Tôi là anh em của ai?
(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn Văn
Độ)
Bước vào Chúa nhật XV thường
niên C, mở đầu bài Tin Mừng với một
thắc mắc do một nhà thông luật đặt ra cho
Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để
được sự sống đời đời?"
(Lc 10,25). Biết ông ta là nhà
thông luật nên Chúa Giêsu yêu cầu ông hãy tự tìm lời
giải đáp. Ông đã tìm thầy và trình bày rất
chính xác khi tóm lược hai giới răn chính: Mến Chúa
hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí
khôn, và thương mến người anh em như chính
mình". Để tự biện minh, ông hỏi thêm:
"Ai là người anh em của tôi?" (Lc 10,29). Chúa Giêsu trả lời câu
hỏi này bằng một dụ ngôn. "Một
người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô..." khi
đọc lên mọi người biết ngay: đó là
dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu!
Quan niệm của người Do thái về
người thân cận
"Ai là anh em của tôi? "
Trong Dothái Giáo thời bấy giờ có sự
bàn cãi về ai sẽ được coi như người
anh em của người Israel.
Và theo họ, phạm trù
"người anh em" bao gồm tất cả
những người đồng quê với mình và những
người Dân ngoại bí mật theo Do Thái giáo. Khi chọn những nhân vật (một
người Samaritanô đến giúp đỡ một
người Do thái!) Chúa Giêsu khẳng
định rằng phạm trù người anh em là phổ
quát, không phải riêng rẽ. Chân trời của nó là
nhân loại chứ không phải gia đình, giới
chủng tộc, hay tôn giáo. Người thù chúng ta cũng là
một người anh em! Tin Mừng theo Thánh Gioan dẫn
chứng những người Do thái trên thực tế không
có tương quan tốt với những người
Samaritanô (x. Ga 4,9).
Mọi người là anh em với nhau
Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy
chúng ta rằng tình yêu người thân cận không những
phải phổ quát mà con phải cụ thể và tiên phong
thực hiện. Người Samaritanô
cư xử thế nào trong dụ ngôn? Nếu
người Samaritanô chấp nhận nói với
người vô phúc đang nằm đó trong vũng máu, Anh
một linh hồn vô phúc! Sao xảy ra như
vậy? Hãy vui lên! Hay một cái gì giống như
vậy, rôi tiếp tục con đường của mình,
thì tất cả những sự kiện đó không phải
là mỉa mai và lăng mạ sao?
Ngược lại ông đã làm một cái gì cho kẻ khác:
"Ông ta lại gần, băng bó những vết
thương, xức dầu và rượu, rồi
đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán
trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho
chủ quán mà bảo rằng: " Ông hãy
săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn
bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông. "
Điều mới lạ trong
dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu không phải là
Chúa Giêsu đòi hỏi một tình yêu cụ thể, phổ
quát. Nhưng mới lạ ở tại
một cái gì khác, Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI
viết trong quyển sách của ngài (x Chương 7 sách
"Chúa Giêsu thành Nazarét"). Cuối
dụ ngôn Chúa Giêsu hỏi người tiến sĩ
luật kẻ đã hỏi Người, "Theo ông
nghĩ, ai trong ba người đó [thầy Lêvi, thầy
tư tế, người Samaritanô] là anh em của
người bị rơi vào tay bọn cướp?"
Chúa Giêsu đem đến
một sự đảo ngược bất ngờ trong
quan niệm truyền thống về người anh em.
Người Samaritanô là anh em chứ không
phải là người bị thương tích, như chúng
ta vẫn quan niệm. Điều này có
nghĩa là chúng ta không phải đợi cho tới khi
người anh em chúng ta xuất hiện trên
đường đi của chúng ta, có lẽ là quá thê
thảm. Chúng ta phải sẵn sàng nhận ra họ,
gặp họ. Tất cả chúng ta được kêu
gọi nên người anh em! Vấn
đề của người tiến sĩ luật bị
đảo ngược. Từ một
vấn đề trừu tượng và lý thuyết,
trở thành một vấn đề cụ thể và
sống động. Câu hỏi không phải là: "Ai
là người anh em của tôi?" Nhưng
"ở đây và bây giờ tôi có thể là anh em của
ai?"
Tôi là anh em của ai?
Trong quyển sách của ngài
Đức Giáo hoàng đề nghị một sự áp
dụng đương thời dụ ngôn người
Samaritanô nhân hậu. Ngài thấy toàn thể lục
địa Phi Châu được biểu trưng trong
người bất hạnh bị ăn cướp,
bị thương tích, và để nằm chết bên
lề đường, và ngài thấy, những thành
phần của những xứ giàu có bắc bán cầu, hai
người đi ngang qua, nếu không phải chính xác là
những tay cướp.
Chúng ta có thể đưa ra
một đề nghị áp dụng khác về dụ ngôn.
Giả thiết, nếu Chúa Giêsu đến
với dân Israel hôm nay và một người thông luật lại
hỏi Người, "Ai là người anh em của
tôi?" Người sẽ thay đổi một chút
bài dụ ngôn và thay vì người Samaritanô Người
sẽ đặt một người Palestin! Nếu
một người Palestin hỏi Người cũng
một câu hỏi, thì trong chỗ ng
|