Thờ phụng là nhìn nhận
sự thật - Achille Degeest
(Trích
dẫn từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Đức Giêsu đem
một sứ điệp đến cho chúng ta. Trọng tâm sứ điệp là giáo huấn của Người về Thiên Chúa. Không ai biết được Thiên Chúa ngoại trừ Đấng từ Thiên Chúa mà đến.
Thiên Chúa hằng hữu, quyền năng vô cùng, chi phối
mọi khởi sự cũng như mọi cùng tận, là Chúa tể
tối cao điều khiển mọi vận mạng, không ai biết được
Thiên Chúa nếu chính Thiên Chúa không
mặc khải cho. “Không ai
biết Chúa Cha là ai, trừ
người Con, và kẻ mà người
Con muốn mặc khải cho” (Lc 10,22). Đức Giêsu
dạy cho chúng ta biết
về danh thánh Thiên Chúa
và cách nói
với Thiên Chúa. Các môn đệ
hỏi Chúa phải cầu nguyện thế nào. Các ông được
Chúa dạy cho Kinh Lạy
Cha. Bài đọc hôm
nay chỉ dẫn đầy đủ về giá trị
kinh nguyện phải có. Lời cầu xin phải
bày tỏ lòng tin tưởng thiết tha trong bầu khí thân thiết,
hiếu thảo.
Thân mật, nhưng phải có thái
độ thờ phụng từ trong thâm tâm
biểu lộ ra ngoài, điều
ấy cần được chúng ta nhấn mạnh.
Khi cầu nguyện, Kitô hữu trước hết ước nguyện: “Lạy Cha, ước gì danh Cha hiển thánh”. Vậy thờ phụng
cách hiếu thảo là gì?
1) Cầu nguyện, trước hết là ý thức về tầm chính xác của
mình trước mặt Thiên Chúa. Thế mà đối với Thiên Chúa toàn thể
vũ trụ nhỏ hơn một giọt nước trong lòng đại dương. Kẻ thờ
phụng dành tất cả tâm hồn mình
cho Thiên Chúa. Điều gì biện minh cho thái
độ ấy?
Thật ra con người ý thức rất rõ mình
có khả năng suy nghĩ,
hành động, có cả quyền
năng nữa. Lẽ nào chỉ vì
Thiên Chúa quyền năng vô cùng mà
chúng ta phải nhượng bộ tất cả cho Thiên
Chúa ư? Thờ phụng,
trước hết không phải là sự quy
phục của lương tri trước
Đấng có quyền năng hơn con người.
Thờ phụng là thái độ
lương tri tự
do muốn nhìn nhận sự thật. Vậy mà sự thật chính là Thiên Chúa
hằng hữu, quyền năng vô biên, Đấng
vô cùng tận.
Thờ phụng là nhìn nhận sự thật ấy. Điều biện minh
cho thờ phụng chỉ xuất phát từ sự thật mà thôi.
Vì lẽ có nhìn
nhận sự thật, con người mới có được
phẩm giá; trong sự thờ phụng, tức là trong
sự nhìn nhận sự thật, con người tìm ra tầm
mức phẩm giá của mình.
2) Sự thờ phụng của Kitô hữu đậm tình hiếu thảo vì lẽ,
nhờ lời giảng dạy của Đức Kitô, Kitô hữu
biết rằng Thiên Chúa là
Cha. Sở dĩ tâm tình chúng ta
thành thật và trong sạch
vì giữ được thực chất của nguồn mạch. Phân tích tới cùng, chúng ta
thấy nguồn mạch là Thiên
Chúa, Đấng tạo thành chúng ta, Cha chúng
ta. Đọc lên câu “Lạy Cha, ước gì danh Cha hiển
thánh”, chúng ta ý thức, thừa nhận, tuyên xưng Thiên Chúa là
sự Tuyệt Đối, đồng thời là Cha mình. Tâm tình ấy phù hợp với
sự thật sâu sắc dâng
lên trong tâm hồn như
một ngọn suối, do chính Đức Giêsu khởi lên. Khi chúng ta
thốt ra tiếng “Lạy Cha”, chúng ta phát
ra một lời nói tự
do và hiếu thảo biểu lộ sự thật tha thiết nhất trong chúng ta.
Chúng ta biểu lộ con người đích thật của mình khi thưa
với Thiên Chúa: Lạy Cha. Ai cũng biết, chính sự thật đem lại ơn cứu độ…
|