời. Nó trở nên tín hữu đạo đức sốt
sắng, và hăng hái nhiệt thành hết sức hoạt
động truyền bá Lời Chúa cho đồng bào mình.
'&U
|