VỚI CHÚA GIÊSU CHÚNG TA CẦU
NGUYỆN “LẠY CHA” – “ABBA”
Suy niệm của Charles E. Miller
(Trích
dẫn từ ‘Giảng Lễ Chúa Nhật’)
Lời
cầu nguyện của Chúa “Kinh Lạy Cha” là một lời
nguyện riêng nổi bật trong khi dâng
Thánh Lễ. Một nguyên nhân của việc đó là chúng ta
hãy cám ơn
những sự thay đổi đã diễn ra trong Công
đồng Vatican II, đó
là tất cả chúng ta có thể
nói hoặc hát lời linh
này bằng chính ngôn ngữ
của mình. (Thật là khó
để nhận ra trước đây được gọi là Thánh
Lễ theo
Công đồng Tridentino, chỉ một mình linh mục được đọc
lời nguyện này và ngài
đã đọc nói bằng tiếng Latin; không một người nào được phép đọc chung với vị linh mục).
Mọi người dâng lời kinh này khi
đứng đôi khi họ dang tay, thỉnh thoảng họ hướng mắt lên trời, đôi khi họ
nắm tay với những người lân cận, nhưng luôn luôn có
vẻ như là lời kinh
này có một
sự chú ý đặc biệt.
Lời
cầu nguyện của Chúa mà chúng ta
nghe trong Phúc Âm Thánh
Luca có một điểm khác với lời kinh chúng ta
dùng trong Thánh Lễ, lời kinh này chúng ta
đọc theo đoạn Phúc Âm của Thánh
Mathêu (6,9-12) chúng ta sẽ
không ngạc nhiên về sự khác nhau
này. Thứ nhất, cầu
nguyện thì rất quan trọng nên chúng ta giả
thiết là Chúa Giêsu đã
dạy nó trong nhiều dịp và không
luôn luôn chính xác cùng
một lời đó. Thứ hai lời nguyện đó đã là một
phần của phụng vụ cho hơn một
thế hệ trước khi những cuốn Phúc Âm được
viết ra. Lời cầu nguyện đó đã được ghi lại theo trí nhớ và kết
quả là có những sự khác nhau
không đáng kể cho đến
khi Thánh Luca và Thánh Mathêu
đã viết ra lời kinh
chung được đọc trong những cộng đoàn riêng biệt của các ngài.
Tất cả những điều này dẫn đến
một kết luận quan trọng. Cái điều mới và đặc biệt trong lời kinh nguyện này thì không phải
là bản tính hoặc là số lời
cầu xin trong kinh nguyện.
Sau hết, người Do Thái thường cầu nguyện rằng, danh của Thiên Chúa phải được thần thánh hoá
và ý muốn Ngài phải được thực hiện. Thánh Vịnh 51 từ Cựu Ước là một lời
kinh nguyện nồng nhiệt và hùng biện
về sự tha thứ đã
không “thấm tháp gì” kinh
nguyện tha thứ trong kinh Lạy Cha.
Điều đặc
biệt của kinh nguyện là cung cách
độc nhất mà Chúa Giêsu
đã diễn tả về Thiên Chúa. Ngài đã
kêu lên Chúa,
Đấng quyền
năng, Đấng Sáng Tạo nên trời và đất, Đấng phán xét kẻ sống
và kẻ chết như là “Cha” không chính xác như
là “Cha” nhưng là “Abba” cha ơi, chữ này có
nghĩa thân mật hơn như là “papa” hoặc “Daddy”, đó chính là cách
mà các trẻ
nhỏ gọi cha của mình với một tình yêu thân
mật và sự quen thân
trong sáng, khi muốn nói với cha của mình. Trong tất cả những lời nói của Chúa
Giêsu đã được ghi chép lại trong Phúc Âm
thì chắc chắn chữ “Abba” cha ơi là một
trong những chữ thánh thiêng nhất.
Hãy suy nghĩ
về lời cầu nguyện của Abraham và của Chúa Giêsu khác nhau
như thế nào. Abraham,
cha của dân tộc được chọn, tổ phụ của chúng ta trong
đức tin đã dám đến gần Chúa, nài xin Ngài
tha thứ cho dân Sodoma
và Gomora. Ông đã không ngại
ngùng trả giá với Thiên
Chúa. Nhưng ông không dám
gọi Thiên Chúa như Chúa
Giêsu đã gọi, ông sẽ không bao giờ dám
nói: “Được rồi, Cha ơi, Cha hãy thương tình và đối
xử nhẹ nhàng với Sodoma và Gomora”.
Không một người nào dám gọi
Thiên Chúa là “Abba”, “Daddy” (Cha ơi),
như Chúa Giêsu đã làm.
Và tất cả chúng ta đều được mời gọi thật sự, để nói về và
gọi Thiên Chúa là “Abba”, người Cha thân yêu của mỗi
chúng ta. Lý do mà
chúng ta có thể làm
như vậy, là Thiên Chúa
đã trao ban cho chúng ta
một đời sống mới thông hiệp với Đức Kitô. Đó là một gia đình sự
sống của Ba Ngôi ân
phúc, sự sống mà chúng
ta đã lãnh nhận nơi phép rửa,
khi mà chúng
ta trở nên những chi thể của Giáo Hội, gia đình của
Thiên Chúa ở đây trên mặt
đất này.
Bất
kỳ thái độ hay cử chỉ nào mà
chúng ta có trong lời
kinh của Chúa nơi Thánh
Lễ, thì chúng ta cũng
phải biết là chúng ta
được hạnh
phúc biết bao vì được
gọi Thiên Chúa là “Abba” cha ơi, như Chúa Giêsu đã
gọi, đó là tên gọi
của Người
“Abba” Cha ơi.
|