Lạy Cha
Có một nhà văn vô thần. Ông ta không
biết đến Thiên Chúa, đến
linh hồn, đến đời sau. Ông ta
bị đau nặng, được đưa vào bệnh viện và đang ở trong tình trạng
hấp hối.
Nhìn thấy một nữ tu đến
giúp đỡ ông nhưng tay lại
cầm cỗ tràng hạt, ông ta bèn
lên tiếng hỏi:
-
Chị làm gì thế?
Vị nữ tu trả
lời:
-
Tôi đang cầu nguyện để ông được giảm bớt những cơn đau.
-
Vậy chị cầu nguyện như thế nào?
Vị nữ tu bèn
đọc thật chậm và sốt
sắng lời kinh Chúa dạy:
-
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng…
Ông ta phát biểu:
-
Lời kinh thật đẹp, chị hãy đọc tiếp nữa đi.
-
Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Rồi sao nữa:
-
Xin Cha cho chúng con hôm
nay lương thực
hàng ngày và tha nợ
chúng con như chúng con cũng tha kẻ có
nợ chúng con.
Sau khi đã nghe
đọc hết kinh Lạy Cha, ông ta nói:
-
Tôi muốn chị dạy cho tôi
lời kinh bất hủ ấy.
Và sau cùng, một
người vô thần đã nhận biết Thiên Chúa nhờ
lời kinh Lạy Cha.
Trong phần tìm hiểu sáng hôm nay, tôi chỉ
muốn dừng lại và phân
tích bốn chữ vắn gọn: Lạy Cha chúng con.
Trước hết là hai chữ
“Lạy Cha”.
Trong đời sống chúng ta có
thể gọi Thiên Chúa bằng
nhiều danh hiệu khác nhau: nào là
Thiên Chúa vĩnh cửu, nào là Thiên
Chúa quyền năng, nào là Thiên Chúa
tạo dựng, nào là Thiên
Chúa thánh thiện. Mỗi danh hiệu
đều nói lên một góc
cạnh, một đặc tính nào đó của
Thiên Chúa.
Nhưng theo tôi nghĩ, không một danh hiệu nào lại đậm
đà, lại trìu mến, lại ý nghĩa, lại hy vọng
cho bằng danh hiệu là Cha. Chính vì
thế, Chúa Giêsu đã dạy
chúng ta mỗi khi cầu
nguyện hãy thưa lên:
Lạy
Cha chúng con ở trên trời.
Thiên Chúa là một
người Cha tuyệt
vời và đúng nghĩa nhất, bởi vì Ngài đã
trao ban cho chúng ta sự
sống phần xác, ngày chúng
ta mở mắt chào đời, cũng như sự sống phần hồn ngày chúng ta lãnh
nhận Bí tích Rửa tội. Danh hiệu này cũng đã đem lại cho chúng ta
chiếc chìa khoá để giải quyết vấn đề thân phận con người:
-
Chúng ta
bởi đâu mà đến và rồi chúng
ta sẽ đi về đâu?
Tôi xin thưa:
-
Chúng ta
từ Thiên Chúa mà đến
và rồi sẽ trở về cùng Thiên
Chúa là Cha chúng ta.
Tiếp đến
là hai chữ
“chúng con”.
Chúng ta không đọc:
Lạy Cha con, mà đọc Lạy Cha chúng con. Như thế lời
kinh tuyệt vời này không
phải chỉ nói lên mối
liên hệ giữa chúng ta đối với Thiên Chúa, mà còn
nói lên mối
liên hệ giữa chúng ta đối với nhau.
Thiên Chúa là
Cha, cho nên tất cả chúng ta đều
là anh em
với nhau. Như thế lời
kinh này không phải chỉ tỏ lộ cho chúng
ta tình phụ
tử, mà còn tỏ lộ
cho chúng ta tình huynh
đệ.
Đã
là anh em
thì chúng ta có bổn
phận phải yêu thương, phải tha thứ, phải hoà giải cùng nhau, vì
thế không lạ gì khi
thấy Chúa bảo chúng ta cầu nguyện:
Xin tha nợ chúng
con như chúng con cũng tha kẻ
có nợ chúng con.
Thiên Chúa là
Cha, nên chúng ta hãy gắn
bó mật thiết với Ngài. Đồng thời là anh
em với nhau, nên chúng
ta phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
Đó chính là
những sứ điệp mà bốn chữ đầu của kinh lạy Cha muốn gửi đến mỗi người chúng ta.
|