Đẹp thay lời nguyện xin – Lm. Anmai.
Không ai là
một hòn đảo! Sống trên đời này, mọi
người đều có một mối liên hệ này hay
liên hệ khác với nhau để rồi nay người
này nhờ người kia và mai người kia nhờ
người này. Con người, dù muốn dù không vẫn
chỉ giúp cho anh chị em đồng loại của mình
ở một mức độ cho phép mà thôi.
Khi con
người đối diện với những vấn
đề ngoài tầm tay thì con người lại chạy
đến với những vị thần linh, thần thánh
mà mình tôn thờ. Chúa Giêsu khi mặc lấy phận
người Ngài cũng phải đương đầu,
đối diện với tất cả những khó
khăn, những hạn chế của phận
người để rồi Ngài lại chạy
đến với Chúa Cha mà cầu nguyện.
Với thánh
Luca, Ngài thường dành một vị trí hết sức
đặc biệt cho lời cầu nguyện của Chúa
Giêsu. Thánh Luca thường mở đầu bằng
lời cầu nguyện của người Do Thái trong
Đền Thờ và kết thúc bằng lời cầu
nguyện của cộng đoàn các môn đệ "không
ngừng chúc tụng Thiên Chúa trong Đền Thờ".
Để ghi
dấu tất cả những thời điểm quan
trọng trong sứ vụ của Chúa Giêsu, Thánh Luca đã
ghi lại lời cầu nguyện khi Chúa Giêsu chịu phép
rửa ở sông Giođan.
Lời
nguyện xin hết sức đơn sơ và thân thiết
của trẻ thơ khi thốt lên: "Abba", nghĩa
là: "Lạy Cha".
Các môn
đệ đã chứng kiến lời cầu nguyện
của Chúa Giêsu với Chúa Cha không chỉ bằng mắt
thấy, mà còn bằng tai nghe. Các môn đệ đã
phải nghe Chúa Giêsu cầu nguyện lớn tiếng, và
chính trong các biến cố quan trọng, mà các ông đã có
thể hình thành cho mình một ý tưởng cầu
nguyện riêng. Chúa Giêsu đã muốn người ta nghe
Người cầu nguyện, Người rõ muốn xác
định lời cầu nguyện của chúng ta bắt
nguồn từ lời nguyện của Người.
Thánh Matthêu
lại khác với Luca, Mátthêu thuật việc truyền
lại kinh Lạy Cha.
Thánh Luca trong
khuôn khổ Bài Giảng trên núi thì lại đặt chữ
"Lạy Cha" trong khuôn khổ của cuộc hành trình
về Giêrusalem, thành phố mà nơi đó, Chúa Giêsu sẽ
trút hơi thở cuối cùng trong lời nguyện sau cùng.
Chúa Giêsu, "ở một nơi nào đó", "đang
cầu nguyện", và, khi Người đã cầu
nguyện xong, một trong các môn đệ xin Người:
"Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện".
Đây không phải là vấn đề cầu nguyện
chung chung, mà là lời cầu nguyện, thêm vào những
lời cầu nguyện chính thức của niềm tin Do
thái, sẽ nêu rõ nét đặc trưng nhóm các môn đệ
của Người, theo cách thức - mà chúng ta không biết
- mà "Gioan Tẩy Giả dạy các môn đệ ông".
Một lời cầu nguyện tập trung vào điểm
chính yếu của sứ điệp Người và xây
dựng cộng đoàn các môn đệ chung quanh
Người.
Chúa Giêsu đáp
lại lời cầu xin của ông bằng một lời
cầu nguyện kiểu mẫu. Một lời cầu
nguyện mà từ nay, căn cứ vào đó, tất cả
các lời cầu nguyện kitô giáo sẽ phải rập
theo, cách này hay cách khác: đó là kinh "Lạy Cha".
Những hoàn
cảnh, trong đó lời cầu nguyện kiểu mẫu
được phát biểu rất đặc biệt. Chúng
giúp các kitô-hữu hiểu rằng, lời cầu nguyện
của họ là sự nối dài lời cầu nguyện
của Chúa Giêsu; lời cầu nguyện đó phải là
sự bắt chước, phản ảnh…Các môn đệ
đã nhìn thấy Chúa cầu nguyện, nên đã xin
Người hướng dẫn họ cầu nguyện;
nói khác đi, đưa dẫn họ vào lời cầu nguyện
của Người. Chúa Giêsu đồng ý, bằng cách công
bố kinh Lạy Cha. Khi cầu nguyện bằng kinh
nầy, và khi hiểu thấu những tình cảm hay ý
hướng nó diễn tả, các kitô hữu cầu
nguyện như Chúa Giêsu: "Nhờ Người, với
Người, trong Người" là một công thức
về sau sẽ diễn tả điều mà thánh Luca
gợi ý".
"Kinh Lạy
Cha" của thánh Luca ngắn hơn của thánh Matthêu, bao
gồm một lời cầu khẩn, hai ước nguyện
và ba lời xin ơn.
Một lời
cầu khẩn. Để thưa với Thiên Chúa, kinh này
lấy lại từ ngữ mà Chúa Giêsu, ngôi Con, dùng trong
lời nguyện của riêng ngài: "Lạy Cha" ("Lạy
Cha chúng con" trong thánh Mátthêu). Lập tức, lời này
mạc khải cho chúng ta chiều sâu của mối liên
hệ giữa Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa.
Lời cầu
nguyện kitô giáo, giúp môn đệ Chúa Giêsu bước vào
sự thân mật duy nhất liên kết Chúa Con với Chúa
Cha. Trong lời cầu nguyện của người con thảo,
người kitô hữu có thể lấy lại lời
cầu khẩn này của Đức Kitô: "Lạy
Cha" (Gl. 4, 6; Rm 8,15 ). Tiếng kêu Cha đó có tính cách riêng
biệt, cá nhân. Nó diển tả một sắc thái thân
mật và cũng muốn nhấn mạnh là, mối liên hệ
duy nhất và đặc biệt mà Chúa Con có với Chúa Cha
cũng là mối liên hệ nối kết tất cả các
kitô hữu với Thiên Chúa."
Với hai
ước nguyện cùng hiện diện song song trong
lời nguyện của người Do Thái.
Sự thánh hóa
Danh Thiên Chúa: chớ gì Thiên Chúa can thiệp và tỏ rõ mình là
Thiên Chúa, ước mong Người được mọi
người nhận biết!
Nước Ngài
trị đến: chớ gì Thiên Chúa đích thân ngự
đến và tỏ lộ ra sự hiện diện cao
cả và năng động của ngài !
"Lạy Cha,
xin ngự đến" đã được làm thành công
thức dưới hai hình thức khác nhau; Thiên Chúa là
"đối tượng" duy nhất của lời
cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa"
Ba lời xin
ơn, được diễn tả, không phải ở
ngôi thứ nhất số ít: "Con", nhưng ở ngôi
thứ nhất số nhiều: "Chúng con", các môn
đệ thân thưa với Thiên Chúa cho chính họ với
tư cách là một cộng đoàn.
Để
tiếp tục cuộc hành trình lữ thứ trần gian,
lời xin ơn thứ nhất hướng về
"cơm bánh mà chúng con cần mỗi ngày".
"Trước hết ở đó, có sự ám chỉ
đến manna, bánh từ trời đã hồi phục dân
Thiên Chúa trong thời kỳ Xuất Hành, và, theo sự mong
đợi của dân Do Thái, bánh này sẽ lại
được trao ban như là lương thực cho
cộng đoàn của thời sau hết. Nơi thánh Luca,
các tín hữu được mời gọi cầu xin Bánh
hằng sống nầy hằng ngày"
"Sự tha
thứ tội lỗi của chúng con" đó là
điều hai mà lời xin nhắm đến. Ơn tha
thứ là ơn huệ nhưng không của Thiên Chúa. Nếu
đã trót phạm tội với Chúa mà không có ơn tha
thứ, chúng ta sẽ không thể nào sống trong tình thân
với Thiên Chúa, vì chúng ta là những con nợ chẳng có gì
để mà trả được cả. Ơn tha thứ
đó cần thiết cho chúng ta còn hơn là cơm bánh.
Hơn nữa, chúng ta còn phải tha thứ cho các con nợ
của chúng ta, nếu không, Thiên Chúa sẽ không thứ tha
cho chúng ta.
Với con
người, vốn mỏng dòn yếu đuối, luôn
phải đối diện với những cơn cám
dỗ thì lời xin ơn thứ ba, lời xin sau cùng liên
hệ đến sự trợ giúp trong "cơn cám
dỗ". Chúng ta không xin cho chúng ta được miễn
trừ khỏi cơn cám dỗ hay thử thách: Chính Chúa
Giêsu đã được Thánh Thần đưa
đến hoang địa để chịu ma quỉ cám
dỗ trước khi lên đường thực thi sứ
vụ công khai loan báo Tin mừng của Ngài. Chúng ta cầu
xin đừng sa chước cám dỗ, theo ý nghĩa
của lời cầu cho Phêrô, trong chương 22 câu 32:
"Thầy cầu nguyện cho con, để con không
mất đức tin". Chúng ta cầu xin cho thử thách
không làm chúng ta ngã quị, cho chúng ta đừng sa vào kế
hoạch của Tên Cám Dỗ.
Với lời
nguyện tin tưởng và kiên trì. Chúa Giêsu tiếp nối
bằng một dụ ngôn và những lời cắt
nghĩa cho dụ ngôn được rõ hơn.
Dụ ngôn là
dụ ngôn người bạn quấy rầy, nhân danh tình
bạn, không sợ làm phiền một trong những
người bạn của mình, ngay "lúc giữa
đêm", và không ngại nằn nỉ đến
độ "sỗ sàng", để giúp đỡ
một người bạn khác, đường xa mới
đến.
Cũng chính
với sự tin tưởng, sự kiên trì, táo bạo, làm
nền tảng cho tình yêu của Người mà chúng ta dám
thân thưa với Thiên Chúa: "Chúa Giêsu nhấn mạnh,
các con hãy xin, thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ
thấy; hãy gõ, thì cửa sẽ mở cho các con. .."
Vốn dĩ là
một người cha nhân hậu, người cha tốt
lành, Thiên Chúa chẳng lẽ không lắng nghe lời cầu
nguyện của con cái Người. Tốt lành hơn
mọi người cha trên trái đất, Chúa Cha trên
trời sẽ trao ban cho những ai cầu xin Người
ơn huệ tuyệt hảo: Chúa Thánh Thần.
Các nay hai
tuần, khi đọc dụ ngôn Người Samaritanô Nhân
Hậu, chúng ta biết rằng, để đi theo Chúa
Giêsu lên Giêrusalem, chúng ta phải bước qua con
đường tình yêu tha nhân, một tình yêu vượt
trên tất cả mọi thứ lề luật. Chúa
Nhật vừa qua, trong nhà của Mátta và Maria, chúng ta khám phá
ra rằng con đường này là con đường
lắng nghe Lời Chúa. Hôm nay, chúng ta được báo cho
biết, con đường nầy cũng là "con đường
của lời cầu nguyện khiêm nhường, tin
tưởng và kiên trì, con đường trao ban Thánh
Thần và sẽ được Người tác
động".
Xin cho mỗi
người chúng ta học nơi gương của Chúa
Giêsu luôn kiên trì, luôn khiêm tốn chạy đến với
Cha là Thiên Chúa giàu lòng thương xót để Ngài ban
những ơn lành cần thiết cho chúng ta để chúng
ta vượt qua tất cả những khó khăn thử
thách của cuộc đời.
|