Tình yêu và
hạnh phúc
Ngay từ hồi còn nhỏ, chúng ta đã
thuộc lòng câu giáo lý:
Hỏi. Ta sống ở đời này để làm gì?
Thưa. Ta sống ở đời
này để nhận biết, thờ phượng, kính mến Đức Chúa Trời là Cha chúng ta và
yêu thương mọi người như anh em,
cùng nhau xây dựng một xã hội
tốt đẹp cho ngày sau
được hạnh
phúc đời đời. Nói tóm lại, mục đích chúng ta theo đuổi trong cuộc sống là xây
dựng hạnh phúc ở đời này cũng như
ở đời sau.
Nếu suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy:
Hạnh phúc là điều mọi người đều mong muốn và tìm
kiếm.
Bất kỳ ai chối bỏ
cuộc đời mai hậu, thì cũng không
thể huỷ diệt được
niềm khát khao hạnh phúc vĩnh cửu. Bất cứ ai là
người, thì đều mong mỏi tình yêu có nghĩa
là yêu và
được yêu.
Chính trong niềm
mong mỏi, khát khao tình
yêu và hạnh
phúc trong cuộc sống, đã gợi lên những thắc mắc trong thẳm sâu cõi lòng.
Tình yêu và hạnh
phúc chỉ có được khi sống với người khác. Không ai sống đơn
độc lẻ loi mà lại
cảm thấy hạnh phúc toàn vẹn. Thế nhưng phải sống và phải
yêu như thế nào?
Qua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay, ông
luật sĩ đã đến để chất vấn Chúa Giêsu về sự sống đời đời. Và Ngài đã nhắc
lại điều quan trọng nhất trong lề luật đó là kính
mến Thiên Chúa hết lòng và yêu
thương anh em như chính
mình ta vậy.
Điều này thì ông luật
sĩ đã quá biết, ông ta chỉ
thắc mắc:
-
Ai là người anh em?
Chúa Giêsu đã
không đưa ra một định
nghĩa có tính cách triết
học và trừu tượng về người anh em, trái
lại Ngài đã kể một câu chuyện
cụ thể và đòi chúng
ta phải hành động như vậy. Đúng thế, có một
người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, chẳng may bị bọn cướp trấn lột và đánh trọng
thương. Lần lượt
xuất hiện các nhân vật.
Bắt đầu là thày Tư tế,
rồi thày Lêvi và cuối
cùng là người
Samaria. Chúa Giêsu nhấn
mạnh: để đạt tới sự sống đời đời, nếu chỉ hiểu biết cặn kẽ về luật mà thôi thì
cũng chẳng ích lợi gì.
Thực
vậy, thày Tư tế và thày Lêvi,
là những đấng vị vọng trong đạo, đương
nhiên họ rất thông hiểu giới luật yêu thương. Họ
có đủ cách để giảng dạy cho dân, thế
nhưng họ đã không thực
hiện, bởi vì họ đã
đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước
tiếng kêu cứu của nạn nhân đang cần sự giúp đỡ.
Còn người Samaria là hạng người bị khinh miệt, không mấy thông hiểu về lề luật, bị coi như
người ngoại
giáo. Thế nhưng, ông đã làm ngược
lại với thái độ của hai đấng
vị vọng nói trên.
Chúa Giêsu muốn
chúng ta xác định cho rõ ai
trong ba người, qua thái độ cư xử của mình khi đứng
trước nỗi đau khổ của người khác đã thực
thi giới luật yêu thương? Không phải sự
hiểu biết, mà chính là
việc thực thi tình thương
yêu mới dẫn chúng ta đến việc trở nên người anh em của
đồng loại mình. Đây chính là điểm
quan trọng, cần phải canh tân tâm
hồn, cần có cái nhìn
hướng đến
hành động trước những nỗi khổ đau của người anh em. Sẽ không có tình yêu, sẽ
không có hạnh phúc và sẽ không
có hy vọng
được sống
đời đời
nếu như chúng ta lẩn
tránh và làm ngơ trước
nỗi thống khổ của anh em mình.
|