Người Samaria nhân từ
Câu chuyện về người Samaria nhân từ làm cho
tôi liên tưởng tới những sự việc vốn xảy ra thường
ngày.
Chẳng hạn một người bất ngờ bị trúng gió, hay bị một tai nạn
nào đó, đang nằm quằn quại bên vệ đường.
Kẻ qua người
lại, xúm đến coi xem rồi bỏ
đi và tặc lưỡi:
-
Thật tội nghiệp.
Thế nhưng, chỉ có một người
đã vội vã đi gọi
xe cứu
thương và đưa kẻ bất hạnh ấy vào bệnh
viện. Thiên hạ hỏi xem anh ta
có phải là bà con họ
hàng với kẻ gặp nạn hay không, thì anh ta
đã trả lời:
-
Tôi không có họ
hàng bà con chi cả. Thế nhưng, tôi chỉ biết việc cần phải làm ngay bây giờ
là lo cấp cứu cho người
ấy.
Vậy trong số những người chứng kiến, ai là người
công giáo, ai là người
đã sống tinh thần của Chúa hơn cả? Tôi xin thưa đó
là người đã vội vã đi gọi
xe cứu
thương.
Hằng ngày chúng
ta chứng kiến biết bao nhiêu chuyện
đớn đau và buồn phiền
xảy ra ngoài đường phố cũng như nơi khu xóm. Hằng ngày chúng ta
cũng được
nghe nói đến những tai ương hoạn nạn xảy ra ở chỗ này hay ở chỗ kia trên
thế giới. Tuy nhiên, thái
độ của chúng ta vẫn
chỉ là thái độ thờ ơ và dửng dưng, thái độ của kẻ mũ ni
che tai, hơi đâu mà để
ý đến. Đó là
chuyện bên tây, bên tàu
chứ có phải là chuyện
của mình đâu mà lo.
Tác phong của
chúng ta vẫn chỉ là tác phong
của kẻ “cháy nhà hàng
xóm, bình chân như vại”. Chúng ta chỉ biết lo cho bản thân mình, gia đình
mình, họ hàng mình, phe
nhóm mình mà thôi. Và chúng ta
cảm thấy được bình an thư thái,
chẳng có tội lỗi chi cả, vì chúng
ta không ăn gian, không
nói dối, không giận hờn, không thù ghét, không
cướp của, không giết người.
Thế
nhưng, nếu suy nghĩ chúng
ta sẽ thấy: yêu thương không chỉ dừng lại ở những tiếng “không” lạnh lùng ấy, nghĩa là không được
bằng lòng với khía cạnh tiêu cực ấy, mà còn phải
bước vào khía cạnh tích cực, nghĩa là phải
làm gì cho
những người
mình thương mình mến chứ.
Khi đọc kinh cáo mình,
chúng ta đã thú nhận
những tội đã phạm nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Vậy những điều thiếu sót ấy là gì?
Tôi xin thưa chính
là những điều chúng ta phải làm
mà đã không làm.
Nghĩ
xấu, nói hành, ăn
trộm, giết người…đó là những việc làm tội lỗi ai cũng biết.
Thế nhưng, không dạy bảo con cái, không giúp
đỡ cha mẹ,
không bố thí cho người
nghèo, không thăm viếng người đau yếu khi có
thể… đó là những việc thiếu sót và cũng
là lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
Chúng ta cần phải
thành thật thú nhận trước mặt Thiên Chúa và
trước mặt mọi người để xin ơn tha thứ.
Dưới một góc cạnh nào đó, chúng ta có thể
định nghĩa người Kitô hữu không phải chỉ là những người có Đức Kitô trong tâm hồn,
mang Đức Kitô trong cuộc
sống, mà hơn thế nữa, người Kitô hữu còn phải là người nhìn nhận Đức Kitô trong mọi người, coi những vui mừng và những
hy vọng, những buồn phiền và những lo lắng của người khác là của
chính mình. Chia sẻ những đớn đau và những khát vọng của anh em
mình. Coi những vấn
đề của người khác là của chính
mình và tìm
cách giải quyết. Đó mới là yêu người như mình ta
vậy.
Vì thế, đừng chỉ sống đạo theo
luân lý cá
nhân, nhằm cái lợi cho
riêng mình, mà còn phải
có ý thức xã hội, nhằm
cái lợi cho người khác nữa.
Chẳng hạn khi mở máy truyền
hình vào ban tối, thì cần nghĩ ngay đến người láng giềng đang cần sự yên tĩnh để
nghỉ ngơi. Khi đổ rác thì đừng đổ xuống dòng sông vì
phải nghĩ ngay đến phép vệ sinh
công cộng. Khi rước kiệu, thì đừng giăng hàng chiếm trọn cả mặt đường khiến cho bao nhiêu xe cộ bị kẹt cứng. Trong lúc đi rước, họ lâm râm đọc
kinh và hát
xướng. Họ
tưởng thế là làm sáng
danh Chúa cũng như làm sáng danh
mình mọi đàng, đang khi ở hai đầu dân tài xế, lơ
xe và
còn biết bao nhiêu hành
khách đang lên tiếng chửi bới họ và rất
có thể cũng đang chửi bới đạo.
Hãy biết tế nhị giúp đỡ những người chung
quanh, đó là cách thức
làm chứng cho Chúa giữa
lòng cuộc đời, bằng không, danh hiệu
Kitô hữu của chúng ta cũng sẽ
bị mai một với những phiền toái do chính chúng
ta gây ra.
|